logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sửa đổi Luật đất đai: Nên để địa phương xây dựng mức bồi thường giải phóng mặt bằng (22/3/2023)

Thời gian này, nhân dân cả nước đang tập trung cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Từ thực tiễn trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại cơ sở ở Yên Bái, người dân nơi đây có những kiến nghị để việc hoàn thiện Luật sát với thực tế hơn.

Điện Biên: Sửa đổi Luật Đất đai phải chú ý đến công tác giải phóng mặt bằng (17/3/2023)

Là một trong những đô thị đang phát triển của khu vực Tây Bắc, tỉnh Điện Biên đang triển khai nhiều dự án xây dựng lớn. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng luôn là khâu khó khăn trong việc triển khai nhiều dự án, trong đó có cả những dự án trọng điểm. Do đó, nhiều ý kiến góp ý vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Quy định cụ thể đổi với đất sử dụng đa mục đích (11/3/2023)

Tại Điều 209, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đề xuất nguyên tắc sử dụng đất đa mục đích là không làm thay đổi mục đích sử dụng đất chính; không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường; không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;... Trong đó, lần đầu tiên, các quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh… được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Đất đai 2013 sửa đổi.

Cần tách bạch chức chức năng quyết định về đất đai và quản lý về đất đai (09/3/2023)

Cần tách bạch chức chức năng quyết định về đất đai và quản lý về đất đai. Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo góp ý vào Dự thảo Luật Đất đại sửa đổi, do Trường Đại Học Luật Hà Nội; Uỷ Ban Trung ương mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam; Quỹ Hoà Bình và Phát triển Việt Nam; Viện nghiên cứu Lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tổ chức vào sáng nay, tại Hà Nội.

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất: Cần minh bạch, công khai

Sau gần 40 năm đổi mới, nước ta đã hình thành thị trường quyền sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở đô thị và nông thôn). Thị trường nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở đô thị; thị trường đầu tư xây dựng nhà ở, chung cư, văn phòng, khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn… phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai đang cần được xem xét, sửa đổi trong quy định của Luật đất đai lần này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Thanh Hoá: Nhân dân quan tâm đóng góp ý kiến về Dự án Luật Đất đai (08/3/2023)

Thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng loạt các ngành, các địa phương trên địa bàn Thanh Hoá đã xây dựng kế hoạch, tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân và tổ chức hội nghị lấy ý kiến. Do đó, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân.

Cần làm rõ hơn quyền người sử dụng đất vùng quy hoạch (08/3/2023)

Tình trạng quy hoạch treo, dự án treo đã gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Trong Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã có những quy định khắc phục tình trạng này. Nội dung này, thu hút sự quan tâm của người dân khi góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đất đai sửa đổi.

Luật Đất đai (sửa đổi): cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi người dân vùng dự án treo (08/3/2023)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Khánh Hòa quan tâm. Nhiều ý kiến đề nghị Dự thảo Luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo”, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất phải hiệu quả, tránh lãng phí.

Quy định chặt chẽ để huy động kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách Nhà nước

Tài chính đất đai là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, là nguồn lực không nhỏ để tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các địa phương. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng về chính sách tài chính trong lĩnh vực đất đau, nhưng sau thời gian gần 10 năm thi hành, các quy định tại Luật Đất đai năm 2013, trong đó có các quy định về tài chính đất đai, đã chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn. Do đó, cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi đảm bảo quy định chặt chẽ để huy động kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách Nhà nước.

Để Luật Đất đai (sửa đổi) tạo động lực phát triển nông nghiệp (06/03/2023)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như quy định việc mở rộng hạn mức nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Quy định tích tụ, tập trung đất đai, cơ chế góp quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn… Hai trong nhiều điểm mới của dự thảo lần này được kỳ vọng giúp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, từ đó tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực nông nghiệp nước ta.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Quyền sử dụng đất của hộ gia đình (03/3/2023)

Khoản 5 điều 143 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì sẽ cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ghi đầy đủ tên thành viên trên sổ và trao cho người đại diện. Quy định này liệu có khắc phục được những vướng mắc, bất cập hiện nay trong xử lý những vụ việc liên quan quyền sử dụng đất của hộ gia đình hay không? Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia pháp lý quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo luật đất đai sửa đổi.

Xác định giá đất theo thị trường: Nội dung quan trọng cần sửa đổi trong Luật đất đai (01/3/2023)

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và đóng góp của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân… Trong đó một nội dung lớn đang được tranh luận sôi nổi là vấn đề xác định giá đất. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật đất đai lần này cần có sự đột phá về tư duy và chặt chẽ, khoa học, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Tiền Giang: Luật đất đai sửa đổi năm 2023 là phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế của cuộc sống (01/3/2023)

Hiện nay, Dự thảo dự án Luật đất đai sửa đổi năm 2023 được đông đảo cán bộ và người dân tỉnh Tiền Giang quan tâm và đánh giá cao. Dự thảo dự án Luật đất đai sửa đổi lần này đã bổ sung, hoàn thiện hơn Luật đất đai đang áp dụng hiện hành.

Tránh tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong xử lý vi phạm về đất đai? (01/3/2023)

Liên quan đến các tranh chấp về đất đai, hiện nay tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng người dân khi có đơn khiếu nại lên cấp có thẩm quyền về vi phạm của chính quyền cấp phường xã thì đơn lại được trả về cấp phường xã để giải quyết. Do vậy, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, nguyên nhân dẫn tới việc giải quyết đơn thư chậm trễ, hoặc xử lý không đến nơi, đến chốn, khiếu kiện kéo dài. Đây cũng là nội dung được nhiều người quan tâm góp ý vào Luật Đất đai (sửa đổi) lần này.

Xác định giá đất theo thị trường: Nội dung quan trọng cần sửa đổi trong Luật đất đai

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và đóng góp của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân… Trong đó một nội dung lớn đang được tranh luận sôi nổi là về vấn đề xác định giá đất.
- Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật đất đai lần này cần có sự đột phá về tư duy và chặt chẽ, khoa học, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong tình hình mới. Ghi nhận của phóng viên Thành Trung:

Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị thay thời điểm xác định giá đất (27/2/2023)

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 108 Luật Đất đai năm 2013 thì thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất. Giá đất do Nhà nước quy định không tiệm cận với thị trường, thời điểm, phương pháp xác định giá đất... là vấn đề nóng được các địa phương đặc biệt quan tâm.

Công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (26/2/2023)

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một nội dung được nhiều người quan tâm là Chương 5 về Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Điều này xuất phát từ những tồn tại do công tác quy hoạch chậm trễ, tùy tiện thay đổi, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một nội dung được nhiều người quan tâm là Chương 5 về Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Điều này xuất phát từ những tồn tại do công tác quy hoạch chậm trễ, tùy tiện thay đổi, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Cần công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch đất vô lý, lãng phí tài nguyên, coi chừng lãng phí cán bộ (24/2/2023)

Sáng nay (24/2), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM để nghe báo cáo về tình hình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đang là loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và tác động đến việc thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất. Tình trạng “đất đai đang tranh chấp” kéo dài không chỉ gây mất an ninh trật tự ở cơ sở mà còn khiến công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiệt quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Sau ngày 20/2, các đoàn công tác làm việc với các địa phương, bộ, ngành tổng hợp ý kiến nhân dân (23/2/2023)

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa (tức là đến 15/3), việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi sẽ kết thúc. Dự thảo được kỳ vọng không chỉ giải quyết những tồn tại vướng mắc, mà sẽ giải phóng được nguồn lực đất đai, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước, vậy đến nay, việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào dự luật này đã đạt được kết quả như thế nào, làm thế nào để huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích của Nhân dân? Phóng viên Đài TNVN có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Lê Minh Ngân về nội dung này.

Cần sửa đổi các quy định liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất như thế nào?

Góp ý các quy định của dự án Luật đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, đại diện các địa phương từ kinh nghiệm thực tế của mình đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng.

Bỏ khung giá đất – Bước đột phá trong sửa đổi Luật đất đai? (21/02/2023)

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân có một điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai. Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường.

Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai (22/2/2023)

Tranh chấp đất đai đang là loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và tác động đến việc thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất. Tình trạng “đất đai đang tranh chấp” kéo dài không chỉ gây mất an ninh trật tự ở cơ sở mà còn khiến công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiệt quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Cần đảm bảo hài hòa lợi ích đối với người bị thu hồi đất

Góp ý vào dự án Luật đất đai (sửa đổi), các thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị làm rõ việc thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích đối với người có đất bị thu hồi

Cần đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất khi thu hồi đất

Ngay khi Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, đã có nhiều ý kiến góp ý thông qua diễn đàn của Bộ Tài nguyên- Môi trường, qua chính quyền các địa phương và các tổ chức, hiệp hội…Các ý kiến khá toàn diện, trong đó tập trung vào một số nội dung như: quy định về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất...

Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất được thống nhất, minh bạch khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch và hiệu quả. Đây là yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Cần làm rõ phương pháp và tiêu chí định giá đất khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Giá đất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai. Định giá đất sát với giá thị trường luôn là yêu cầu trong Luật đất đai. Góp ý vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi, các chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ phương pháp và tiêu chí định giá đất.

Sửa đổi Luật Đất đai: Để người dân bị thu hồi đất được hưởng các lợi ích mang lại từ những dự án phát triển

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên, một số tổ chức xã hội và các chuyên gia, nhà khoa học và dự án Luật đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội nghị là làm sao sau quá trình thu hồi đất thì người dân được hưởng các lợi ích mang lại từ các dự án phát triển. Phóng viên Lại Hoa phản ánh

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: