logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang năm nay ước đạt gần 14%, dẫn đầu cả nước.- TPHCM dự kiến có thêm 70 nghìn căn nhà ở xã hội trong 5 năm tới.- Đảng cầm quyền tại Hàn Quốc họp khẩn ủng hộ việc đình chỉ quyền lực tổng thống Yoon Suk Yeol.- Sau 20 năm đàm phán, Liên minh châu Âu và khối Thị trường chung Nam Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất hiệp định thương mại tự do trong hôm nay
Phát biểu tại phiên họp, họp trực tuyến lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải diễn ra vào chiều nay 6/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, song song với việc phải hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng phải đảm bảo an toàn môi trường và kỹ mỹ thuật và phải lưu ý một điều là không lấy việc đấu thầu để làm nơi trú ẩn an toàn cho quân xanh quân đỏ.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 năm 2022 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Thông tư 16 đã siết chặt hơn nữa điều kiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục từ năm 2025. Mới đây, vụ bằng tiến sĩ “siêu tốc” của ông Vương Tấn Việt ở Trường Đại học Luật Hà Nội, hay bằng tiến sĩ “đạo văn” ở Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế gây bức xúc trong dư luận. Cho nên, siết chặt đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là cần thiết. Thông tư 16 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong hệ thống giáo dục sau đại học của Việt Nam khi nâng chuẩn đối với các trường đại học thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng liệu có ngăn chặn được nạn tiến sĩ đạo văn, “siêu tốc”. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, phụ trách đào tạo tiến sĩ, Trường ĐH Ngoại thương.
Siết chặt quy định về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ: Kỳ vọng từ Thông tư 16.- Già làng giữ gìn văn hóa dân tộc ở miền núi Khánh Hòa
Thực hiện thỏa thuận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 6/12/2024, tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đã diễn ra Hội thảo Lý luận lần thứ 19 giữa hai Đảng với chủ đề “Hoàn thiện thể chế phát triển: Kinh nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc”.
Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết, nhiệt độ trung bình trong tháng 11 của nước này đã đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1961, cao hơn gần 2 độ C so với cùng kỳ trong lịch sử.
Trong đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động giao dịch tại các phòng công chứng càng sôi động hơn. Hoạt động công chứng phải góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch trong xã hội, phòng ngừa tranh chấp, khiếu kiện, hỗ trợ hoạt động xét xử, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Với những mục tiêu đó, Luật công chứng sửa đổi được Quốc hội khoá 15 thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã tiếp tục xác định công chứng không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần mà là một nghề bổ trợ tư pháp. Luật cũng quy định theo hướng bảo đảm phân cấp, phân quyền hợp lý; tiếp tục xã hội hóa; đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong xã hội; đề cao trách nhiệm và vai trò đóng góp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng đối với xã hội cũng như hướng tới chuyển đổi số trong hoạt động này:
Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, Trung ương lần đầu tiên công bố phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với những định hướng cụ thể. Trong đó, đề cập tới hầu như tất cả các cơ quan, tổ chức của cả 3 bộ phận hợp thành hệ thống chính trị nước ta là Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Nhà nước mà cụ thể là Quốc hội và Chính phủ. Tinh gọn bộ máy là chủ trương được đặt ra tại Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2017. Qua 7 năm thực hiện, dù đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy; tuy vậy tới đây để tạo nền tảng, cơ sở tiến bước vào kỷ nguyên mới, việc tinh gọn bộ máy cần phải được thực hiện hiệu quả hơn, quyết liệt hơn, phải mang tầm cách mạng để thực sự chuyển mình, bứt phá.
Chỉ thị số 44/CT-TƯ năm 2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình mới, Đảng ta đã đề ra chủ trương: “Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người”, đồng thời chỉ đạo: “Nghiên cứu đưa nội dung về nhân quyền vào chương trình giáo dục trong hệ thông giáo dục quốc dân”. Thực hiện chỉ đạo quan trọng này, ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1309 phê duyệt Đề án: "Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân", với sự tham gia của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng một số bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tam Điệp, Ninh Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội - Công đoàn Điện lực Việt Nam chăm lo cho người lao động cuối năm
Việt Nam nổi tiếng có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 2.300 con sông có chiều dài hơn 10km và 112 cửa sông đổ ra biển. Hệ thống sông ngòi chính là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật và là nguồn sống của triệu người dân. Tuy nhiên, theo dòng chảy của thời gian, nhiều làng mạc, đô thị ven sông đã mọc lên, kéo theo sự ô nhiễm môi trường ở các dòng sông, gây tác động tiêu cực đến đời sống con người và các loài thủy sinh. Báo cáo hiện trạng môi trường nước quốc gia cho thấy, chất lượng nước tại các con sông đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi bị suy thoái, nhất là tại các đoạn sông chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. 3 lưu vực sông có vấn đề nổi cộm nhất về tình trạng ô nhiễm nước gồm sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và sông Đồng Nai. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong vì bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Trong số gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới mỗi năm được phát hiện thì một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.Vậy phải làm gì để giải quyết tình trạng này? Bài viết của phóng viên Đài TNVN trả lời cho câu hỏi này:
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải (hay còn gọi là sông Bắc Hưng Hải) là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh, thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Hệ thống này được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958 và là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc một thời, từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Toàn bộ hệ thống có tổng chiều dài 232 km kênh trục chính và hơn 2.000 km kênh các loại, phục vụ nước tưới, tiêu cho hàng nghìn ha đất canh tác lúa, rau màu và cây công nghiệp, cung cấp nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và một phần TP Hà Nội. Tuy nhiên, những năm gần đây hệ thống thủy lợi đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng do các nguồn xả thải trực tiếp đổ dồn về đây. Việc hệ thống thủy lợi này bị ô nhiễm khiến hàng nghìn người dân của Hà Nội, Hưng Yên... sinh sống dọc dòng sông Bắc Hưng Hải, đặc biệt là tại tỉnh Hưng Yên đang ngày đêm mất ăn, mất ngủ bởi mùi hôi nồng nặc từ dòng sông bốc lên. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Khi sinh con ra, những người làm cha, mẹ mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của cha mẹ. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ. Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân. Hiểu được điều đó, bà Đào Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp Hạt giống (SEED CENTER) và các thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các con được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm bớt nỗi lo cho gia đình. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung Tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp SEED - Mô hình hướng nghiệp cho người tự kỷ-Tìm điểm sáng cho tương lai
Hiện nay, để tăng năng suất trong nuôi tôm, nhiều địa phương trên cả nước đã áp dụng phương pháp nuôi tôm công nghệ cao, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh. Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 02 giai đoạn được áp dụng từ nhiều năm trước đã khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nuôi 01 giai đoạn. Giải pháp kỹ thuật này những năm gần đây được phát triển ở mức cao hơn, đặc biệt khi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển đến mức thâm canh và siêu thâm canh mật độ cao, mục đích nhằm rút ngắn thời gian nuôi, nâng mật độ, năng suất, sản lượng, giảm thiểu rủi ro và chi phí.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)