Thực tế cho thấy, bằng sức mạnh ảo, Chat GPT đang khuấy đảo không gian mạng - với những tác động thật. Ca sĩ ảo, MC ảo, chuyên gia ảo…đã hoạt động mạnh
mẽ, không khác gì đời thực. “Deepfake” - công nghệ trí tuệ nhân tạo đang bị tội phạm sử dụng để giả mạo hình ảnh, giọng nói nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc tung tin giả mạo. Từ đây, dấy lên những lo ngại, băn khoăn về vấn đề pháp lí, văn hóa khi AI đang tạo ra những thông tin sai lệch, gia tăng tình trạng mất việc làm hay nguy cơ tin tặc. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống kinh tế-xã hội; hay nói cách khác, cần làm gì để sử dụng có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro của trí tuệ nhân tạo? PGS TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (AI Academy Vietnam) cùng bàn luận câu chuyện này.
Năm 2022, Phân Viện Khoa học An toàn - Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường Miền Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 200 nữ công nhân thuộc lĩnh vực dệt may. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, có 28% người có biểu hiện stress nghề nghiệp mức độ trung bình và 18,5% người có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong số người có biểu hiện trầm cảm thì có tới 8% có ý định gây tổn hại bản thân và 49,5% người lao động thường xuyên cảm thấy buồn chán.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là nguy cơ mất việc làm và thu nhập, vấn đề làm thêm giờ cục bộ, việc chăm sóc gia đình, con cái….Tìm giải pháp giảm căng thẳng tại nơi làm việc đang là một trong những vấn đề trọng tâm được đặt ra trong tháng 5 – Tháng An toàn vệ sinh lao động. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu.
Làn sóng du khách sôi động trở lại, nhất là vào dịp nghỉ lễ 30/5, 1/5 và du lịch hè sắp tới là tin vui cho ngành du lịch, góp phần để ngành đạt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách trong năm nay. Vậy nhưng, tình trạng vé máy may tăng quá cao, hiện tượng quá nhiều du khách cùng đến một địa điểm trong một mùa dự báo gây ra tình trạng quá tải, đẩy giá cả tăng cao và chất lượng phục vụ giảm sút, thậm chí tạo xu hướng quay lưng lại với du lịch nội địa.
Vậy du Du lịch Việt Nam làm gì để hết cảnh “ no dồn đói góp”- Làm sao để ngành du lịch phát triển bền vững? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch) và ông Đặng Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Tân Thế giới (NEW WORLD TRAVEL)

Thon gọn sau khi đào thải 16 kg mỡ - chị ý lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh; không còn nặng nề, ục ịch, vận động nhẹ nhàng không mệt mỏi, tràn đầy năng lượng; công nghệ không xâm lấn, không nghỉ dưỡng và không cần kiêng khem; hệ thống thiết bị công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ, phù hợp với mọi thể trạng; thử áp dụng phác đồ giảm mở của nam danh hài Hoàng Mập, chú Đại giảm ngay 19kg mỡ lâu năm sau một liệu trình.v.v. Đây là những lời quảng cáo có cánh của các cơ sở làm giảm mỡ, giảm béo phì siêu tốc đăng trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây.
- Nhu cầu làm đẹp, giảm béo gia tăng khiến các cơ sở này cũng mọc lên như nấm sau mưa. Với những lời quảng cáo đường mật, mời cả những diễn viên nghệ sĩ nổi tiếng vào quảng cáo, nhiều cơ sở tung các chiêu trò để thu hút khách hàng. Các clip quảng cáo này thu hút cả triệu view và nhiều khách hàng tin vào lời quảng cáo, đi làm đẹp, hút mỡ nhưng hậu quả tiền mất tật mang. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bác sỹ Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
Bắt đầu tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất kể từ năm 2009 đến nay, đã bước sang năm thứ 15 Việt Nam tổ chức sự kiện này với nhiều hành động thiết thực. Đặc biệt là điểm nhấn“Tắt đèn trong vòng 1 giờ” được lựa chọn vào thứ 7, tuần thứ 3 của tháng 3. Theo đó, thời gian tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất năm nay sẽ bắt đầu từ 20h30 đến 21h30 tối nay - thứ 7, ngày 25/3/2023. Cùng bàn luận nội dung này với 2 vị khách mời là ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi. Trong dự thảo mới nhất, Chính phủ chỉ đưa ra một phương án duy nhất về sở hữu chung cư có thời hạn. Theo lý giải, Luật Nhà ở năm 2014 đã có quy định cụ thể về thời hạn sử dụng nhà chung cư, hết thời hạn sử dụng nhà chung cư mà không còn đủ điều kiện an toàn sử dụng thì phải phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại.
Thông tin không còn được sở hữu chung cư vĩnh viễn mà chỉ sở hữu có thời hạn đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Những người ủng hộ dự thảo luật thì cho rằng, thông tin này sẽ giúp giảm giá nhà, người thu nhập thấp có thể mua được nhà. Nhưng không ít người dân, chuyên gia thẳng thắn đề nghị, không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Bởi quy định này can thiệp đến quyền sở hữu, tác động rất lớn đến quyền lợi của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật sư Trương Thanh Đức, giám đốc công ty luật ANVI sẽ bàn luật cụ thể hơn để về vấn đề này

Thực tế hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng, sở hữu một chiếc thẻ ATM tương đối nhanh gọn, thủ tục không rườm rà. Theo lẽ thường, đây là sự tiện lợi – hỗ trợ người dân trong mua sắm, tiêu dùng; cũng là giải pháp giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông, luân chuyển liên tục, thúc đẩy nền kinh tế; cũng hỗ trợ hạn chế thực trạng tín dụng đen. Nhưng khi mỗi người dân đều có thể là chủ sở hữu của vài chiếc thẻ ATM, là chủ của vài hoặc cả chục tài khoản khác nhau, ở nhiều ngân hàng thì thực tế nảy sinh những bất cập.
Và trong cộng đồng đã có nhiều ý kiến băn khoăn về sự an toàn không chỉ của tài sản tiệc bạc và thông tin cá nhân chủ sở hữu, mà còn là sự an toàn-minh bạch của dòng tiền trên thị trường cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, và ông Nguyễn Đình Thắng - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Liên Việt (LienvietPostbank) - một chuyên gia công nghệ tài chính ngân hàng
Mới đây, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin sơ bộ dự thảo phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025. Theo đó Lịch sử dự kiến sẽ trở thành môn thi bắt buộc, bên cạnh 3 môn quen thuộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Đây là phương án Bộ GD&ĐT đang cùng các chuyên gia xây dựng, xin ý kiến góp ý sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Thông tin này nhận được nhiều luồng tranh luận và sự quan tâm của xã hội. Nếu phương án đưa Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 là cơ hội để nâng cao vị thế môn học, nhưng cũng là thách thức lớn với người học và người dạy. Đặc biệt, áp lực đổ lên vai học sinh lớp 12 sẽ ngày càng nặng nề khi khối lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới có thể gia tăng. Vậy nếu Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, cần có sự chuẩn bị như thế nào?
Đã gần 3 tuần trôi qua kể từ thời điểm trận động đất 7,8 độ Ritchte
làm rung chuyển hơn 10 thành phố phía đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ, thế giới vẫn chưa hết ám ảnh bởi những hình ảnh về hậu quả kinh hoàng của trận động đất. Những tòa nhà đổ nát. Những con số thống kê về người thương vong tăng nhanh từng giờ. Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp! Với những cán bộ, chiến sĩ tham gia hai đoàn cứu hộ, cứu nạn, những ngày thực hiện nhiệm vụ tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ là quãng thời gian không thể nào quên, với những kinh nghiệm, những bài học quý báu và cả những cảm xúc, những câu chuyện có thể họ chưa từng gặp trong đời. Thiếu tá Nguyễn Văn Cần, Phó trưởng Khoa Cứu nạn, cứu hộ, Trường Đại học PCCC- Bộ Công an, thành viên tham gia đoàn công tác của Bộ Công An chia sẻ câu chuyện của những trong cuộc về hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm nay, trong đó có gần 80 trường dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập Trung học phổ thông. Đáng chú ý, hàng loạt trường đại học “top trên” sử dụng phương thức xét học bạ Trung học phổ thông.
Không chỉ năm nay, trong những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ Trung học phổ thông là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. Xét học bạ như thế nào để đảm bảo công bằng? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.
Theo nhận định chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng gặp khó khăn những tháng đầu năm, nhưng dự báo sẽ sớm ổn định trở lại. Vì thế, tình hình thị trường lao động được kỳ vọng có những chuyển động tích cực, tiếp tục trở lại đà phục hồi, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng. Người lao động và doanh nghiệp đang hào hứng tập trung ổn định sản xuất ngay từ những ngày đầu của năm mới Quý Mão 2023. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Những ngày Tết vừa qua là dịp để mọi người tạm gác lại những công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống, để những người con xa quê có cơ hội về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên gia đình, người thân của mình và cùng nhau đón chào những điều may mắn của năm mới. Thế nhưng có nhiều người, nhiều chiến sỹ phải gác lại niềm vui đó để thực hiện nhiệm vụ cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong số đó có lực lượng tình nguyện của Việt Nam tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Họ là những y bác sỹ công tác tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 4 tại Bentiu, Nam Xu Đăng, đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc, khám chữa bệnh cho các đồng nghiệp quốc tế và người dân bản địa tại khu vực Bệnh viện đứng chân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, theo phong tục truyền thống, các gia đình tất bật sửa soạn mâm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện lớn, việc nhỏ diễn ra trong năm ở hạ giới. Đây là một trong những phong tục tập quán đẹp của dân tộc được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Lễ cúng Táo Quân như một điểm lắng đọng trước Tết Nguyên Đán, trước khi bước vào một năm mới, nhìn lại một năm đi qua với sự chân thật, thẳng thắn và lạc quan. Đây cũng là dịp để các thành viên gia đình sum vầy bên nhau, sửa soạn đón tết. Tuy nhiên, hiện nay có không ít gia đình hiểu sai về phong tục này, bỏ tiền sắm đồ lễ cầu kỳ, tốn kém, ngoài mũ áo ông Công, ông Táo còn trang bị nhà lầu, xe hơi, điện thoại, máy tính... với dụng ý xin tài lộc. Điều này khiến phong tục đẹp của dân tộc bị méo mó, biến tướng. Đồng thời, cảnh quan, môi trường bị ảnh hưởng vì vàng mã đốt quá nhiều. Nhân ngày cúng tiễn đưa ông Công ông Táo, chúng tôi bàn câu chuyện: “Lễ cúng ông Công, ông Táo: giữ gìn mỹ tục, bảo vệ môi trường”, với sự tham gia của khách mời là PGS TS Đinh Hồng Hải, Khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cùng trò chuyện với nghệ nhân Hoàng Anh Sướng, người có nhiều năm nghiên cứu về trà Việt và miệt mài, bền bỉ đưa văn hóa, vẻ đẹp của trà Việt ra thế giới.
“Tết này, có nơi thưởng cả tỷ đồng, có nơi người lao động sẽ chỉ nhận được 50 nghìn đồng thôi”- Thông tin này đang lan truyền trên mạng xã hội và nhiều kênh truyền thông chính thống, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Không đơn thuần là chuyện chênh lệch lương, thưởng giữa các doanh nghiệp cùng khối ngành; chênh lệch lương, thưởng giữa các ngành nghề, lĩnh vực với nhau; cũng không đơn thuần là lo lắng, băn khoăn việc doanh nghiệp có lạm dụng quyền được thưởng bằng hiện vật như kỳ thưởng trước hay không. Năm nay, kèm theo khoản tiền thưởng Tết không được hậu hĩnh là tâm trạng lo lắng của nhiều lao động khi dự báo kinh tế 2023 khó khăn hơn, bởi những tác động từ kinh tế quốc tế. Người lao động có thể được tổ chức công đoàn hỗ trợ như thế nào để đảm bảo quyền lợi trong câu chuyện này? Chi tiêu thế nào trong bối cảnh lương, thưởng nguy cơ ngày càng eo hẹp?
Cuối tháng 12 là khoảng thời gian nhiều trường tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I, và chúng ta lại chứng kiến các em học sinh tất bật soạn đề cương, chữa đề cương, ôn tập kỹ lưỡng để đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng mới đây, trong thông báo hướng dẫn công tác tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I đối với cấp tiểu học, năm học 2022-2023, TP Hồ Chí Minh yêu cầu các trường không được soạn đề cương, bài mẫu văn, đồng thời xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Thông tin này lập tức trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của phụ huynh, giáo viên, đặc biệt “chạm” vào trăn trở của rất nhiều người - chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu. Hầu như ai cũng đều nhận ra “tác dụng phụ” của cách dạy theo văn mẫu, bài mẫu, về lâu dài ảnh hưởng đến tư duy của học sinh, dẫn tới triệt tiêu sáng tạo của thầy và trò. Vậy làm thế nào để chấm dứt dạy và học văn theo mẫu?

Với mục đích nhằm tuyên dương học sinh sinh viên (HSSV), thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu trong quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu trên các lĩnh vực; hôm nay, tại Hà Nội, Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Đây là sự kiện thường niên, nhằm tôn vinh những tấm gương tiêu biểu của con em các dân tộc thiểu số đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước đã giúp cho nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số đã có thêm động lực để phấn đấu học tập, lập thân, lập nghiệp và trở thành những công dân có ích cho xã hội. Từ sự kiện này đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội của HSSV, thanh niên dân tộc thiểu số trong cả nước. Đây cũng là dịp để học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên.
Các video mang tính chất từ thiện, giúp đỡ người khó khăn thường nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Vì lẽ đó, có không ít TikToker đã lợi dụng điều này để tìm cách tăng lượt xem. Những ngày gần đây, TikToker Nờ Ô Nô đang gây làn sóng phẫn nộ, tẩy chay trên mạng xã hội vì những lời lẽ bị cho là "miệt thị người nghèo" trong clip từ thiện mới đây.
Việc xây dựng nội dung mang tính sáng tạo để thu hút người xem là không sai, nhưng bất chấp các chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử thông thường để "hút view" là điều không thể chấp nhận. Thái độ tiêu cực và những lời nói miệt thị người nghèo không chỉ khiến hình ảnh của các TikToker xấu đi mà còn dễ ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng theo dõi, trong đó có không ít các bạn nhỏ. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS. TS. Nhà báo Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam – Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Hà Nội mới.
Vụ việc hơn 660 học sinh trường Ischool Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa trưa tại trường (trong đó có 1 em tử vong) được nhận định là vụ ngộ độc lớn nhất trong khối học đường. Sau khi xác định được nguyên nhân gây ngộ độc, cách đây 3 ngày, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm xảy ra tại trường Ischool, đồng thời điều tra, làm rõ những người có liên quan, song vụ việc một lần nữa đã gióng lên hồi chuông báo động về chất lượng, độ an toàn bữa ăn học đường đang bị “bỏ ngỏ” bấy lâu nay. Cần làm gì để tránh những vụ việc tương tự ?
Những ngày gần đây, liên tục có thông tin hàng nghìn lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc có nguy cơ mất việc tại khu vực phía Nam. Chỉ trong tháng 10, thành phố HCM đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho hơn 11.000 người. Hơn 30 nghìn lao động tỉnh Bình Dương cũng rơi vào cảnh khó khăn vì doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Dự kiến “làn sóng” cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng cuối năm sẽ tiếp tục trầm trọng hơn vào quý 4 năm nay và quý 1 năm sau. Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của hàng chục nghìn lao động bị mất việc, giảm việc cuối năm? Nội dung này sẽ được bàn luận trong Câu chuyện ngày thứ 7 với bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Chỉ trong 1 buổi tối 22/10 vừa qua, Việt Nam ghi nhận cùng lúc hai hoa hậu đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam và Hoa hậu Toàn Cầu 2022. Việc chỉ trong một đêm có thêm hai hoa hậu đã nhận nhiều tranh luận trên các nền tảng mạng xã hội.
Nếu như trước đây, con số cuộc thi sắc đẹp chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì nay hoa hậu, á hậu “đếm không xuể”. Cuộc thi này chưa qua, cuộc thi khác đã tới khiến cho công chúng “bội thực” hoa hậu. Không chỉ bội thực, lạm phát về số lượng, nhiều cuộc thi đạt chất lượng không cao, thậm chí còn không ít lùm xùm, tai tiếng. Trước việc lạm phát các cuộc thi hoa hậu, sắc đẹp, yêu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp siết chặt, lập lại trật tự các cuộc thi nhan sắc. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Đinh Hồng Hải, Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Con công nhân không có chỗ gửi trẻ, học phí các trường mầm non tư thục khá cao, cơ hội vào trường công thấp… chính là rào cản với người lao động có ý định gắn bó với thành phố lớn. Trước thực tế này, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để đẩy nhanh việc xây dựng nhiều nhà trẻ, trường mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước để con em công nhân được đến trường với chi phí hợp lý. Đáng chú ý, cách đây hơn 2 năm, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 105 về hỗ trợ người lao động có con trong độ tuổi đến trường mầm non, hỗ trợ giáo viên mầm non trường tư thục và hỗ trợ một phần kinh phí cho trường tư thục để khuyến khích tư nhân tham gia vào xây trường, mở lớp. Tuy vậy, hiện nay, số lượng nhà trẻ cho con em người lao động vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu gửi trẻ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cần làm gì để đẩy nhanh việc xây dựng nhà trẻ, trường lớp cho con em công nhân để họ yên tâm lao động sản xuất?
Học sinh trang điểm khi đến trường: cấm hay không? Chủ đề này lại nóng lên khi bước vào năm học mới một số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đưa ra nội quy cấm học sinh nữ trang điểm nhuộm tóc khi đến trường. Đáng chú ý nhất là Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) ban hành nội quy mới với 8 điều. Trong đó, điều 4 quy định cấm học sinh nhuộm tóc (khác biệt, nổi bật) cạo trọc đầu, sơn móng tay, móng chân, son môi (đậm, lòe loẹt). Đã hơn một tháng quy định của nhà trường có hiệu lực, các em trường Phan Ngọc Hiển đón nhận và thực hiện quy định này ra sao? Và câu chuyện cha mẹ, thầy cô giáo chuẩn bị tâm lý, cách ứng xử với con trẻ bước vào tuổi thiếu niên như thế nào để đồng hành cùng con hiệu quả?
Trong khi ngành đào tạo giáo viên đang quay lại vị trí top đầu, thu hút nhiều thí sinh lựa chọn thì câu chuyện thiếu giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới hay nhiều giáo viên từ bỏ công việc trên bục giảng đang nóng những ngày này. Số giáo viên nghỉ việc nhiều tập trung ở các khu đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng… Những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn như Sơn La, Gia Lai… cũng có hiện tượng nhà giáo bỏ nghề. Lương thấp, áp lực lớn từ nghề là nguyên nhân chính khiến nhiều giáo viên phải nghỉ việc, tìm hướng đi khác để mưu sinh. Làm thế nào tạo động lực cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, ngăn chặn tình trạng nghỉ việc là bài toán đặt ra đối với ngành giáo dục. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi bàn nội dung: “Giáo viên nghỉ việc: Làm gì để giúp thầy cô yên tâm với nghề?”
“Trọc phú”- khái niệm có thể hiểu là nói tới người giàu có về tiền bạc và vật chất nhưng yếu kém về văn hóa, nhân cách, kiến thức. Họ thường lấy tiền của, vật chất ra để làm màu bản thân mình trước xã hội và hay hành xử lỗ mãng. Vậy còn “trọc phú kiến thức” thì sao? Đây là nhan đề và cũng là nhận định đáng chú ý trong bài phát biểu của một diễn giả trẻ tại buổi lễ khai giang năm 2022 Trường Đại học Fulbright Việt Nam. Diễn giả là anh Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO tại Việt Nam. Ngay lập tức bài phát biểu đã gây chú ý đặc biệt trên mạng xã hội và cả giới truyền thông. Một bài phát biểu tầm 4000 từ được tác giả đăng lên facebook, đã có hơn 10.000 lượt yêu thích, hơn 5.000 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận. Nhiều người đồng tình về nhận định của tác giả, nhưng cũng không ít người phản bác.

Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm. Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4... là những mục tiêu đáng chú ý của Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước.
Nâng cao năng suất lao động là một bài toán khó không chỉ đối với Việt Nam và càng khó hơn, khi bị những tác động của đại dịch Covìd-19. Khó cũng phải giải vì “chìa khóa” để đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành nước phát triển, thu nhập cao chính là nâng cao năng suất lao động. Vậy giải bài toán Nâng cao năng suất lao động ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu công nhân và công đoàn.
Thời gian gần đây, đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại được nhiều bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước hưởng ứng. Trào lưu này không chỉ có sự tham gia của các nhà thiết kế, nhà nghiên cứu trẻ mà còn có sự chung tay ứng dụng của cả cộng đồng. Và câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng ta sẽ trò chuyện với một chàng trai, một du học sinh trẻ với khát khao hồi sinh cổ phục Việt. Đó là Nguyễn Đức Huy, từng là du học sinh chuyên ngành kỹ thuật tại Đức nhưng cách đây ít năm anh đã có quyết định táo bạo khi trở về Việt Nam nghiên cứu và phục dựng các loại trang phục của Việt Nam từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Hôm nay( 27/8), tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xúc tiến đầu tư vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, mở ra một hướng đi mới mang tính đột phá cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 11 là phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng một nửa số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá trong cả nước; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia kinh tế Hoàng Trọng Thủy, người có nhiều năm gắn bó tìm hiểu, nghiên cứu về nông nghiệp, về các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo hai tổ chức tín dụng sẵn sàng kích hoạt gói vay 20.000 tỷ đồng cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp vay tiêu dùng, sinh hoạt. Gói tín dụng có lãi suất bằng một nửa lãi suất cho vay hiện tại, thời hạn 3 tháng đến dưới 3 năm. Đây cũng là một trong những nội dung vừa được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam triển khai tới tất cả các cấp công đoàn nhằm ngăn tín dụng đen tiếp cận với công nhân, người lao động. Vấn đề đang được nhiều người quan tâm lúc này là khi nào gói hỗ trợ chính thức triển khai? Công nhân, người lao động cần hoàn thiện những thủ tục gì để sớm tiếp cận gói hỗ trợ?