Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể về:
- Pháp luật có quy định rất cụ thể về việc thực hiện quyền bầu cử của những người di cư tự do.
- Người chưa có đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Những người đang bị tam giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiên bắt buộc nhằm đảm bảo cho mọi công dân có đủ điều kiện được tham gia bỏ phiếu, bầu ra người đại diện cho mình tham gia vào QH và HĐND các cấp.
Trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 23/5 tới, các cử tri sẽ bầu Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuy nhiên tùy thuộc vào thời gian cư trú, các cử tri sẽ có quyền bầu cử khác nhau. Đa số cử tri sẽ bầu Đại biểu QH và Đại biểu HĐND ở cả 3 cấp, nhưng có cử tri sẽ chỉ được bầu Đại biểu QH và Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Vậy cụ thể quyền bầu cử của cử tri là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp cụ thể vấn đề này.
Theo Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có nhiều thay đổi so với nhiệm kỳ trước. Vậy những thay đổi này là gì? Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này.
Sau khi cử tri hoàn thành việc bỏ phiếu bầu và việc kiểm phiếu được hoàn tất thì việc niêm phong quản lý phiếu bầu cử, con dấu và các tài liệu liên quan sẽ được thực hiện như thế nào? Đây là những nội dung được ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp cụ thể trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay.
Cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày 23/5 tới có nhiều điểm mới so với các cuộc bầu cử trước do một số đạo luật có liên quan như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung tại các kỳ họp của Quốc hội khoá 14. Vậy những điểm mới này là gì và có tác động như thế nào đến công tác bầu cử đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp lần này. Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin cụ thể tới quý vị và các bạn.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thông tin cụ thể:
- Theo các Nghị quyết của Quốc hội khoá 14, từ năm 2021, mô hình chính quyền đô thị sẽ được thực hiện chính thức tại TP HCM và thực hiện thí điểm tại 2 thành phố là Hà Nội và Đà Nẵng. Vì vậy, tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận và cấp phường ở những thành phố này cũng sẽ có những thay đổi.
- Vậy việc bầu cử Đại biểu QH khoá 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở 3 thành phố này sẽ có những điểm khác biệt gì so với các địa phương khác?
Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử, ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin về tình hình khiếu nại, kiến nghị liên quan đến bầu cử, cũng như những quy định của pháp luật trong xử lý những hành vi vi phạm về bầu cử.
Tổ bầu cử có vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp, có nhiệm vụ phát Thẻ cử tri, phiếu bầu cử cho cử tri và tiến hành việc kiểm phiếu, lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử. Theo quy định của pháp luật, chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin về việc thành lập Tổ bầu cử ở các địa phương, ở các đơn vị vũ trang nhân dân, các bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng cũng như những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các Tổ bầu cử.
Sau ngày bầu cử, việc công bố kết quả bầu cử, danh sách những người trúng cử và xác nhận tư cách của người trúng cử sẽ được tiến hành như thế nào, việc giải quyết các khiếu nại về kết quả bầu cử được thực hiện ra sao? Đây là những nội dung được Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội giải đáp cụ thể trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay. Bây giờ xin được nhường lời cho BTV Đỗ Minh trao đổi cùng Luật sư Nguyễn Ngọc Lan.
Ngày 27/4 vừa qua, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ, Chủ tịch HĐ bầu cử quốc gia, ký ban hành NQ số 559, Công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu QH khóa XIV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV. Bắt đầu từ ngày 27/4, 868 người ứng cử Đại biểu QH khóa XV cùng những người ứng cử Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 tiến hành vận động bầu cử. Công việc này phải kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Vậy vận động bầu cử là gì? Việc vận động bầu cử phải đảm bảo những nguyên tắc nào và những người ứng cử được sử dụng các hình thức vận động bầu cử như thế nào? Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, UB TƯ MTTQ Việt Nam giải đáp.
Theo quy định của pháp luật, trong cuộc bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp, đơn vị bầu cử nào có số người trúng cử chưa đủ số lượng đã được ấn định hay số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt một nửa tổng số cử tri trong danh sách thì phải tiến hành bầu cử thêm hoặc bầu cử lại. Vậy cụ thể việc bầu cử thêm và bầu cử lại được thực hiện như thế nào? Đây là nội dung được Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội giải đáp.
Trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội sẽ giải đáp thắc mắc của các thính giả liên quan đến nguyên tắc xác định người trúng cử và việc giải quyết các khiếu nại tố cáo tại chỗ liên quan đến việc kiểm phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ giải đáp một số thắc mắc của thính giả liên quan đến phiếu bầu hợp lệ, không hợp lệ, việc kiểm đếm số phiếu bầu cử Đại biểu QH khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp một số thắc mắc của thính giả liên quan đến việc kiểm phiếu bầu Đại biểu QH khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
- Cách thức kiểm phiếu?.
- Những ai được chứng kiến việc kiểm phiếu?.
- Việc giải quyết khiếu nại đối với việc kiểm phiếu?.
Trong chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội sẽ thông tin tới quý vị và các bạn về những trường hợp cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu, bỏ hộ phiếu bầu cử và việc xử lý đối với một số tình huống đặc biệt có thể phát sinh trong ngày bầu cử như thiên tai, lũ lụt hay dịch bệnh Covid19 bùng phát.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin về thủ tục kiểm tra hòm phiếu; cách thức ghi phiếu bầu và bỏ phiếu bầu sao cho đúng với những quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp những thắc mắc của thính giả liên quan đến nội quy của phòng bỏ phiếu và việc mang phiếu bầu ra khỏi phòng bỏ phiếu.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra. Vào thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đang được gấp rút tiến hành. Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư Hà Nội thông tin những việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5 tới.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp cụ thể:
- Trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Quyền miễn trừ của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội, giải đáp vấn đề: Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân và Đại biểu hội đồng nhân dân cũng như những quy định của pháp luật về quyền của Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trong Chuyên mục này hôm nay, Luật sư Đặng Văn Cường sẽ tiếp tục giải đáp những quy định của pháp luật về trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội và quyền miễn trừ đối với Đại biểu Quốc hội.
Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của mình, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp sẽ phân tích rõ về ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử Đại biểu QH khóa 15 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra vào ngày 23/5 tới cũng như về vị trí, vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ta.
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải đáp trong Chuyên mục Hỏi đáp về bầu cử hôm nay về nội dung:
- Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cử tri đối với người ứng cử Đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện như thế nào?
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử sẽ bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật thì bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND, các ứng cử viên sẽ tiến hành vận động bầu cử và công việc này phải kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Cũng theo quy định của pháp luật, các ứng cử viên được vận động bầu cử thông qua 2 hình thức, đó là gặp gỡ tiếp xúc cử tri tại Hội nghị tiếp xúc cử tri và thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
Vậy Hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử được thực hiện như thế nào, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với việc vận động bầu cử ra sao; Các hành vi nào bị cấm trong vận động bầu cử? Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ giải đáp những vấn đề này.
Theo quy định của pháp luật thì bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND, các ứng cử viên sẽ tiến hành vận động bầu cử và công việc này phải kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Vậy vận động bầu cử là gì và việc vận động bầu cử phải đảm bảo những nguyên tắc nào; các ứng cử viên được sử dụng các hình thức bầu cử như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, chậm nhất là ngày 18/4 tới, Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ phải được hoàn tất.
ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ giải đáp về vấn đề: Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở cấp huyện, cấp xã đối với việc giới thiệu người ứng cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành ra sao?
Ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giải đáp một số nội dung về:
Ấn định số đơn vị bầu cử.
Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
Xác định khu vực bỏ phiếu.
Chủ nhật, 23/5/2021, ngày bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, những người không có mặt tại nơi cư trú vì đi công tác, du lịch, chữa bệnh…thì thực hiện quyền bầu cử như thế nào và những người như sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp sẽ đi bỏ phiếu bầu cử ở đâu?