logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bình đẳng giới trước phát ngôn của một bạn trẻ (04/12/2021)

Bạn đời không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc, phải có trình độ… thậm chí là “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”… đây là những tuyên bố của chàng trai gốc Huế về tiêu chí chọn người yêu trong một chương trình hẹn hò, khiến cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nguyên nhân được giải thích là dòng tộc của chàng trai rất coi trọng con trai và muốn có cháu đích tôn nối dõi. Liên quan đến vấn đề này, chàng trai tâm sự rằng bản thân đồng ý với tư tưởng chuyện hệ trọng trong gia tộc “con trai là trụ cột, con gái chỉ ngồi mâm dưới”. Những phát ngôn của chàng trai khiến cho nhiều người khá bất ngờ, thậm chí là “sốc nặng”, tạo ra không ít cuộc tranh cãi trái chiều. Tại sao một chàng trai 9X, sống ở thế kỷ 21 – thời đại 4.0 mà lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ như vậy, nhất là giữa bối cảnh xã hội hiện đại đang cố gắng phấn đấu hướng tới bình đẳng giới.

Xây nhà ở cho công nhân thuê, mua: an cư để lạc nghiệp (27/11/2021)

Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330.000 lao động.
- Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Vấn đề này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận về câu chuyện này.

Làm sao giảm bớt sự vất vả của các Thầy cô giáo trong mùa dịch (20/11/2021)

Để có thể duy trì tốt việc dạy - học trực tuyến trong mùa dịch là cả sự nỗ lực rất lớn của thầy và trò các bậc học trong suốt thời gian qua. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất. Họ vẫn đang miệt mài tự học hỏi, tự hoàn thiện những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, tự khắc phục những lỗi kĩ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến vốn chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm.
Đồng thời cũng có nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn, căng thẳng khi dạy học mùa dịch. Bởi vậy, khi đối diện với những tình huống sư phạm chưa từng có tiền lệ, nhiều giáo viên đã khó kiểm soát được cảm xúc. Từ đây đặt ra câu hỏi làm sao để giáo viên vơi bớt những khó khăn, áp lực tâm lý. Khách mời là TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và cô giáo Lê Thị Xuân Diễm, Giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Quí Đôn, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre sẽ chia sẻ về việc Dạy học online này.

Vì sao nạn cờ bạc online nở rộ như vậy và đâu là giải pháp mạnh để ngăn chặn?(13/11/2021)

Chỉ trong thời gian ngắn, công an đã triệt phá nhiều đường dây đánh bạc trực tuyến trên mạng internet với giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi đường dây, thậm chí có đường dây lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Vì sao nạn cờ bạc trực tuyến lại nở rộ; liệu rằng Việt Nam có đang là vùng trũng của nạn cờ bạc xuyên quốc gia và đâu là giải pháp ngăn chặn hiệu quả? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu, Bộ Công an.

Có nên luật hóa đạo đức nghệ sĩ? (06/11/2021)

Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15 thảo luận về dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi, trong đó đề xuất: dừng chiếu phim nếu có diễn viên vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, đang nhận được sự quan tâm và ý kiến nhiều chiều của dư luận. Chủ đề “có nên luật hóa đạo đức nghệ sĩ?” sẽ được khách mời là phó giáo sư TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Đại biểu Quốc hội khóa 15 và nhà báo, nhiếp ảnh gia Việt Văn, thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia bàn luận rõ hơn.

Cần chăm lo thể chất, tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân để họ vượt qua những stress trong đại dịch (30/10/2021)

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua đã ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tính mạng, sinh kế của người dân, trong đó có một bộ phận lớn đoàn viên, người lao động. Tính đến nay đã có hơn 1,3 triệu công nhân phải ngừng, nghỉ, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động; hàng chục triệu người lao động bị ảnh hưởng về sức khỏe, việc làm, thu nhập, đời sống. Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, chúng ta đã giành được những thắng lợi bước đầu nhưng vẫn còn khó khăn, thách thức. Cùng với việc nối lại sản xuất, giúp công nhân lao động có việc làm trở lại bình thường, có thu nhập, còn vấn đề đặt ra là: chăm lo thể chất, tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân để họ vượt qua những stress căng thẳng trong đại dịch.

Xử phạt “nhạc rác”: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” (16/10/2021)

Hiện nay giới trẻ đang lan truyền đoạn nhạc nền có lời lẽ phản cảm trên mạng xã hội Tiktok với hastag #muachoconchieccongtay (mua cho con chiếc còng tay) xuất hiện trên xu hướng nội dung nổi bật của mạng xã hội này. Đây là một đoạn lời trong ca khúc Censored của Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, thí sinh cuộc thi King of Rap. Bài rap có ca từ, nội dung được cho là phản cảm, dung tục. Mới đây, nhóm Rap Nhà Làm cũng gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích ca mâu Chí có nhiều từ ngữ xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật.
Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong số nhiều ca khúc bị đánh giá nhảm, dung tục xuất hiện trên mạng trong thời gian qua. Điều đáng nói là thứ âm nhạc này đang len lỏi, xâm lấn vào đời sống với tốc độ chóng mặt “như một dịch bệnh”, tác động không nhỏ đến người nghe nhạc, nhất là giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Trong khi, cho đến bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý vấn nạn “nhạc rác” trên các phương tiện.Cùng khách mời là nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viết về mảng âm nhạc của Báo Tiền Phong sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.

Hà Nội: Chung cư cũ nát, bao giờ được thay mới? (9/10/2021)

Toàn thành phố Hà Nội có gần 1.600 chung cư cũ, trong đó có cả trăm tòa được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ trước, đều hết niên hạn sử dụng, xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nhân dân. Đây là vấn đề nóng của thủ đô tồn tại nhiều năm nay. Nhưng vì nhiều lý do mà tiến độ cải tạo, xây mới các chung cư cũ đến nay vẫn rất chậm chạp.
Mới đây Hội đồng nhân dân thành phố thông qua Kế hoạch cải tạo xây dựng lại chung cư cũ. Liệu đây có là cú hích để thay đổi hiện trạng chung cư cũ nát hiện nay trên địa bàn thủ đô? Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội kiến trúc sư Hà Nội bàn luận về câu chuyện này.

Thích ứng bình thường mới thì phải tạm bỏ thói quen cũ (02/10/2021)

Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, nhiều địa phương trên cả nước đã từng bước khống chế được dịch bệnh, dần phục hồi trạng thái bình thường mới từ 2 ngày qua. Được ra ngoài và đi làm trở lại là niềm vui chung của rất nhiều người sau nhiều ngày thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”. Nhưng để kéo dài niềm vui này, ngoài nỗ lực của lực lượng tuyến đầu và chính quyền các cấp thì phụ thuộc rất lớn vào ý thức và trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Cùng hai vị khách mời là bác sỹ Phan Ngọc Huy, đang công tác tại bệnh viện Dã chiến 12 do Bệnh viện Da Liễu tp HCM phụ trách và nhà báo Ngô Bá Lục bàn luận về nội dung Thích ứng bình thường mới thì phải tạm bỏ thói quen cũ.

Chăm lo cho người lao động, chuẩn bị nhân lực tái sản xuất (25/9/2021)

Dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, sức ép lớn về chi phí sinh hoạt cũng như tâm lý lo lắng đã khiến cho nhiều người lao động nghỉ việc về quê thời gian qua. Tình trạng này tạo nên nghịch lý lớn về cung cầu lao động, nhiều khu sản xuất tập trung kiểm soát được dịch bệnh bắt đầu tái sản xuất sẽ thiếu lao động nghiêm trọng. Công đoàn các cấp có biện pháp gì để hỗ trợ người lao động giảm bớt khó khăn? Đâu là những giải pháp để cung cầu lao động không bị đứt gãy trong tương lai khi có những tác động tiêu cực tương tự như Covid-19?

Ma trận App chống dịch: Người dân ngao ngán-lực lượng quản lý mệt mỏi (18/09/2021)

Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử; Tiêm chủng, NCOVI, tokhaiyte.vn;... hàng loạt ứng dụng, trang web đưa vào sử dụng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thời gian qua, khiến người dân cảm thấy bối rối. Điều này vô tình gây nhiễu thông tin cho người sử dụng, khiến họ khó phân biệt đâu là ứng dụng chính thống, đâu là ứng dụng không chính thống. Các ứng dụng được áp dụng như thế nào, đặc biệt hiện nay, một số tỉnh, thành cũng đưa ra ứng dụng khai báo y tế như các bộ, ngành đang triển khai, làm nảy sinh bất tiện trong việc sử dụng.
Mới đây Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Thông tin truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tích hợp các phần mềm này, thống nhất 1 phần mềm sử dụng chung trên toàn quốc trong phòng chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân. Việc này cần được triển khai nhanh chóng ra sao và cần lưu ý những gì khắc phục hạn chế, bất cập từ các app đang có?- Hai vị khách mời là chuyên gia công nghệ Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam và nhà báo Lê Thanh Phong, báo Lao Động, cùng bàn vấn đề này

20 năm sau vụ khủng bố 11/9: Nguy cơ Bóng ma khủng bố trở lại (11/9/2021)

PGS,TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công An, chuyên gia phân tích quốc tế bàn luận về câu chuyện này.

Sống chung với Covid-19 được không và phải chuẩn bị những gì? (4/9/2021)

Công tác phòng chống dịch Covid-19 đợt thứ 4 này đang có những tín hiệu khả qua. Số ca tử vong ở TPHCM giảm dần, từ mức có thời điểm hơn 300 ca, thì nay xuống còn hơn 200 ca. Quận 7 và huyện Củ Chi đã công bố kiểm soát được dịch bệnh. Số địa phương không có ca nhiễm mới là hơn 20 tỉnh thành phố.
Nhưng để đưa số ca lây nhiễm về 0 như trước đây theo nhận định của nhiều chuyên gia là không thể. Với các biến thể khác nhau, tốc độ lây lan cũng như mức độ nhiễm cộng đồng hiện nay việc chấp nhận virus như một phần của cuộc sống là đã hiện hữu.
Do đó, "sống chung với Covid-19" là cụm từ hot đang được nhiều người quan tâm. Làm thế nào để cân bằng giữa việc ứng phó với dịch và phát triển kinh tế, xã hội và đi lại, vui chơi, giải trí của người dân? Mở cửa như thế nào để thật khoa học và nhân văn là vấn đề đặt ra.

Học sinh lớp 1 học online: Phụ huynh cần đồng hành với con thế nào? (28/8/2021)

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định cho phép các địa phương triển khai dạy và học trực tuyến đại trà cho các em học sinh, trong đó dạy trực tuyến cho cả học sinh lớp 1. Nhiều phụ huynh lo việc học của con sẽ như thế nào, có thích nghi được với môi trường mới hay không và đặc biệt là học trực tuyến thì chất lượng sẽ ra sao khi các con chưa hề biết đọc, biết viết? Lo lắng của phụ huynh cũng có cơ sở bởi lớp 1 là lứa tuổi đặc biệt nhất trong các khối đầu cấp, học sinh chuyển từ mầm non lên tiểu học, làm quen với viết, đọc nên việc dạy học trực tuyến sẽ rất khó khăn cho cả thầy lẫn trò. Phụ huynh cần làm gì để đồng hành cùng con trong chặng đường học vỡ lòng qua online chưa có tiền lệ này?

Chia sẻ, đồng hành với người lao động vượt qua dịch bệnh (21/8/2021)

Nhiều địa phương đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí áp dụng cao hơn Chỉ thị 16, tùy theo thực tế của từng địa phương để sớm ngăn chặn đại dịch, đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường mới. Việc siết chặt các quy định về giãn cách cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu công nhân tiếp tục phải tạm ngưng làm việc. Khó khăn chồng chất khó khăn. Trong bối cảnh này chính quyền các cấp và đặc biệt là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – tổ chức đại diện cho công nhân đã và đang có những chương trình hành động, chính sách nào mới hỗ trợ công nhân đoàn viên hiệu quả hơn? BTV Thanh Trường trao đổi với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để hiểu rõ thêm về sự khó khăn của các đoàn viên công nhân hiện nay và những chính sách hỗ trợ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: