logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhìn lại 1 năm của ngành Nội vụ: Sáp nhập và tinh gọn- đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. (23/01/2024)

- Nhìn lại 1 năm của ngành Nội vụ: Sáp nhập và tinh gọn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
- Cán bộ, đảng viên nêu gương trong tinh gọn bộ máy.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (21/01/2025)

Ngày 09/01/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là Chương trình hành động tổng thể, toàn diện, được thiết kế với tầm nhìn dài hạn, mục tiêu rõ ràng và các giải pháp mang tính khả thi cao, nhằm cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng thành những hành động thiết thực, sát thực tiễn. Chương trình hành động đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể. Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 57, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Chính sách vượt trội đối với cán bộ, công chức để tinh gọn bộ máy thành công. (16/01/2025)

Từ 1/1/2025, chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã có hiệu lực thi hành theo Nghị định số 178 của Chính phủ.
Theo Nghị định này, sẽ có nhiều chính sách ưu đãi như hưởng các chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm; hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và trợ cấp tìm việc làm...

Xây dựng văn hoá tiết kiệm, chống lãng phí (14/01/2025)

Lãng phí được xem là một trong những “căn bệnh làm nghèo đất nước”. Hiện nay, nước ta bước vào giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, công tác chống lãng phí là vấn đề mang tính thời sự. Bên cạnh việc chống tham nhũng rất cần đẩy mạnh chống lãng phí. Đây là vấn đề được đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.

Chính sách đãi ngộ đột phá thu hút nhân tài cống hiến cho khu vực công. (09/01/2024)

- Chính sách đãi ngộ đột phá thu hút nhân tài cống hiến cho khu vực công.
- Bình Định ổn định hoạt động tại các phường mới sáp nhập, tinh gọn bộ máy.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn (07/01/2025)

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang được nhận định có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, góp phần giúp nước ta tạo đột phá thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Một trong những chìa khóa để nước khai mở cơ hội vàng này chính là xây dựng được nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.

Đánh giá và lựa chọn đúng cán bộ trong tinh gọn bộ máy. (02/01/2025)

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, làm gọn, tinh về tổ chức các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, từ khối Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến toàn bộ hệ thống các cơ quan khác trong hệ thống chính trị mà còn là việc tinh gọn cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hay nói cách khác là cuộc cách mạng về biên chế, là đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất, để bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả.

Ngành Nội vụ năm 2024: Những dấu ấn nổi bật. (26/12/2024)

- Ngành Nội vụ năm 2024: Những dấu ấn nổi bật.
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Chuyển đổi số từ cộng đồng dân cư.

Dấu ấn an sinh xã hội năm 2024 (24/12/2024)

Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm hướng tới phát triển bền vững. Năm2024, mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, và dịch bệnh nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên nguồn lực đầu tư cho đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là giảm nghèo, tạo việc làm, trợ giúp xã hội nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương.

Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học

Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng này. Để nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập hiện đại, các địa phương trong tỉnh đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các trường học. Việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy không chỉ giúp giáo viên truyền tải kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn mà còn khơi dậy sự sáng tạo và chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo (17/12/2024)

Năm 2024 nước ta có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 doanh nghiệp khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD và 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ khẳng định vị thế trong nước mà còn vươn ra chinh phục thị trường quốc tế, tạo nên hình ảnh một Việt Nam trẻ trung, sáng tạo và đầy tiềm năng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, để chuyển sang giai đoạn phát triển mới và hội nhập sâu rộng, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vẫn còn đối mặt với những thách thức lớn.

Sáp nhập, xã phường để tinh gọn bộ máy. (12/12/2024)

Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp. Mặc dù đây là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, tuy vậy, nhưng trước yêu cầu phát triển, các địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp tình hình, diễn biến thực tiễn, đảm bảo tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về thương mại điện tử (10/12/2024)

Thời gian qua, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, cũng đặt ra nhiều thách thức cho giao dịch trên mạng, công tác quản lý giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về thuế... Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, ngày 25/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 119 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Khẩn trương sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. (05/12/2024)

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Trung ương lần đầu tiên công bố phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với những định hướng cụ thể. Trong đó, đề cập tới hầu như tất cả các cơ quan, tổ chức của cả 3 bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nước ta là Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước mà cụ thể là Quốc hội và Chính phủ.
Tinh gọn bộ máy là chủ trương được đặt ra tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2017. Qua 7 năm thực hiện, dù đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; tuy vậy tới đây để tạo nền tảng, cơ sở tiến bước vào kỷ nguyên mới, việc tinh gọn bộ máy cần phải được thực hiện hiệu quả hơn, quyết liệt hơn, phải mang tầm cách mạng để thực sự chuyển mình, bứt phá.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (03/12/2024)

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 11/2024 là gần 410.954 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn đáng kể cùng kỳ năm trước. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Sắp xếp tổ chức tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. (28/11/2024)

Đại hội XIV của Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, đánh dấu thời điểm dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình. Để hiện thực hóa được khát vọng này, sẽ cần khơi thông, phát huy và huy động mọi nguồn lực, trong đó nhân tố đóng vai trò then chốt là bộ máy của hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (26/11/2024)

Theo Quyết định số 1017 ngày 21/9/2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050", đến năm 2030, nước ta sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đào tạo nhanh nguồn nhân lực về các công nghệ mới trong thời điểm công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Vì một nền hành chính chuyên nghiệp và phục vụ. (21/11/2024)

Từ ngày 9/11 đến ngày 25/12, Bộ Nội vụ tổ chức khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024, là cơ sở để công bố chỉ số này trong năm 2025.
Còn tại các địa phương, với mục tiêu, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cải cách hành chính, các cơ quan hành chính ở cơ sở cũng đang tiến hành đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công.
Đây là cơ sở để các địa phương tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, vì dân.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức (19/11/2024)

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi xanh đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực hạn chế. Để quá trình chuyển đổi xanh được hiệu quả, thì ngoài hành động của doanh nghiệp sẽ rất cần sự dẫn dắt đồng hành của Chính phủ, các cấp các ngành.

Đề án 06: những tiện ích và giải pháp tháo gỡ khó khăn (17/10/2024)

Đề án 06 "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp đã thực hiện được gần 3 năm. Đến nay, những ích lợi của đề án 06 đã được khẳng định trong thực tế.

Triển khai, thực hiện Đề án 06, Trung tâm dữ liệu quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an. (14/11/2024)

Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) đã được người dân đón nhận, qua đó thay đổi tư duy, thói quen của người dân trong các hoạt động giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong tình hình mới (12/11/2024)

Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (07/11/2024)

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của cả thế giới, không phải của riêng Việt Nam. Bởi thông qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Sự đồng hành của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ toàn diện và tích cực đã giúp doanh nghiệp có thể chủ động vượt qua các thách thức khó khăn để chuyển đổi thành công và từng bước phát triển bền vững.

Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng (05/11/2024)

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. (31/10/2024)

- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã: Kinh nghiệm của Hà Tĩnh.

Giá điện và giải pháp phát triển bền vững cho ngành điện (29/10/2024)

Trong bối cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm sự hài hòa về mục tiêu kinh tế gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội… thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện vẫn mang màu sắc "bao cấp", bù trừ; sự phân định giữa giá điện phục vụ sản xuất, với giá điện phục vụ các mục tiêu xã hội, mục tiêu an sinh nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra. Thực tế là giá điện bán ra còn thấp hơn so với giá thành sản xuất. Hiện việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này đang được Chính phủ từng bước thực hiện vì đây là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện nói riêng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta nói chung.

Bắc Ninh tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong chuyển đổi số lĩnh vực đất đai. (24/10/2024)

- Bắc Ninh tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong chuyển đổi số lĩnh vực đất đai.
- Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID.

Giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản (22/10/2024)

Quý 2 năm nay giá căn hộ chung cư đã tăng trung bình từ 5 đến 6,5% so với quý trước và tăng đến 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án ở Hà Nội ghi nhận mức tăng 20 – 30%, phân khúc nhà riêng tại các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội cũng tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm. Có thể nói, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức khi những tin đồn về việc giá nhà tăng cao lan truyền khiến thị trường trở nên phức tạp hơn. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những biện pháp can thiệp như thế nào để ngăn chặn tình trạng thổi giá bất động sản, gây rối loạn thông tin, nhằm bảo vệ người mua nhà khỏi rủi ro từ những cơn sốt ảo?

Phát triển nguồn nhân lực số - Cần sự chung tay (15/10/2024)

Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về phát triển nhân lực số. Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 146 ngày 28/01/2022. Vậy nhưng, để có đội ngũ nhân lực số đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng thì vẫn còn nhiều việc phải làm, cần sự chung tay của người dân và sự tham gia của các doanh nghiệp.

Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (10/10/2024)

Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua hơn hai năm thực hiện đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai Đề án 06, Hà Nội và Thừa Thiên Huế được giao thực hiện thí điểm 2 tiện ích về sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Đây là 2 dịch vụ liên quan nhiều và trực tiếp tới người dân. Với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai mở rộng thí điểm 2 tiện ích này trên phạm vi toàn quốc, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số đóng góp 30% cho nền kinh tế.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: