logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Văn hóa đọc sách gặp nhiều thử thách trong kỷ nguyên số và Internet (17/04/2021)

Chúng ta đang hướng đến Ngày sách và văn hóa đọc ngày 21 tháng Tư hàng năm. Mỗi năm cứ đến dịp này, nhiều hoạt động triển lãm giới thiệu sách lại diễn ra sôi nổi trên cả nước và thực trạng "lười đọc sách" lại được nêu ra tại các diễn đàn.
Chủ đề không mới nhưng luôn nóng và mỗi khi bàn luận đều nhận được sự quan tâm của dư luận. Thách thức cũ để hình thành văn hóa đọc ở nước ta chưa được giải quyết thì nay thách thức mới lại nảy sinh trong kỷ nguyên internet và số hóa như ngày nay.
Vậy văn hóa đọc sách gặp nhiều thử thách trong kỷ nguyên số và Internet như thế nào sẽ được bàn luận kỹ hơn với hai vị khách mời là chị Khúc Thị Hoa Phượng, Tổng biên tập giám đốc Nhà xuất bản phụ nữ Việt Nam và anh Nguyễn Quang Thạch - người nhiều năm miệt mài làm công tác xã hội mang sách về nông thôn, lập ra hàng trăm tủ sách cho người dân ở các vùng quê trên cả nước.

Đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? (10/04/2021)

Thông tin thành phố Hà Nội quyết định "khai tử" hàng cây phong lá đỏ trên đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh, sau 3 năm trồng thử nghiệm đang nhận sự quan tâm đặc biệt của người dân thủ đô. Hàng cây phong lá đỏ từng được kỳ vọng biến hai con đường này thành tuyến đường đẹp, lãng mạn nhất Thủ đô. Đây là loại cây được mang về từ châu Âu, sau 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay 262 cây Phong lá đỏ gần như trơ trọi lá, không có sức sống, nhiều cây khẳng khiu như cành củi khô, trong đó nhiều cây đã chết.
Từ vụ việc này, nhớ tới việc Hà Nội từng dự định chặt hạ thay thế hàng nghìn cây xanh năm 2015, hay sau đó là câu chuyện trồng cây Mỡ - được đánh giá là không phù hợp với đô thị, cho thấy đang có nhiều bất ổn trong ứng xử với cây xanh của chính quyền thành phố. Hậu quả là lãng phí tiền bạc, thời gian và gây bức xúc dư luận. Đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? Vậy đâu là giải pháp để Hà Nội thoát cảnh "trồng - chặt", "chặt - trồng" cây đô thị? Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp bàn luận sâu hơn vấn đề này.

Các hội nhóm núp bóng từ thiện để trục lợi: ngăn chặn bằng cách nào? (03/04/2021)

Những ngày gần đây! Câu chuyện về câu lạc bộ Tình Người có dấu hiệu núp bóng các phong trào thiện nguyện, truyền bá mê tín dị đoan, lừa đảo trục lợi khiến dư luận xôn xao và bất bình. Trước đó cũng có nhiều giáo phái, câu lạc bộ tự xưng sử dụng những chiêu thức tương tự như câu lạc bộ tình người để lôi kéo, thu hút hàng nghìn người tham gia và lan tỏa ở nhiều địa phương, kéo theo những biến tướng và hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Điều gì khiến câu lạc bộ Tình người cũng như một số hội thánh tự xưng khác trước đây đã ngang nhiên tồn tại và tái diễn liên tục? Đâu là những chiêu thức buôn thần bán thánh, đa cấp tâm linh lôi kéo nhiều người, nhiều giới tham gia? Vai trò của cơ quan chức năng như thế nào để ngăn chặn các câu lạc bộ trá hình này?

"75 NGHÌN SÁNG KIẾN, VƯỢT KHÓ, PHÁT TRIỂN" – Khơi nguồn sáng tạo trong đoàn viên công đoàn (27/03/2021)

75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển trong công nhân, viên chức, lao động là một trong những chương trình trọng tâm đang được Tổng Liên đoàn Lao động phát động và triển khai. Tại nhiều doanh nghiệp, việc phát động, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo và nay là phong trào 75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển đã và đang giúp đội ngũ công nhân lao động phát huy khả năng, sức sáng tạo… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp, ngành hàng nơi đoàn viên công nhân lao động nói riêng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Trong chuyên mục câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, chúng ta cùng trò chuyện với ông Nguyễn Mạnh Kiên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hiểu thêm về phong trào ý nghĩa và thiết thực này.

Tương lai nào cho sông Tô Lịch? (20/3/2021)

Với chiều dài gần 15km, sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét tạo nên hệ thống thoát nước chính của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, với việc mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng 150 nghìn m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp, đã khiến cho sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều giải pháp khác nhau để cải tạo dòng sông này đã được Thành phố Hà Nội đưa ra, nhưng sông Tô Lịch ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm. Tương lai nào cho sông Tô Lịch bởi đây là dòng sông có ý nghĩa lịch sử, văn hoá và của Hà Nội? Nội dung này được BTV Thanh Trường trao đổi với vị khách mời là kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

Dẹp loạn các kênh youtube nhảm nhí (13/03/2021)

Một trong những sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận trong tuần là youtuber Thơ Nguyễn, chủ một kênh Youtube tự xưng chuyên dành cho thiếu nhi, trẻ em với hàng triệu lượt người theo dõi, đăng tải clip cho búp bê "kumathong" uống coca để xin vía học giỏi. Cộng đồng bày tỏ sự bức xúc trước việc Thơ Nguyễn đăng tải video clip mang tính mê tín dị đoan, ma mị và độc hại này.
Sự việc như giọt nước tràn ly về thực trạng các youtuber nhảm nhí, độc hại trong thời gian qua. Câu hỏi đặt ra: vì sao những video clip xấu độc vẫn có đất sống và ngày càng nở rộ? Vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các youtuber này cần được đặt ra như thế nào? Trách nhiệm của từng phụ huynh ra sao để giúp con trẻ nhận biết những youtuber độc hại? Nội dung sẽ có trong chuyên mục "Câu chuyện ngày thứ 7" hôm nay với vị khách mời là nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú.

Hành động vì môi trường nhìn từ khủng hoảng đại dịch covid 19 (06/03/2021)

Đại dịch covid 19 sau hơn 1 năm khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, tới nay cả thế giới vẫn đang quay cuồng chống dịch với những con số thiệt hại về người và của vô cùng lớn. Gần 120 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm và gần 2 triệu 600 nghìn người vĩnh viễn rời xa chúng ta vì virut sarsCov2. Những thiệt hại do đại dịch gây ra khiến mỗi người chúng ta, mỗi tổ chức và mỗi qua gia phải nhìn nhận lại quá trình phát triển của mình, làm sao phát triển bền vững, phải giữ được môi trường sống cho chính thế hệ này và con cháu mai sau. Khách mời là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng sẽ bàn nội dung này

Sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh (27/02/2021)

Các doanh nghiệp có đông công nhân lao động, nhất là nơi như các khu chế xuất, khu công nghiệp, rất dễ hình thành các ổ dịch lớn, nguy cơ lây nhiễm chéo cao. Chỉ cần một người lao động nhiễm Covid-19, cả dây chuyền, thậm chí cả doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Nếu dịch Covid-19 xảy ra tại các khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đời sống, việc làm của người lao động. An toàn sản xuất trong dịch bệnh là chủ đề của chuyên mục "Câu chuyện ngày thứ 7" hôm nay với sự tham gia của khách mời là ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tuổi trẻ và sự dấn thân (20/2/2021)

Tuổi trẻ thì phải có ước mơ, hoài bão và khát vọng. Hay nói cách khác, khát vọng và sự sáng tạo là yếu tố rất cần thiết đối với những người trẻ. Đây chính là điều quan trọng giúp tuổi trẻ có thêm những cơ hội thành công trong học tập, lao động, lập thân lập nghiệp. Khát vọng và sáng tạo chính là một phẩm chất thể hiện sự năng động và sức sống, vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong mọi hoạt động góp phần xây dựng quê hương đất nước. Đây cũng là chủ đề của Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay với vị khách mời là Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội - Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2016 và đạt nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở trong nước và ngoài nước

Nhớ chợ Tết xưa (06/02/2021)

Tiết trời cuối tháng Chạp, khi phố phường bắt đầu chộn rộn bán mua, khi những món quà quê theo thương lái về phố, hẳn nhiều người trong chúng ta lại nao nao với ký ức về các phiên chợ tết ở quê nhà. Thuở ấy, chợ Tết chính là nơi không khí Tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ tết là nỗi háo hức của cả trẻ con và người lớn. Ký ức chợ Tết xưa lại ùa về mãnh liệt hơn khi tết năm nay đón xuân trong hoàn cảnh đặc biệt: cả nước đang chung sức chống dịch Covid 19, nhiều chợ đìu hiu, thưa vắng hơn. -Chắc chắn ít người được hít hà hương quê, chợ tết vì dịch bệnh. Vậy tại sao chúng ta lại không cùng nhau nhắc nhớ lại ký ức về chợ Tết để vơi đi nỗi nhớ? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay sẽ hầu chuyện quý vị với vị khách mời nhà nhà báo, nhà văn Ngô Bá Lục- một cây viết trẻ về làng quê, được nhiều độc giả yêu thích với các tác phẩm như: Gió đồng hun hút, Hoài niệm Tết xưa.

Chăm lo Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn (16/01/2021)

Năm nay dịch Covid 19 ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhiều công nhân gặp khó khăn hơn. Dự báo lương thưởng cũng giảm so với năm trước, nhiều công nhân sẽ không về quê ăn Tết để tiết kiệm chi phí. Vậy chính quyền, công đoàn các cấp và doanh nghiệp có những hoạt động gì giúp người lao động xa quê cả về vật chất và các hoạt động văn hóa, tinh thần động viên người lao động khi Tết đến, Xuân về? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, vị khách mời Hồ Thị Kim Ngân Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động VN bàn luận về nội dung này:

Công nghiệp văn hóa - mỏ vàng có đang bị lãng quên? (09/01/2021)

Đảng và lãnh đạo Chính phủ nhiều lần khẳng định, văn hóa là nền tảng và cũng là nguồn lực để phát triển. Thế nhưng thời gian qua, việc tận dụng nguồn lực này vẫn còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để khuyến khích sáng tạo, phát triển trong văn hóa, biến các sản phẩm văn hóa thành hàng hóa có thương hiệu cả ở trong và ngoài nước, thu về ngoại tệ của đất nước? Nội dung có trong chuyên mục Chuyện thứ 7 với vị khách mời là phó giáo sư tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật quốc gia.

Bồi dưỡng, tận dụng trí tuệ Việt - nguồn tài nguyên vô tận để Việt Nam cất cánh

Tài nguyên khoáng sản rồi sẽ cạn kiệt. Chỉ có trí tuệ mới là nguồn lực vô giá và vô tận để phát triển nhanh và bền vững. Điều này càng được chứng minh rõ nét trong năm 2020 - một năm đầy khó khăn với thế giới và Việt Nam do dịch Covid 19, nhưng Việt NAm vẫn vươn lên là điểm sáng hiếm hoi trên toàn cầu và bước đầu tận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với công cuộc chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng trên cả diện doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước; nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ cao cũng đã ra đời. Việt Nam cũng lọt vào top những quốc gia hàng đầu về công nghệ 5G. Vấn đề đặt ra làm sao để khơi gợi và tận dụng hiệu quả trí tuệ Việt. Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc Thái Hà Books, đồng thời cũng là một diễn giả sẽ bàn nội dung này.

Luật lao động sửa đổi có điều chỉnh các mối quan hệ lao động trong những ngành nghề lĩnh vực mới như grab - uber?

Luật lao động sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 với nhiều nội dung mới, bao trùm, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động. Hiện đang ngày càng xuất hiện nhiều hình thức lao động và ngành nghề mới, như lái xe công nghệ uber grab, vậy luật lao động sửa đổi có quan tâm và bao trùm tới hoạt động này? Đây là mối quan hệ đối tác hay theo luật lao động sửa đổi 2019, đó là quan hệ lao động? Nội dung có trong câu chuyện thứ 7 với khách mời là ông Lê Đình Quảng, thành viên Ban soạn thảo luật lao động sửa đổi 2019, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

NICE - Mạng lưới sáng kiến vì cộng đồng, nhân lên những việc tử tế (19/12/2020)

Một trong những sự kiện nhận được sự quan tâm của cộng đồng trong tuần là Trung tâm Thông tin UNESCO tổ chức ra mắt "Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng" với tên gọi tiếng Anh viết tắt là NICE (tạm dịch là: ĐẸP). ĐẸP từ tên gọi cho tới nội hàm, mục tiêu của tổ chức này hướng tới: là mong muốn kết nối và lan tỏa nhiều hơn các dự án, sáng kiến vì cộng động, vì những người yếu thế, người khuyết tật tới cộng đồng. Vậy thực tế các dự án xã hội, dự án vì cộng đồng hiện nay được thực hiện như thế nào, đang gặp khó khăn gì; và NICE sẽ góp phần nhỏ bé của mình đưa ra lời giải hiệu quả cho các dự án, ý tưởng này ra sao? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia của vị khách mời nhà nhà báo Đức Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO, sáng lập viên mạng lưới NICE.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: