logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xác định giá đất theo thị trường: Nội dung quan trọng cần sửa đổi trong Luật đất đai

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và đóng góp của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, người dân… Trong đó một nội dung lớn đang được tranh luận sôi nổi là về vấn đề xác định giá đất.
- Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật đất đai lần này cần có sự đột phá về tư duy và chặt chẽ, khoa học, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong tình hình mới. Ghi nhận của phóng viên Thành Trung:

Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị thay thời điểm xác định giá đất (27/2/2023)

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 108 Luật Đất đai năm 2013 thì thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất. Giá đất do Nhà nước quy định không tiệm cận với thị trường, thời điểm, phương pháp xác định giá đất... là vấn đề nóng được các địa phương đặc biệt quan tâm.

Công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (26/2/2023)

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một nội dung được nhiều người quan tâm là Chương 5 về Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Điều này xuất phát từ những tồn tại do công tác quy hoạch chậm trễ, tùy tiện thay đổi, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), một nội dung được nhiều người quan tâm là Chương 5 về Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Điều này xuất phát từ những tồn tại do công tác quy hoạch chậm trễ, tùy tiện thay đổi, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Cần công khai, minh bạch để bịt lỗ hổng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch đất vô lý, lãng phí tài nguyên, coi chừng lãng phí cán bộ (24/2/2023)

Sáng nay (24/2), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm việc với Đoàn ĐBQH TP.HCM để nghe báo cáo về tình hình lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đang là loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và tác động đến việc thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất. Tình trạng “đất đai đang tranh chấp” kéo dài không chỉ gây mất an ninh trật tự ở cơ sở mà còn khiến công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiệt quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Cần sửa đổi các quy định liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất như thế nào?

Góp ý các quy định của dự án Luật đất đai (sửa đổi) liên quan đến tài chính về đất đai và giá đất, đại diện các địa phương từ kinh nghiệm thực tế của mình đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng.

Bỏ khung giá đất – Bước đột phá trong sửa đổi Luật đất đai? (21/02/2023)

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân có một điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai. Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường.

Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai (22/2/2023)

Tranh chấp đất đai đang là loại tranh chấp phổ biến, phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và tác động đến việc thực hiện các quyền đối với quyền sử dụng đất. Tình trạng “đất đai đang tranh chấp” kéo dài không chỉ gây mất an ninh trật tự ở cơ sở mà còn khiến công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng cần hoàn thiệt quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.

Cần đảm bảo hài hòa lợi ích đối với người bị thu hồi đất

Góp ý vào dự án Luật đất đai (sửa đổi), các thành viên Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị làm rõ việc thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích đối với người có đất bị thu hồi

Cần đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất khi thu hồi đất

Ngay khi Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, đã có nhiều ý kiến góp ý thông qua diễn đàn của Bộ Tài nguyên- Môi trường, qua chính quyền các địa phương và các tổ chức, hiệp hội…Các ý kiến khá toàn diện, trong đó tập trung vào một số nội dung như: quy định về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất...

Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất được thống nhất, minh bạch khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Quy hoạch treo trong quản lý, sử dụng đất gây lãng phí to lớn nguồn lực. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, vướng mắc trong công tác quy hoạch sử dụng đất đó là do năng lực lập và tổ chức thực còn nhiều tồn tại và sự chi phối của vấn đề lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ. Quy hoạch sử dụng đất cần phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn và bảo đảm đồng bộ, thống nhất, minh bạch và hiệu quả. Đây là yêu cầu đặt ra khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Cần làm rõ phương pháp và tiêu chí định giá đất khi sửa đổi Luật Đất đai 2013

Giá đất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động quản lý của Nhà nước về đất đai. Định giá đất sát với giá thị trường luôn là yêu cầu trong Luật đất đai. Góp ý vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi, các chuyên gia và đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ phương pháp và tiêu chí định giá đất.

Sửa đổi Luật Đất đai: Để người dân bị thu hồi đất được hưởng các lợi ích mang lại từ những dự án phát triển

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên, một số tổ chức xã hội và các chuyên gia, nhà khoa học và dự án Luật đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung được bàn thảo tại Hội nghị là làm sao sau quá trình thu hồi đất thì người dân được hưởng các lợi ích mang lại từ các dự án phát triển. Phóng viên Lại Hoa phản ánh

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Sau ngày 20/2, các đoàn công tác làm việc với các địa phương, bộ, ngành tổng hợp ý kiến nhân dân (23/2/2023)

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa (tức là đến 15/3), việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi sẽ kết thúc. Dự thảo được kỳ vọng không chỉ giải quyết những tồn tại vướng mắc, mà sẽ giải phóng được nguồn lực đất đai, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước, vậy đến nay, việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào dự luật này đã đạt được kết quả như thế nào, làm thế nào để huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích của Nhân dân? Phóng viên Đài TNVN có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Lê Minh Ngân về nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: