logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhóm nhân sỹ Hà Đông và tình yêu Hà Nội (10/10/2020)

Hôm nay là một ngày đặc biệt với những công dân Thủ đô Hà Nội và với những người yêu mến Thủ đô ta - kỷ niệm 66 năm giải phóng Thủ đô, 1010 năm Thăng Long – Hà Nội. Và trong tuần diễn ra nhiều sự kiện văn hóa ý nghĩa hướng về dịp Kỷ niệm này. Trong đó là Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần 13. Ở hạng mục Giải thưởng Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội có 2 giải được trao, trong đó một giải trao cho nhóm Nhân sĩ Hà Đông với việc dâng tặng lại sắc phong cho các làng xã ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước. Chuyên mục câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, thành viên nhóm Nhân sỹ Hà Đông để hiểu thêm việc làm và những cống hiến thầm lặng mà nhóm Nhân sỹ Hà Đông mang đến cho cộng đồng.

Đàn bò tót lai gầy trơ xương và thực trạng các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng tiền ngân sách (3/10/2020)

Trong tuần, câu chuyện đàn bò tót lai 11 con gầy trơ xương ở Vườn quốc gia Phước Bình giáp ranh giữa tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí và dư luận. Ban đầu, từ những con bò tót lai khỏe mạnh, là nguồn gen quý, sau khi được đưa vào đề tài nghiên cứu khoa học với nhan đề “Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà”, đàn bò tót gầy trơ xương, sống thoi thóp như những “xác sống”. Tất cả các con bò này vẫn chưa có khả năng sinh sản, nguồn gen quý có nguy cơ bị mất. Đáng chú ý, trong khi những con bò tót lai nằm trong đề tài khoa học có trị giá 5 tỷ đồng tiền ngân sách đang sống thoi thóp, không thể sinh sản, thì một chú bò tót lai thả rông lại sinh trưởng khỏe mạnh và kết đôi với bò nhà để sinh ra thế hệ F2. Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi bàn chủ đề này với vị khách mời là phó giáo sư tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng.

Hiện thực hóa giấc mơ xuất ngoại các tuyển thủ bóng đá nữ: Hành trình mới của các cô gái Việt (19/9/2020)

Một thông tin thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá là lần đầu tiên sẽ có 3 cầu thủ nữ của Việt Nam sang một câu lạc bộ ở châu Âu đá bóng. Giấc mơ cầu thủ nữ xuất ngoại đã thành hiện thực. 3 nữ tuyển thủ Huỳnh Như, Tuyết Dung và Hải Yến được câu lạc bộ Lank, một câu lạc bộ thuộc giải hạng nhì Bồ Đào Nha tuyển mộ theo hợp đồng cho mượn có thời hạn 1 năm. Trước 3 cô gái vàng này, chúng ta cũng có một Trần Thị Hồng Nhung sang chơi cho câu lạc bộ Chonburi theo dạng hợp đồng cho mượn và giành chức vô địch Thái Lan năm ngoái.
Sau nhiều năm "thống trị" Đông Nam Á, tiếp đó là với sự thể hiện ấn tượng trong các trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại Olympic Tokio 2021, giờ đây các cô gái vàng trong làng bóng đá nước nhà tiếp tục trinh phục thử thách mới, một hành trình mới: được thi đấu ở các câu lạc bộ nước ngoài. Cùng bàn về nội dung này vứ vị khách mời là huấn luyện viên đội tuyển nữ quốc gia Mai Đức Chung – ông được coi là linh hồn của đội bóng.

Sửa luật công đoàn phải làm cho tổ chức Công đoàn mạnh lên (12/9/2020)

Theo dự kiến, dự thảo Luật công đoàn sửa đổi sẽ được trình các đại biểu xem xét, thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới đây. Vậy dự thảo Luật này sửa đổi những vấn đề gì? Các quy định đó sẽ tác động thế nào đến xã hội và tạo thuận lợi cho các đoàn viên công đoàn, người lao động trong tương lai? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thành viên ban soạn thảo luật công đoàn sửa đổi sẽ thông tin tới quý vị thính giả.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui (5/9/2020)

Hôm nay là ngày Khai giảng năm học mới, ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường. Một năm học mới bắt đầu với nhiều kỳ vọng mới. Năm nay, ngày khai trường diễn ra trong hoàn cảnh khá đặc biệt, cả nước và thế giới chống dịch Covid- 19 nên ngày khai trường ở nhiều địa phương tổ chức theo tinh thần gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng và ấm áp.
Với học trò, được cắp sách đến trường là một niềm vinh dự lớn, bởi lẽ, mỗi ngày đến trường được trau dồi kiến thức trong sách vở, những kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Không chỉ vậy, trẻ đến trường còn được thấy niềm vui, sự yêu thương, học sự sẻ chia và hun đúc sự tử tế. Vì thế khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” cũng chính là mục tiêu mà ngành Giáo dục Việt Nam đang hướng tới nhằm xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thành Nam, giảng viên trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội sẽ cùng trao đổi về nội dung này.

Tp.HCM thu giá dịch vụ thoát nước liệu đường phố có hết ngập? (29/8/2020)

Hễ mưa là đường phố biến thành sông. Thậm chí trời không mưa, nhiều tuyến phố vẫn ngập … do triều cường. Đó là hình ảnh quen thuộc ở tp HCM trong hàng chục năm qua và xem ra càng ngày càng nghiêm trọng, bất chấp thành phố này đã bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để chống ngập. Người dân quá mệt mỏi, chán ngán với câu hỏi: bao giờ thành phố HCM hết cảnh ngập lụt? Câu hỏi này lại tiếp tục nóng lên khi mới đây Sở Xây dựng thành phố HCM trình UBND thành phố ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch). Nhiều câu hỏi được đặt ra trước đề xuất này: Liệu khi tăng giá dịch vụ thoát nước, người dân có còn phải chịu cảnh ngâp lụt, ô nhiễm môi trường? Để có thêm góc nhìn về nội dung này, câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.

Kỳ thị, xâm phạm đời tư người mắc Covid-19: Hành vi đáng lên án! (22/8/2020)

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid- 19, mỗi người dân cần có ý thức hơn trong thông tin, kiểm chứng thông tin và ứng xử phù hợp nơi công cộng, cũng như với cộng đồng. Thế nhưng trên mạng xã hội, nhiều thông tin thiếu kiểm chứng được đăng tải, copy và chia sẻ với tốc độ chóng mặt, làm nhiễu loạn dư luận. Đặc biệt, những tin tức giật gân câu views theo kiểu xâm phạm đời tư của những người nhiễm bệnh, kì thị người bệnh, không chỉ vi phạm đạo đức, thậm chí cả luật pháp. Các hành vi này còn gián tiếp khiến dịch diễn biến phức tạp hơn. Làm sao loại bỏ được những hành vi xấu như vậy, để cả nước đồng lòng chung sức vượt qua đại dịch Covid- 19 một cách sớm nhất, ít tổn thất nhất? Khách mời là Phó giáo sư Tiến sỹ Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, sẽ chia sẻ nội dung này cùng những câu chuyện cảm động mà đội ngũ y bác sỹ đang tận tâm cống hiến cho cộng đồng, chiến đấu với dịch bệnh.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng (15/8/2020)

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020) là nhà lãnh đạo xuất sắc, vị tướng lĩnh cấp cao tài năng, dày dạn kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Ông cũng là người khởi động công tác chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, gắn với việc ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai).
Dù ở bất kỳ cương vị nào, lúc đương chức hay về hưu ông cũng luôn đau đáu và có nhiều phát biểu chỉ đạo cũng như góp ý sâu sắc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nay ông đã dời cõi tạm về với Đất Mẹ, nhưng tinh thần xây dựng và chỉnh đốn Đảng của ông sẽ còn được người dân và đảng viên nhớ mãi, đặc biệt khi thời gian này công tác đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng triển khai đồng bộ, bài bản và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Khách mời là ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương.

Kích hoạt hệ thống phòng chống dịch Covid- 19 trong doanh nghiệp và khu công nghiệp (8/8/2020)

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nước ta, khi liên tục có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đáng chú ý đã có những công nhân trong doanh nghiệp, khu công nghiệp ở Đà Nẵng, Quảng Nam bị nhiễm bệnh, làm dấy lên lo ngại về công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch ở các khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp - nơi tập trung hàng nghìn, hàng chục nghìn công nhân và cũng là nơi trọng yếu duy trì sản xuất. Những giải pháp cấp bách giúp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho công nhân lao động và doanh nghiệp là việc rất cần thiết trong thời điểm này. Khách mời là Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam sẽ trao đổi về vấn đề này.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực (1/8/2020)

Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khách mời là Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

Ngập lụt đô thị sau mưa: Lỗi có phải chỉ tại ông trời? (25/7/2020)

Ngập lụt do mưa lũ lịch sử, do địa hình thành phố nằm trong lòng chảo. Nhưng liệu đó có phải là tất cả, hay do nguyên nhân nào khác về công tác quy hoạch phát triển đô thị? Vì sao thời gian gần đây hễ cứ mưa lớn là nhiều trung tâm đô thị lớn từ Bắc tới Nam, từ miền núi đến vùng đồng bằng đều ngập sâu trong nước lũ. Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay bàn về vấn đề này với nhan đề: Ngập lụt đô thị, liệu nguyên nhân có phải chỉ do ông trời? Khách mời tham gia chương trình là kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Có nên công khai danh tính người mua dâm? (18/7/2020)

Thông tin Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an vừa triệt phá đường dây mua bán dâm quy tụ một số người mẫu, thí sinh của các cuộc thi sắc đẹp... với giá 'đi khách' lên đến hàng chục ngàn USD đang nhận được sự quan tâm của dư luận trong những ngày qua. Bên cạnh việc lên án tệ nạn này nhiều người cũng đặt câu hỏi: vì sao một số người sẵn sàng bỏ ra rất, rất nhiều tiền để làm việc đó? Việc báo chí úp mở danh tính rồi hình ảnh những cô gái bán dâm mà không đưa tên những kẻ trọc phú mua dâm liệu đã bình đẳng?
Ở một góc nhìn khác, đó còn là việc làm sao quản lý được tệ nạn này? Liệu có nên để nghề mại dâm ngoài vòng pháp luật như hiện nay, coi đó là tệ nạn xã hội, hay đưa nó vào khuôn khổ pháp luật và chỉ được phép thực hiện trong một khu vực nhất định để phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội??.v.v.v Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Thanh Trường bàn luận cùng khách mời là nhà báo Bùi Hoàng Tám, báo Dân Trí, cùng các chuyên gia xã hội học, nhà quản lý.

Phòng và chống “bệnh” thành tích, háo danh trong giáo dục (11/7/2020)

Mỗi khi năm học kết thúc, bảng điểm của học sinh, con em chúng ta lại tràn ngập trên mạng xã hội, hay những câu chuyện ở văn phòng, cơ quan: tỷ lệ khá và giỏi gần như tuyệt đối! Và có một bức ảnh gây tranh luận nhiều nhất, chú ý nhiều nhất những ngày qua là một lớp học tiểu học, tất cả học sinh trong lớp đều giơ giấy khen, chỉ duy nhất cậu học trò ngồi đầu bàn là không có giấy khen trong tay. Trong khi tất cả các bạn giơ giấy khen lên, có thể là để chụp hình, cậu học trò trở nên "nổi bật" một cách nhỏ bé và lẻ loi. Theo góc ảnh thì người chụp đứng hướng trên bục giảng nhìn xuống quang cảnh. Hiện tại, chưa xác minh được nguồn gốc bức ảnh chụp ở trường nào, lớp nào, địa phương nào. Cũng chưa thể khẳng định, em học sinh không được giấy khen hay đây liệu có phải là hình ảnh được cắt ghép hay không, nhưng nó thổi bùng lên tranh luận: chuyện bệnh thành tích, háo danh trong giáo dục. Nó cũng không phủ nhận được thực tế rằng, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn đang rất nặng nề, dẫu có sự đổi mới. Phải chăng bệnh thành tích trong giáo dục có nguyên nhân không nhỏ từ chính xã hội, từ bậc phụ huynh, từ lãnh đạo ngành giáo dục và chính quyền địa phương và muốn thay đổi phải thay đổi từ những chủ thể đó, chứ không nên đổ dồn lên đầu giáo viên? Cùng bàn luận chủ đề này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Thanh Nam, trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tình trạng phố hóa các đồng quê và bài toán bảo tồn môi trường, không gian sống (4/7/2020)

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mất không gian sống. Bài toán nào để bảo tồn những đặc trưng của đồng quê Việt Nam? Bàn về vấn đề này, Khách mời là nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Thấy gì từ sự kiện 2 lãnh đạo cao nhất tỉnh Quảng Ngãi làm đơn xin thôi chức? (27/6/2020)

Một trong những sự kiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong tuần qua là cùng lúc Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng đã có đơn gửi Bộ Chính trị xin thôi chức vụ với lý do xuất phát từ nguyện vọng cá nhân, nhằm tạo điều kiện để kiện toàn công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ mới được tổ chức trong thời gian tới. Sự kiện này vừa bất ngờ vừa không bất ngờ, lạ mà lại không lạ. Bất ngờ bởi đây là sự kiện hiếm khi cùng lúc hai lãnh đạo cao nhất của tỉnh cùng xin thôi nhiệm vụ, còn không bất ngờ là bởi hai ông này vừa bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật Cảnh cáo vì những sai phạm nghiêm trọng. Để có thêm góc nhìn về sự kiện này, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư - Tiến sỹ Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: