- Luật đất đai 2024 tác động lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh
- Ecuador hoàn tất việc hoán đổi nợ 1,5 tỷ đô la Mỹ để bảo tồn hệ sinh thái
tại rừng Amazon
- Phú Thọ: Gặp khó trong bố trí tái định cư –Dự án làm đường khó đạt tiến độ
- Rong biển- hướng đi mới cho người dân châu Phi trước tác động của biến đổi khí hậu
- Phỏng vấn ông Vũ Minh Nghĩa, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương về định hướng phát triển đô thị của tỉnh
- Xu hướng đi xe đạp thịnh hành tại Senegal - cơ hội thúc đẩy giao thông xanh
Lối sống bền vững được định nghĩa là cách sống nhằm giảm thiểu dấu chân carbon của mỗi người lên trái đất. Nói một cách khác, đây là hình thức giảm thiểu gánh nặng mà mỗi người đặt lên thiên nhiên và các tài nguyên khác của trái đất. Không cần phải làm những chuyện lớn lao để thực hiện lối sống bền vững mà chúng ta có thể bắt đầu ngay từ những thay đổi, những hành động nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày cũng đã góp phần vào sự thành công của hành trình giảm dấu chân carbon.
Bắt đầu từ ngày 01/8/2024, Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, sau rất nhiều nỗ lực của các cơ quan, cá nhân có liên quan, đưa những quy định của Luật đi vào cuộc sống. Sau 6 tháng chính thức có hiệu lực thi hành, với những thay đổi quan trọng, đảm bảo bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng và phù hợp với thực tiễn, khắc phục những vướng mắc, bất cập thời gian qua, Luật Đất đai năm 2024 đã góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn trong công tác quản lý đất đai, qua đó phát huy mạnh mẽ nguồn lực từ đất đai trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
Trong giai đoạn 2021 – 2024, một số dự án có quy mô lớn, tạo điểm nhấn cho thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang như: Quần thể văn hóa, thể thao; chỉnh trang cảnh quan hệ thống giao thông, không gian công cộng, cây xanh đô thị... Qua đó, hạ tầng đô thị được đầu tư chỉnh trang, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của Nhân dân trên địa bàn. Để triển khai các dự án này huyện phải thu hồi diện tích đất rất lớn của người dân. Nhờ có sự cả hệ thống chính trị vào cuộc, bảo đảm quyền lợi cho người dân và bố trí nơi tái định cư hợp lý... là cách làm của thị xã trong công tác giải phóng mặt bằng nhờ đó tạo được quỹ đất sạch, thu hút đầu tư vào địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Mọi sự thay đổi của xã hội, của tự nhiên đều tác động đến du lịch và ngược lại, chính du lịch cũng tác động lại mức độ bền vững của cảnh quan thiên nhiên, môi trường và xã hội. Nhu cầu du khách thay đổi, môi trường và khí hậu cũng thay đổi theo hướng coi trọng mục tiêu xanh và bền vững, vậy ngành du lịch Việt Nam sẽ phải làm gì để chuyển đổi xanh thiết thực và hiệu quả, theo xu hướng Net Zero? Chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay đề cập nội dung này.
- Phỏng vấn ông Trương Văn Nam, Chánh thanh tra tỉnh Bắc Giang về ngăn ngừa và xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực có liên quan đến đất đai
- Nghệ sĩ Iraq sáng tạo tranh từ vật liệu rác thải
Từ trước tới nay, với một đất nước sông ngòi chẳng chịt như Việt Nam, việc thiếu nước xảy ra là một điều không tưởng. Những dòng chảy dồi dào mang theo lượng phù sa phì nhiêu hàng năm đủ để giúp cộng đồng dân cư đôi bờ bám vào sinh hoạt, phát triển kinh tế. Nó cũng giúp rửa trôi nước thải do hoạt động của con người xả ra các dòng sông. Tuy nhiên, vài thập kỷ trở lại đây, sự phát triển tự phát của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cụm công nghiệp đã tạo ra những nguồn xả thải lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc rửa trôi tự nhiên. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến mực nước các dòng sông ngày càng giảm. Vậy làm thế nào để hồi sinh các dòng sông này?
Nguồn nước hệ thống lưu vực sông Đồng Nai cung cấp cho khoảng 17 triệu dân sử dụng sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây cho thấy, mức độ ô nhiễm sắt và hữu cơ trên lưu vực sông này ngày càng tăng mạnh. Ngoài vấn đề xả thải từ các khu công nghiệp, tình trạng chăn nuôi gia súc, nuôi thuỷ hải sản trên sông đang khiến môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai bị đe dọa nghiêm trọng.
Thưa quý vị và bạn! Theo đòi hỏi của thị trường, nông sản hiện nay đã được chú trọng đến các yếu tố về chất lượng có truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những nông sản được sản xuất theo quy trình hữu cơ thì giá trị rất cao và được thị trường đón nhận. Được sự hỗ trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Jica, hợp tác xã thôn Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã đi đầu trong sản xuất các loại rau củ quả theo hướng hữu cơ, đặc biệt với nhiều loại cây giá trị cao như nho, dâu tây. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phương thức sản xuất của các thành viên hợp tác xã đã mang lại hiệu quả cao, nhiều thành viên có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
- Hà Nội tăng cường các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Kinh nghiệm cải thiện chất lượng không khí trên thế giới
Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2), thu về 51,5 triệu USD. Đây là tiền đề để nhiều tổ chức, cá nhân và địa phương quan tâm đến thị trường tín chỉ carbon vốn giàu tiềm năng. Nhận thức: phát triển ngành hàng carbon không chỉ là cơ hội mà còn là hướng đi tất yếu cho sự phát triển bền vững, tỉnh Đắc Lắc đã và đang nỗ lực trở thành điểm sáng trên thị trường carbon Việt Nam.
Báo cáo hiện trạng môi trường nước quốc gia cho thấy, các lưu vực sông của Việt Nam đang có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng và do vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Trong bối cảnh đó, Luật Tài nguyên Nước năm 2023 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua có rất nhiều điểm mới, tác động đến nhiều đối tượng, được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi rất lớn phương thức quản trị tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, luật đã bổ sung các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước; ưu tiên phục hồi các “dòng sông chết” trên cả nước trong thời gian tới.
Dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc, có đoạn bị bùn và rác thải bồi lấp khiến dòng sông Nhuệ, sông Đáy như đang bị bóp nghẹt, ô nhiễm trầm trọng. Thực trạng này đã diễn ra hàng chục năm qua, ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sức khỏe nhân dân 5 tỉnh/thành trong lưu vực gồm: Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, đặc biệt là tỉnh Hà Nam.
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam với các công nghệ mới: AI, IoT, Blockchain, DC, Cloud, 5G
- Trung Quốc tăng cường giáo dục AI cho học sinh trung học, tiểu học.
Việt Nam nổi tiếng có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 2.300 con sông có chiều dài hơn 10km và 112 cửa sông đổ ra biển. Hệ thống sông ngòi chính là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật và là nguồn sống của triệu người dân. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nhiều làng mạc, đô thị ven sông đã mọc lên, kéo theo sự ô nhiễm môi trường ở các dòng sông, gây tác động tiêu cực đến đời sống con người và các loài thủy sinh. Báo cáo hiện trạng môi trường nước quốc gia cho thấy, chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị suy thoái, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm nước gồm sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và sông Đồng Nai. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong vì bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Trong số gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới mỗi năm được phát hiện thì một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.Vậy phải làm gì để giải quyết tình trạng này? Bài viết của phóng viên Đài TNVN trả lời cho câu hỏi này:
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (hay còn gọi là sông Bắc Hưng Hải) là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Hệ thống này được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958 và là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc một thời, từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Toàn bộ hệ thống có tổng chiều dài 232 km kênh trục chính và hơn 2.000 km kênh các loại, phục vụ nước tưới, tiêu cho hàng nghìn ha đất canh tác lúa, rau màu và cây công nghiệp, cung cấp nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và một phần TP Hà Nội. Tuy nhiên, những năm gần đây hệ thống thủy lợi đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do các nguồn xả thải trực tiếp đổ dồn về đây. Việc hệ thống thủy lợi này bị ô nhiễm khiến hàng nghìn người dân của Hà Nội, Hưng Yên... sinh sống dọc dòng sông Bắc Hưng Hải, đặc biệt là tại tỉnh Hưng Yên đang ngày đêm mất ăn, mất ngủ bởi mùi hôi nồng nặc từ dòng sông bốc lên. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Thị trường carbon hay còn gọi là thị trường trao đổi tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính (tín chỉ carbon) là loại hình thị trường, mà hàng hóa được mua và bán trong thị trường là lượng khí nhà kính được cắt giảm của một đơn vị phát thải/hấp thụ khi hoạt động giữa bên mua và bên bán. Việc phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định với chi phí của DN và xã hội thấp; tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp.
Sau gần 10 năm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu, đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp ở vị trí thứ 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý, các startup Việt giờ đây không chỉ bó hẹp trong một vùng, quốc gia, mà đã tự tin đi ra thế giới.
- Tương lai nào cho robot hình người được trí tuệ nhân tạo hỗ trợ?
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới tại VN hiện chiếm khoảng 63%. Trong đó tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 27,2%, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5% và chiếm hơn 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một trong những lực lượng lao động chủ lực, có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững. “Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế xanh” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Săn lùng mối nguy hại (Threat Hunting) - Giải pháp chủ động ứng phó nguy cơ mất an toàn thông tin.
- Liên minh An toàn thông tin CYSEEX chủ động ứng cứu và phục hồi hệ thống thông tin.
- Ấn Độ sẽ có trạm vũ trụ quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng vào năm 2040.
Ở tỉnh miền núi Sơn La, mô hình: “Ngôi nhà xanh gây quỹ từ thiện” của các cấp hội Phụ nữ thu hút được đông đảo hội viên và người dân tham gia. Bởi đây không chỉ là nơi tập kết rác thải nhựa, mà tiền bán phế liệu thu được từ “Ngôi nhà xanh” còn được sử dụng gây quỹ từ thiện, giúp đỡ các hội viên, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào chung tay phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, thúc đẩy việc tái sử dụng, thu gom rác thải nhựa trong cộng đồng, cùng với các cấp hội, đoàn thể, nhiều sinh viên của trường Đại học Tây Bắc cũng đã lên ý tưởng, triển khai các tiểu dự án tái sinh, tái chế rác thải nhựa thành các vật liệu thân thiện với môi trường.
5G – hạ tầng thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
- Ireland (Ai-len): thiết bị ngăn rụng tóc với bệnh nhân ung thư được trao giải thưởng James Dyson về sáng chế khoa học.
- Phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh
- Xu hướng đi xe đạp thịnh hành tại Senegal - cơ hội thúc đẩy giao thông xanh
- Đại Từ, Thái Nguyên: Hiến đất giải phóng mặt bằng – Biến việc khó thành dễ
- Khói mù bao phủ, chất lượng không khí giảm mạnh ở New Delhi và Mumbai
Mất an toàn thông tin - Nguy cơ hiện hữu với người dùng.
- Nâng cao kỹ năng và nhận thức cho người dùng.
- Nhật Bản đưa lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới.
Vùng phát thải thấp là nơi một số xe gây ô nhiễm bị hạn chế hoặc nghiêm cấm với mục đích cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí. Một số xe được ưu tiên tại vùng phát thải thấp như xe chạy bằng nhiên liệu thay thế, xe điện hybrid, xe hybrid xe lai sạc điện và các phương tiện không phát thải như xe chạy điện hoàn toàn.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. Ô nhiễm không khí cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm. Đa số người dân sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người thân bị ốm sẽ giảm khoảng 20% về thu nhập và sức khỏe so với trước khi bị bệnh: