logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ứng xử kém văn minh trên mạng: Một bộ phận người Việt đang tự làm xấu mình (29/2/2020)

Một kết quả khảo sát mới đây của Microsoft thu hút sự quan tâm của dư luận. Đó là Việt Nam nằm trong số 5 nước ứng xử kém văn hóa trên mạng xã hội. Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu trải nghiệm người dùng đối với 21 rủi ro từ các hành vi ứng xử không đúng mực gây ra. Cụ thể, đối tượng được khảo sát là thanh thiếu niên và người trưởng thành đến từ 25 quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong 5 quốc gia có chỉ số văn minh trên không gian mạng kém nhất, sau khi được khảo sát 500 người từ 13-74 tuổi. Xếp trên Việt Nam trong danh sách này lần lượt là Nga, Columbia, Peru và Nam Phi. Thông qua cuộc khảo sát, Microsoft hy vọng người dùng chung tay xây dựng văn hóa hành xử đúng mực, thấu hiểu và tôn trọng những cá nhân tham gia tương tác trên mạng. Suy nghĩ có chừng mực trước khi mang ý kiến của mình lên Internet, tránh đả kích cá nhân hay gây bất đồng, mâu thuẫn. Ngay khi kết quả này được công bố, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Có ý kiến cho rằng, kết quả này là không chính xác vì số lượng mẫu quá ít (chỉ khảo sát 500 người); nhưng đa số cho rằng, kết quả phản ánh đúng thực trạng về văn hóa ứng xử của người Việt trên không gian mạng. Cùng bàn luận nội dung này là Tiến sỹ Phạm Mạnh Hà, chuyên gia xã hội học, đến từ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đảm bảo vệ sinh an toàn và việc làm cho công nhân thời dịch Covid-19 (15/2/2020)

Cả nước đang trong cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid 19. Có thể nói cả hệ thống chính trị và toàn dân đang ý thức rất cao, chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Điều này được Tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá rất cao và trên thực tế với sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành thì dịch bệnh đang được kiểm soát. Cùng với việc phòng dịch thì một nhiệm vụ song song quan trọng là vẫn phải đảm bảo sản xuất kinh doanh để kinh tế vượt qua khó khăn. Để làm được điều này, bên cạnh sự chủ động tích cực vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành, thì cần sự chung tay, nỗ lực của các doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ công nhân lao động. Vậy công nhân lao động đi làm trong thời dịch ra sao, doanh nghiệp và các tổ chức công đoàn đã và đang có các giải pháp nào để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho công nhân vừa đảm bảo kế hoạch, tiến độ sản xuất kinh doanh? Đây là nội dung chuyên mục chuyện bàn trà hôm nay với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hiếu kỳ, sống ảo phải có điểm dừng (8/2/2020)

Biên tập viên Thanh Trường trao đổi cùng Nhà văn, nhà báo Hữu Việt, báo Nhân dân về chủ đề hiếu kỳ, sống ảo của một lớp giới trẻ hiện nay.

Hương vị tết xưa (18/1/2020)

Khách mời: nhà văn, nhà báo Ngô Bá Lục.

Vui buồn chuyện thưởng Tết (11/1/2020)

Khách mời: Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cấm biếu quà Tết: Cần ngăn cửa trước, chặn cả cửa sau (4/1/2020)

Biên tập viên Thanh Trường trao đổi cùng khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội.

Đề xuất lấp hồ Thành Công xây chung cư: sai cả về pháp lý và lòng dân (28/12/2019)

Khách mời: Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội kiến trúc sư thành phố Hà Nội.

Tình cảm của Việt kiều Thái Lan với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với quê hương, đất nước (21/12/2019)

Trò chuyện với ông Văn Việt Thành, kiều bào tại Thái Lan, Trưởng Ban Truyền thông khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani, phía Đông Bắc Thái Lan, về tình cảm của Việt kiều Thái Lan với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với quê hương, đất nước.

Những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi 2019 (14/12/2019)

Khách mời: Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Kinh tế Đêm: Cơ hội cần tận dụng (7/12/2019)

Trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương.

Người lao động bỏ sổ bảo hiểm và những hệ lụy khó lường (23/11/2019)

Khách mời: bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Loạn chứng chỉ, bằng cấp hành công chức, viên chức (9/11/2019)

Trao đổi với Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bát nháo các cơ sở thẩm mĩ (2/11/2019)

Đẹp… đến chết người! Đó là thực tế đang diễn ra khi liên tiếp thời gian gần đây xảy ra các vụ tai biến sau làm đẹp, thẩm mĩ viện dẫn tới tử vong. Đáng lo ngại là tình trạng này xảy ra cả ở cơ sở lớn, được cấp phép như cơ sở thẩm mỹ viện EMCAS; cơ sở thẩm mỹ viện Kengnam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chị em đi nâng ngực: chết; căng da mặt: chết; thậm chí xăm chân mày... cũng chết đã và đang làm dư luận bất an với các cơ sở làm đẹp hiện nay. Nhu cầu làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của mọi người. Song để làm đẹp đến… chết người khiến chúng ta phải đặt những dấu hỏi về tình trạng bát nháo các cơ sở làm đẹp hiện nay, công tác quản lý kiểm tra, cấp phép như thế nào lại để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng như vậy? Trách nhiệm thuộc về ai? Làm gì để ngăn chặn tình trạng các cơ sở làm đẹp với những lời quảng cáo có cánh, nở rộ, mọc lên như nấm sau mưa mà bất chấp y đức, nghiệp vụ? Cùng VOV1 trao đổi với Bác sỹ Trần Văn Phúc, bệnh viên Xanh-pôn, Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: