logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trồng rừng thích ứng với biến đổi khí hậu (26/05/2021)

- Trồng rừng- giải pháp ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu
- Bảo tồn rừng ngập mặn ven biển Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

Việt Nam bắt đầu loại trừ các chất HFC gây hiệu ứng nhà kính từ năm 2024 (19/05/2021)

Tầng ôzôn được xem là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất, trong đó có các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Hậu quả là tầng ôzôn bị suy thoái, lỗ thủng tầng ôzôn đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng, đe dọa sự sống trên hành tinh chúng ta, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm đáng kể và mặt khác làm thay đổi tầng ôzôn, theo hướng dễ gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường, các quốc gia đã quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm tầng ôzôn, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển.

Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai (12/05/2021)

- Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai
- Dự án hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng dễ bị tổn thương trước thiên tai

“Mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” (05/05/2021)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp, những đổi mới sáng tạo để giúp người dân thích ứng tốt hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà ở, sinh kế cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- “Phát triển mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong Chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính (28/04/2021)

Đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương, đa phương. Đây là khẳng định của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu do Mỹ chủ trì diển ra cuối tuần qua theo hình thức trực tuyến, từ Hà Nội. Vậy làm thế nào để Việt Nam thực hiện được mục tiêu này? Đây là nội dung Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.

ĐBSCL: Bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước (21/4/2021)

Do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn cùng tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện đã vào cuối mùa khô, nhìn tổng thể, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong cả mùa khô 2021 tại ĐBSCL chỉ xảy ra cục bộ, tuy nhiên, bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước vẫn là vấn đề đặt ra về lâu dài để phát triển ĐBSCL một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu (14/04/2021)

Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất- nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (07/04/2021)

- Thưa quý vị! Biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long- một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Trong đó, thấy rõ nhất là những tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm gia tăng dịch bệnh...
- Do đó, để thích ứng với biến đổi khí hậu, cùng với các giải pháp đồng bộ khác, giờ đây, sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải tính đến bài toán chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây cũng là nội dung được chuyển tới quý thính giả trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Xây dựng quốc gia quản lý rủi ro thiên tai (31/3/2021)

- Năm 2020, Việt Nam tiếp tục chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi các loại hình thiên tai bất thường. Một trong những nguyên nhân khiến thiên tai ngày càng trở nên khó lường, được chỉ ra là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan gây thảm họa thiên tai. Đây sẽ là mối nguy hiểm lớn mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới tiếp tục phải đối mặt. Thực tế này cho thấy, vấn đề quản lý rủi ro thiên tai, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai (24/03/2021)

Năm 2020 được đánh giá là một năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả ba miền đất nước. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, 6 tháng đầu năm 2021 sẽ tiếp tục có những diễn biến bất thường về thời tiết, thiên tai. Mặc dù công tác dự báo, cảnh báo thiên tai thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ ngày càng cực đoan, khó lường. Để có những bản tin dự báo chính xác hơn nữa, trong thời gian tới ngành khí tượng thủy văn sẽ tiếp tục áp dụng khoa học - công nghệ trong công tác dự báo.

Đồng bằng sông Cửu Long - "thuận thiên" để phát triển (17/03/2021)

- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu” vừa được tổ chức tại ĐBSCL đã khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ về phát triển ĐBSCL, đó là tôn trọng quy luật tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm sống chung với lũ, sống chung với mặn, với khô hạn, thiếu nước, phù hợp với điều kiện thực tế.

Đồng bộ các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu (10/03/2021)

Biến đổi khí hậu đang là một thách thức ở quy mô toàn cầu, trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa và tác động mạnh nhất. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến hơn và ngày càng gây ra nhiều tổn thất về con người và của cải vật chất. Điển hình như lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung và những cơn bão rất mạnh đổ bộ vào Việt Nam trong những tháng cuối năm ngoái. Với hơn 3.000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hằng năm Việt Nam phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới, chịu tác động của nhiều loại hình thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của nước ta.

Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai (24/02/2021)

- Năm 2020 đã trở thành năm phải hứng chịu nhiều hình thái thời tiết khắc nghiệt
- Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai

ĐBSCL - chủ động ứng phó trước tác động của hạn mặn (17/02/2021)

- ĐBSCL, chủ động ứng phó trước tác động của hạn mặn
- Giải pháp phân phối, điều tiết nước hợp lý trong mùa khô hạn

“Giải pháp nào để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí?” (27/01/2021)

Môi trường chúng ta đang sinh sống hiện đã và đang bị ô nhiễm trầm trọng từ đất, nước, không khí... Thời gian gần đây, chỉ riêng khu vực Hà Nội, chất lượng không khí luôn ở mức xấu, thậm chí có những ngày, ở ngưỡng nguy hại (gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người).
Vâng, tình trạng đã ở mức báo động và gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, sức khỏe, và đáng chú ý hơn đó là gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu- mối đe dọa lớn cho nhân loại. Vậy giải pháp nào để kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí? Đây sẽ là nội dung được chuyển tới quý thính giả trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: