- Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, kéo dài
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ
- Lần đầu tiên Quốc hội thảo luận kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật
- Phòng cháy, chữa cháy: Đừng để ‘mất bò mới lo làm chuồng’: xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng
Vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh triển khai thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 99 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022”. Đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các quy định về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022 của các Bộ Ngành và hoàn thiện pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Phân quyền cho Hà Nội được chủ động trong việc quyết định số biên chế.
- Cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Lần đầu trong nhiệm kỳ Khóa 15 và là lần thứ tư, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực. 2 ngày rưỡi, với diễn biến thực tế của phiên chất vấn cùng những nhân tố mới, lần đầu tiên tham gia làm rõ vấn đề tại phiên chất vấn là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, đã một lần nữa khẳng định chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt hiệu quả như phát biểu khai mạc phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Với mục tiêu theo dõi đến cùng, hơn 70 vấn đề còn hạn chế, những nhiệm vụ chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ, hoặc chưa có sự chuyển biến theo yêu cầu tại nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, đã được đại biểu dùng cả quyền chất vấn và tranh luận để làm rõ trách nhiệm.
Trong những ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, vấn đề hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện, cán bộ, công chức sợ trách nhiệm không dám làm thu hút nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến
Việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã đóng góp, tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều tồn tại đã được chỉ ra, trong đó có vấn đề chậm giải ngân vốn cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Có nên giải ngân bằng mọi giá hay không?
Trong Dự thảo Luật Căn cước, nhiều nội dung thông tin trên thẻ căn cước sẽ thay đổi như: lược bỏ vân tay, quê quán sẽ là nơi đăng ký khai sinh, thẻ căn cước sẽ tích hợp nhiều thông tin hơn.
Thảo luận ở Hội trường tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 15 đối với dự án luật, việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước, công tác bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin của công dân là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Nhiều đại biểu nhất trí với báo cáo của Chính phủ về kết quá năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội những năm tới; nhấn mạnh trong điều kiện khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, nhưng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt và kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng sắp tới, Chính phủ, các bộ ngành cần cần tiếp tục đột phá trong giải ngân vốn đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp hồi phục sau COVID-19. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu trong phiên thảo luận tại tổ về kinh tế xã hội.
Dự kiến ngày 23/10 tới, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc. Hiện các đoàn Đại biểu Quốc hội đã tổ chức tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp để lắng nghe, ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của cử tri. Và tại phiên khai mạc, dự kiến Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cũng sẽ được trình bày.
Giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai thời gian qua phát sinh nhiều hệ lụy. Hiện nay, người mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các điều khoản liên quan tới nguyên tắc kinh doanh, đặt cọc, thanh toán, bảo lãnh nhóm bất động sản này trong Luật Kinh doanh bất động sản còn nhiều lỗ hổng, bất hợp lý. Do đó, trong sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản lần này, cần quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua - đối tượng được coi là người “yếu thế” trong giao dịch loại hình bất động sản này.
“Chung cư mini” hiện nay không có trong các văn bản quy phạm pháp luật, không được thừa nhận và thẩm định hồ sơ công trình dưới tên gọi này. Thực tế, việc xin giấy phép xây dựng, bán hay cho thuê thì chủ cơ sở của mô hình này đều để tên loại hình là công trình nhà ở riêng lẻ. Trong hơn 10 năm qua, loại hình này phát triển mạnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khái niệm “chung cư mini” đã trở nên quen thuộc trong xã hội. Nhiều chủ đầu tư đã xin cấp "sổ hồng" cho từng căn hộ trong chung cư, và việc mua, bán loại hình căn hộ này trên thị trường diễn ra khá sôi động vì giá tiền phù hợp với thu nhập của nhiều người dân.Tại Phiên họp thứ 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, không hợp thức hóa "nhà có nhiều tầng" trong dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Vậy, lí do là gì?
Tới đây, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nền tảng pháp lý mở đường cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội
Vậy nhưng bài toán về phân cấp, phân quyền cần được giải cụ thể như thế nào trong các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để thực sự tạo cơ hội cho Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội cũng như thực hiện trọng trách là Thủ đô của cả nước? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội và Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
Tại Kỳ họp thứ 6 tới đây, dự kiến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 60 điều (tăng 3 chương, 33 điều so với Luật Thủ đô 2012), quy định toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó có điểm mới là tăng thẩm quyền cho thành phố trong một số lĩnh vực.
Việc đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội nhiều năm qua đã cho thấy tính hiệu quả, đảm bảo cho hàng nghìn công nhân, người thu nhập thấp trên địa bàn cả nước có nhà để ở. Tuy nhiên, việc triển khai, thực thi chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập, vướng mắc do một số quy định pháp luật, trong đó có Luật Nhà ở, khiến nhiều người dân vẫn khó tiếp cận được với nhà ở xã hội.
Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người dân mua được nhà ở xã hội, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. UBND tỉnh sẽ quyết định về quỹ đất 20% của dự án thương mại dành cho phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, đề xuất bỏ điều kiện cư trú, giảm điều kiện thu nhập cho người mua nhà xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria. Với khoảng 70 hoạt động tại hai nước, chuyến thăm được lãnh đạo cấp cao của hai nước nhấn mạnh là “dấu mốc quan trọng” trong quan hệ song phương. Chương trình Quốc Hội với cử tri hôm nay chúng tôi dành phần lớn thời gian đề cập nội dung này:
Một chuyên đề giám sát khó và là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia, đó là chuyên đề: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030". Sau hơn 1 năm giám sát, Đoàn Giám sát đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập khi thực hiện 3 Chương trình này, cùng với đó, nhiều vấn đề được nhận diện và tháo gỡ ngay khi đang thực hiện.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Tại phiên họp 26 UBTVQH khi cho ý kiến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định về hưởng BHXH một lần là vấn đề lớn nhất trong sửa đổi Luật lần này. Để hạn chế rút BHXH một lần, cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới lộ trình giảm xuống còn 10 năm.
Tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội các năm 2021 và 2022, ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” đã diễn ra, với nhiều gợi ý chính sách được gợi mở, trong đó trọng tâm là “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”; “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”.
Ngày 15/9/2023, Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức. Với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, các nghị sĩ trẻ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng thảo luận, đưa ra các sáng kiến, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình thực hiện nội dung này. Tiếng nói của các nghị sĩ trẻ, những đại biểu Quốc hội trẻ, những người mang tâm thế chủ động, tư duy nhạy bén với những thay đổi nhanh chóng của chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm góp phần làm nên chất lượng các quyết sách của Quốc hội.
Sau những ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, hữu nghị, đoàn kết và với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp khi thông qua Tuyên bố về “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Đây là Tuyên bố đầu tiên của Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu sau 9 kỳ tổ chức. Điều đó thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận cao và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ IPU trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu./.
Từ ngày 14-18/9, Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững thông qua Chuyển đổi Số và Đổi mới Sáng tạo.” Đây là sự kiện đối ngoại đa phương có quy mô lớn nhất trong năm 2023 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với thanh niên và giới trẻ, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng; quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh thanh niên Việt Nam, phong trào thanh niên Việt Nam năng động, sáng tạo. Việc đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ lần này tiếp tục khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm, chủ động của Việt Nam trong IPU- Tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới.
263 trẻ em cả nước đã đóng vai Lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và thành viên Chính phủ để tiến hành một phiên họp đặc biệt tại hội trường Diên Hồng vào sáng 10/9 - Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Nhất. Dù lần đầu tiên tổ chức, nhưng Phiên họp đã diễn ra rất thành công. Như ghi nhận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là mô hình rất ý nghĩa và hiệu quả nhằm thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, định hướng trẻ em trở thành những công dân có trách nhiệm với đất nước, với xã hội và khả năng trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV vừa được tổ chức, 52 luật, nghị quyết được xem xét, đánh giá - mang đến rất nhiều kỳ vọng về hệ thống khung khổ pháp lý ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Đổi mới này thể hiện quyết tâm của Quốc hội trong thực hiện quy trình đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống bài bản, toàn diện, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương
Tại phiên họp thứ 25 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mới đây, khi cho ý kiến về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu.
Cùng với quá trình đổi mới trong hoạt động của Quốc hội nói chung, hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng tiếp tục thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước. Từ đầu năm đến nay, cùng với 2 chuyên đề giám sát, UBTVQH đã thực hiện 2 chương trình chất vấn tại phiên họp thứ 21 và 25, với những vấn đề nổi cộm, được dư luận quan tâm, UBTVQH đã kịp thời phát hiện và có các kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật; phát huy tính tích cực, giảm thiểu những hệ lụy nảy sinh từ chính sách.
Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi, nhiều nội dung thông tin trên thẻ căn cước sẽ thay đổi như: lược bỏ vân tay, quê quán sẽ là nơi đăng ký khai sinh, thẻ căn cước sẽ tích hợp nhiều thông tin hơn.
Góp ý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đề nghị, hoàn thiện quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước, để có căn cứ thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, bảo mật dữ liệu cá nhân, an toàn thông tin của công dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là chính sách lớn, nhân văn nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực. Đây là nội dung cần được đánh giá nghiêm túc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
Dù đã có chuyển biến tích cực trong việc ban hành văn bản pháp luật, song thời gian qua, tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn xảy ra; điều này ảnh hưởng rất lớn đến kỷ cương lập pháp, gây nên sự lãng phí không nhỏ. Kỷ cương lập pháp chưa nghiêm đã được đưa ra bàn luận rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này gần như năm nào cũng tái diễn. Vừa qua trong phiên Chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với lĩnh vực tư pháp, vấn đề nợ đọng văn bản tiếp tục được các đại biểu đề nghị có những giải pháp quyết liệt hơn.