logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thấy gì từ việc CĐV quá khích tấn công trang facebook cá nhân trọng tài chính bắt trận Việt Nam - UAE (19/06/2021)

Trận đấu kịch tính giữa tuyển Việt Nam và Các Tiểu vương Quốc A rập Thống nhất trong lượt trận cuối vòng loại thứ 2 world cup đã kết thúc nhưng dư âm của nó thì vẫn còn. Đáng tiếc bên cạnh dư âm tốt là một hình ảnh đội tuyển Việt Nam quả cảm, thi đấu hết mình; đứng thứ 2 bảng G, lần đầu tiên trong lịch sử giành vé vào vòng loại thứ 3 world cup, thì lại có một hình ảnh xấu xí đến từ một bộ phận cổ động viên quá khích của Việt Nam khi có hành vi “tấn công” trọng tài người Iraq - Ali Sabah trên mạng xã hội, khiến vị vua áo đen phải khóa tài khoản facebook.
Nguyên nhân là trọng tài người Iraq đã từ chối quả phạt đền của Việt Nam khi Công Phượng bị phạm lỗi. Ngay lập tức các cổ động viên quá khích của Việt Nam đã tràn vào facebook cá nhân của ông Ali Sabah để bình luận những lời mạt sát, thiếu văn hóa, thậm chí vị trọng tài người Iraq còn bị dọa giết. Tâm lý đám đông và phát ngôn thiếu văn hóa của các cổ động viên quá khích Việt Nam gây phản cảm với người hâm mộ bóng đá khu vực và châu lục. Đáng lo ngại là tình trạng này có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Cùng bàn luận vấn đề này với khách mời là nhà báo Trương Anh Ngọc, Thông Tấn Xã Việt Nam.

Tuyển Việt Nam viết tiếp giấc mơ World Cup (12/6/2021)

Đêm qua có lẽ là một đêm không ngủ của nhiều người hâm mộ, khi đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 2-1 trong trận đấu đầy kịch tính với Malaysia ở khuôn khổ bảng G, vòng loại thứ 2 khu vực châu Á World Cup 2022. Với chiến thắng quan trọng này, đội tuyển Việt Nam tiếp tục dẫn đầu bảng G với 17 điểm. Đội tuyển Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE nhì bảng với 15 điểm, sau khi có chiến thắng đậm 5-0 trước Indonesia trong trận đấu cùng giờ đêm qua. Cơ hội của đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup. 4 ngày tới hai đội nhất nhì bảng G là Việt Nam và UAE Việt Nam sẽ thi đấu để xác định ngôi nhất nhì bảng. Đội tuyển Việt Nam đang rất rộng cửa tiến vào vòng trong. "Viết tiếp giấc mơ World Cup" là chủ đề Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay với hai vị khách mời là bình luận viên Thành Lương của Đài TNVN và cựu tuyển thủ quốc gia Như Thuần.

Lấp lỗ hổng quản lý trong hoạt động quyên góp tiền ủng hộ từ thiện (29/05/2021)

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng dậy sóng “chất vấn” nghệ sĩ Hoài Linh về số tiền gần 14 tỷ đồng mà nghệ sĩ này kêu gọi đóng góp được từ những tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả đợt lũ lụt năm 2020. 6 tháng trôi qua, đến nay gần 14 tỷ đồng vẫn chưa đến được những địa chỉ cần cứu trợ. Để tiếp nối chủ đề đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, dưới góc độ pháp lý hai vị khách mời là luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và nhà báo Bùi Hoàng Tám, báo Dân trí sẽ bàn luận cụ thể hơn.

Tôi đi bầu cử (22/05/2021)

Không khí ngày hội toàn dân đang nóng dần với tinh thần: đảm bảo chất lượng và an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Các cử tri trẻ hướng tới Ngày hội non sông trong tâm trạng thế nào? Họ kỳ vọng và "đặt hàng" cho các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp những gì? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay có chủ đề: Tôi đi bầu cử " sẽ bàn nội dung này với hai vị khách mời là tiến sỹ trẻ Kim Nguyên Bảo và anh Lê Xuân Đức có nickname là Bố Con Sâu - một facebooker rất quen thuộc và được nhiều bạn trẻ yêu mến trên mạng xã hội, tác giả ca khúc Tôi đi bầu cử - siêu vui, siêu tươi trẻ và hào hứng.

Những người lớn lên cùng "Đội ca" (15/5/2021)

Ngày 15-5-1941, tại thôn Nà Mạ (xã Trường Hà, huyện HàQuảng, Cao Bằng), Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Ðội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh) được thành lập như một thành viên của Mặt trận Việt Minh với năm đội viên đầu tiên. 80 năm ghi dấu một chặng đường phát triển, trưởng thành của tổ chức Ðội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, công dân ưu tú của xã hội với nhiều đóng góp, cống hiến quý báu cho đất nước. Trong những cống hiến ấy, phải kể đến phong trào đội ca “Tiếng hát át tiếng bom”.
Âm nhạc thiếu nhi, một món ăn tinh thần không thể thiếu của tuổi thơ, qua nhiều năm tháng đã theo sát những bước trưởng thành của thiếu nhi. Ca khúc thiếu nhi có tác dụng giáo dục sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, mở rộng kiến thức cho thiếu niên nhi đồng. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhạc sỹ Thụy Kha và em Hà My- học lớp 7B trường THCS Trưng Nhị, đã tham gia đội Sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam được 5 năm cùng chia sẻ về nội dung này.

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại (1/5/2021)

Hôm nay toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5 với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa. Ở nước ta các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế lao động không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động mà còn là dịp để khơi dậy niềm tự hào, bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân, công nhân viên chức lao động đối với Đảng, tổ chức Công đoàn. Cùng với đó, động viên công nhân viên chức lao động tích cực thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là dịp để cấp ủy, chính quyền các cấp, tổ chức Công đoàn Việt Nam cùng nhìn lại các hoạt động của mình hướng về công nhân, sát cánh cùng công nhân lao động về những việc đã làm được và những giải pháp mới để xây dựng giai cấp công nhân thực sự vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất, chung tay đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã đề ra. Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bàn luận nội dung này.

Đội ngũ an toàn vệ sinh viên trong doanh nghiệp, anh là ai?

Bình quân mỗi năm cả nước vẫn xảy ra hơn 8 nghìn vụ tai nạn lao động, (riêng trong năm 2020 là 8.380 vụ, làm 8.610 người bị nạn với hơn 960 người tử vong). Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng lao động; tiếp đến là lỗi của người lao động; số còn lại do các nguyên nhân khách quan khác. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người lao động, để lại nỗi đau cho thân nhân người chết, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người bị thương, khó được chữa lành… tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường lao động còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, để đẩy lùi tai nạn lao động, đảm bảo vệ sinh trong lao động, cần thiết phải phát triển cả về số lượng và chất lượng mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở trong doanh nghiệp. Vậy mạng lưới này gồm những ai? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu về đội ngũ này trong Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay với vị khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Văn hóa đọc sách gặp nhiều thử thách trong kỷ nguyên số và Internet (17/04/2021)

Chúng ta đang hướng đến Ngày sách và văn hóa đọc ngày 21 tháng Tư hàng năm. Mỗi năm cứ đến dịp này, nhiều hoạt động triển lãm giới thiệu sách lại diễn ra sôi nổi trên cả nước và thực trạng "lười đọc sách" lại được nêu ra tại các diễn đàn.
Chủ đề không mới nhưng luôn nóng và mỗi khi bàn luận đều nhận được sự quan tâm của dư luận. Thách thức cũ để hình thành văn hóa đọc ở nước ta chưa được giải quyết thì nay thách thức mới lại nảy sinh trong kỷ nguyên internet và số hóa như ngày nay.
Vậy văn hóa đọc sách gặp nhiều thử thách trong kỷ nguyên số và Internet như thế nào sẽ được bàn luận kỹ hơn với hai vị khách mời là chị Khúc Thị Hoa Phượng, Tổng biên tập giám đốc Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam và anh Nguyễn Quang Thạch - người nhiều năm miệt mài làm công tác xã hội mang sách về nông thôn, lập ra hàng trăm tủ sách cho người dân ở các vùng quê trên cả nước.

Đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? (10/04/2021)

Thông tin thành phố Hà Nội quyết định "khai tử" hàng cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh, sau 3 năm trồng thử nghiệm đang nhận sự quan tâm đặc biệt của người dân thủ đô. Hàng cây phong lá đỏ từng được kỳ vọng biến hai con đường này thành tuyến đường đẹp, lãng mạn nhất Thủ đô. Đây là loại cây được mang về từ châu Âu, sau 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay 262 cây Phong lá đỏ gần như trơ trọi lá, không có sức sống, nhiều cây khẳng khiu như cành củi khô, trong đó nhiều cây đã chết.
Từ vụ việc này, nhớ tới việc Hà Nội từng dự định chặt hạ thay thế hàng nghìn cây xanh năm 2015, hay sau đó là câu chuyện trồng cây Mỡ - được đánh giá là không phù hợp với đô thị, cho thấy đang có nhiều bất ổn trong ứng xử với cây xanh của chính quyền thành phố. Hậu quả là lãng phí tiền bạc, thời gian và gây bức xúc dư luận. Đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? Vậy đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp bàn luận sâu hơn vấn đề này.

Các hội nhóm núp bóng từ thiện để trục lợi: ngăn chặn bằng cách nào? (03/04/2021)

Những ngày gần đây! Câu chuyện về câu lạc bộ Tình Người có dấu hiệu núp bóng các phong trào thiện nguyện, truyền bá mê tín dị đoan, lừa đảo trục lợi khiến dư luận xôn xao và bất bình. Trước đó cũng có nhiều giáo phái, câu lạc bộ tự xưng sử dụng những chiêu thức tương tự như câu lạc bộ tình người để lôi kéo, thu hút hàng nghìn người tham gia và lan tỏa ở nhiều địa phương, kéo theo những biến tướng và hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Điều gì khiến câu lạc bộ Tình người cũng như một số hội thánh tự xưng khác trước đây đã ngang nhiên tồn tại và tái diễn liên tục? Đâu là những chiêu thức buôn thần bán thánh, đa cấp tâm linh lôi kéo nhiều người, nhiều giới tham gia? Vai trò của cơ quan chức năng như thế nào để ngăn chặn các câu lạc bộ trá hình này?

"75 NGHÌN SÁNG KIẾN, VƯỢT KHÓ, PHÁT TRIỂN" – Khơi nguồn sáng tạo trong đoàn viên công đoàn (27/03/2021)

75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển trong công nhân, viên chức, lao động là một trong những chương trình trọng tâm đang được Tổng Liên đoàn Lao động phát động và triển khai. Tại nhiều doanh nghiệp, việc phát động, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo và nay là phong trào 75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển đã và đang giúp đội ngũ công nhân lao động phát huy khả năng, sức sáng tạo… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp, ngành hàng nơi đoàn viên công nhân lao động nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Trong chuyên mục câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, chúng ta cùng trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Kiên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hiểu thêm về phong trào ý nghĩa và thiết thực này.

Tương lai nào cho sông Tô Lịch? (20/3/2021)

Với chiều dài gần 15km, sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét tạo nên hệ thống thoát nước chính của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, với việc mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 150 nghìn m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đã khiến cho sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều giải pháp khác nhau để cải tạo dòng sông này đã được Thành phố Hà Nội đưa ra, nhưng sông Tô Lịch ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm. Tương lai nào cho sông Tô Lịch bởi đây là dòng sông có ý nghĩa lịch sử, văn hoá và của Hà Nội? Nội dung này được BTV Thanh Trường trao đổi với vị khách mời là kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

Dẹp loạn các kênh youtube nhảm nhí (13/03/2021)

Một trong những sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong tuần là youtuber Thơ Nguyễn, chủ một kênh Youtube tự xưng chuyên dành cho thiếu nhi, trẻ em với hàng triệu lượt người theo dõi, đăng tải clip cho búp bê "kumathong" uống coca để xin vía học giỏi. Cộng đồng bày tỏ sự bức xúc trước việc Thơ Nguyễn đăng tải video clip mang tính mê tín dị đoan, ma mị và độc hại này.
Sự việc như giọt nước tràn ly về thực trạng các youtuber nhảm nhí, độc hại trong thời gian qua. Câu hỏi đặt ra: vì sao những video clip xấu độc vẫn có đất sống và ngày càng nở rộ? Vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các youtuber này cần được đặt ra như thế nào? Trách nhiệm của từng phụ huynh ra sao để giúp con trẻ nhận biết những youtuber độc hại? Nội dung sẽ có trong chuyên mục "Câu chuyện ngày thứ 7" hôm nay với vị khách mời là nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú.

Hành động vì môi trường nhìn từ khủng hoảng đại dịch covid 19 (06/03/2021)

Đại dịch covid 19 sau hơn 1 năm khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, tới nay cả thế giới vẫn đang quay cuồng chống dịch với những con số thiệt hại về người và của vô cùng lớn. Gần 120 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm và gần 2 triệu 600 nghìn người vĩnh viễn rời xa chúng ta vì virut sarsCov2. Những thiệt hại do đại dịch gây ra khiến mỗi người chúng ta, mỗi tổ chức và mỗi qua gia phải nhìn nhận lại quá trình phát triển của mình, làm sao phát triển bền vững, phải giữ được môi trường sống cho chính thế hệ này và con cháu mai sau. Khách mời là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng sẽ bàn nội dung này

Sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh (27/02/2021)

Các doanh nghiệp có đông công nhân lao động, nhất là nơi như các khu chế xuất, khu công nghiệp, rất dễ hình thành các ổ dịch lớn, nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Chỉ cần một người lao động nhiễm Covid-19, cả dây chuyền, thậm chí cả doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Nếu dịch Covid-19 xảy ra tại các khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống, việc làm của người lao động. An toàn sản xuất trong dịch bệnh là chủ đề của chuyên mục "Câu chuyện ngày thứ 7" hôm nay với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: