logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

“Thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu”

Ở Việt Nam, xét trên góc độ những rủi ro liên quan đến khí hậu, thiên tai và thảm họa môi trường, thì phụ nữ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nhưng phụ nữ cũng là những người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Do đó, tạo điều kiện để phụ nữ được phát huy vai trò của mình trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu một cách sáng tạo thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Xây dựng năng lực ứng phó cho cộng đồng trước biến đổi khí hậu (2/9/2020)

Trước tác động của biến đổi khí hậu, việc xây dựng năng lực ứng phó cho cộng đồng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vậy, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt mục tiêu: giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch.

“Ứng dụng KHCN để biến thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội tăng trưởng” (26/08/2020)

Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn.
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.

Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn – giải pháp phòng chống sạt lở ven biển (19/8/2020)

Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở khu vực ven biển tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lan nhanh với mức độ ngày càng khốc liệt. Với tình trạng biến đổi khí hậu, sóng to, gió lớn và nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền, việc phát triển diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển và gìn giữ “tấm lá chắn” này, không phải là chuyện dễ khi diện tích rừng ngập mặn ven biển tại ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức:

Phát triển bền vững ứng phó biến đổi khí hậu (12/8/2020)

Trong bối cảnh mô hình “kinh tế nâu” đang hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên, các nước phát triển đã chuyển dần sang “kinh tế xanh”. Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Sạt lở: Mối nguy mùa mưa bão (5/8/2020)

- Sạt lở, mối nguy mùa mưa bão ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Mô hình phát triển kinh tế để thoát nghèo ở Quảng Ngãi.

Các tỉnh miền núi phía Bắc tăng cường phòng chống thiên tai (29/7/2020)

- Các tỉnh miền núi phía Bắc tăng cường phòng chống thiên tai.
- Diện mạo nông thôn ở vùng cao Tân Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế trồng rừng (22/7/2020)

Mất rừng được cho là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho những thiệt hại do biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn. Nói điều này để cho thấy, để giảm nhẹ những thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì chúng ta phải giữ rừng, phục hồi rừng. Và để ngăn chặn tình trạng mất rừng, suy thoái rừng, thì một trong những giải pháp đó là phát triển các mô hình sinh kế bền vững giúp người dân sống được nhờ rừng, để giữ rừng.

Nắng nóng và mối nguy ô nhiễm không khí (8/7/2020)

- Nắng nóng và mối nguy ô nhiễm không khí.
- Mô hình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, sản phẩm rau - hoa của Đà Lạt.

Nhiều mô hình khởi nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (1/7/2020)

Hạn hán, xâm nhập mặn, những hiện tượng thời tiết cực đoạn, tình trạng ô nhiễm không khí… những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu mà Việt Nam phải gánh chịu thời gian qua buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp để thích ứng, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Và nói như các chuyên gia, chính những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để chúng ta thay thế những công nghệ cũ, những phương thức canh tác thiếu hiệu quả bằng những công nghệ mới, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đảm bảo an toàn hồ đập trước mùa mưa bão 2020 (24/6/2020)

Hồ chứa nước thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần ổn định phát triển bền vững tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường và sự xuống cấp theo thời gian tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất an toàn đập, hồ chứa nước. Vậy các địa phương đã có những phương án chuẩn bị như thế nào để đảm bảo an toàn các hồ chứa nước?

Bảo vệ đa dạng sinh học nhìn từ mô hình bảo tồn nguồn lợi thủy sản (17/6/2020)

Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), sẽ được tổ chức vào cuối năm.
Có thể thấy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được các ban ngành chức năng quan tâm.
Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp như ngày truyền thống ngành thủy sản, Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), ngày Lễ Vu lan (15/7 âm lịch). Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện đại hoá ngành phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn (10/6/2020)

- Hiện đại hoá ngành phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn.
- Hạn chế thiệt hại do thiên tai xảy ra.

Nắng nóng và nguy cơ cháy rừng (3/6/2020)

Đợt nắng nóng mới kéo dài gây ra nhiều nguy cơ trong đó có cháy rừng ở mức cao. Nhiều giải pháp cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để hạn chế thiệt hại và các vụ cháy rừng.

Phòng chống thiên tai và vai trò của cộng đồng (20/5/2020)

Bình quân mỗi năm có khoảng 500 người thiệt mạng, mất tích; thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP, những con số này cho thấy mức độ nguy hiểm của thiên tai đến đời sống, kinh tế, xã hội nước ta. Thiên tai qua đi để lại những dư chấn nặng nề, những hậu quả “kinh hoàng” không một ai có thể tưởng tượng, đo đếm được.
Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được xem là một trong những mô hình hiệu quả, bởi cộng đồng là nơi hiểu rõ nhất cách “sống chung” với thiên tai, bằng việc vận dụng kinh nghiệm và kiến thức được đúc kết, tích lũy nhiều năm. Cùng với sự hỗ trợ từ phía địa phương cùng các ban ngành chức năng, các mô hình tổ cộng đồng, tổ đoàn kết phòng chống thiên tai đã và đang mang lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ tổn thất do thiên tai gây ra.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: