- Bắc Giang đối mới trong công tác tiếp dân, giảm khiếu kiện kéo dài.
- Quyết liệt trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế, chức vụ ở thành phố Hải Phòng.
- Gian nan công tác bảo vệ rừng ở biên giới Ia Mơr (Gia Lai).
Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay có những nội dung chính sau:
Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động phòng, chống tội phạm trong năm 2024
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, lỗi do con đường hay do con người?
Xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật giao thông thành nếp văn hoá cần bắt đầu từ đâu?
- Tăng cường phòng, chống cháy nổ tại lễ hội Đền Bà Chúa Kho.
- Bắc Giang đảm bảo an toàn giao thông tại các lễ hội đầu xuân.
- Gia Lai: Nguồn vốn chính sách giúp người chấp hành án phạt tù tự tin vươn lên.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, mỗi năm trung bình có khoảng 13.000 trường hợp người chưa đến tuổi thành niên vi phạm pháp luật, chiếm 12% số tội phạm. Hơn 65% vụ phạm pháp của người chưa thành niên có sử dụng vũ khí nóng hoặc hung khí, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật tới thanh thiếu niên để giúp các em có lối sống lành mạnh, có kỹ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và các quy tắc trong xã hội được xem là biện pháp có ý nghĩa quan trọng.
- Công an Nam Định tăng cường phòng, chống tội phạm để nhân dân vui xuân đón Tết.
- Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh chủ động đấu tranh với các loại tội phạm từ sớm từ xa.
- Chống hàng giả và gian lận thương mại dịp cuối năm ở Yên Bái.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra? Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chúng tôi sẽ phân tích, bàn luận về vấn đề này.
- Công an Quảng Ninh tăng cường đấu tranh trấn áp tội phạm để người dân vui xuân đón Tết.
- Tăng cường chống buôn lậu trên vùng biển Đông Bắc.
- Bộ đội Biên phòng mang Tết đến biên cương tỉnh Gia Lai.
- Lạng Sơn quyết liệt đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về pháo.
- Đắk Lắk: Ngăn chặn tình trạng học sinh mua hóa chất về chế tạo pháo nổ.
- Hải Phòng tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Nhìn vào thực trạng các công trình xây dựng những năm gần đây cho thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường do các công trình xây dựng diễn ra khá phổ biến gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sống và sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong thi công các công trình xây dựng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), chúng tôi sẽ phân tích, bình luận về vấn đề này.
Theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế. Chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác. Và theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các hộ gia đình, cá nhân phải phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn nếu không sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn tới 1 triệu đồng; hoặc sẽ bị từ chối phục vụ thu gom rác. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).
Điều 142, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Theo các chuyên gia, quy định này là một trong những điểm đột phá của Luật Bảo vệ Môi trường 2020….
Tại Quảng Ninh, ngành than đã bước đầu triển khai kinh tế tuần hoàn, qua việc khởi động việc khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ phục vụ san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp. Bài viết phản ánh thực tế, được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).
- Không để buôn lậu gia tăng, hình thành điểm nóng tại địa bàn Hải quan quản lý.
- Lạng Sơn chặn hàng lậu từ cửa khẩu, biên giới.
- Bắc Kạn: Công an xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm sau nửa tháng ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm.
- Tập trung thanh tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
- Lạng Sơn không để tình trạng buôn lậu gia tăng, hình thành điểm nóng.
- “Nắm đấm thép” phòng chống tội phạm trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương, có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới. Từ đó, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.