logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quảng Ninh: Chuyển đổi mô hình từ nâu sang xanh (29/07/2021)

- Quảng Ninh: Chuyển đổi mô hình từ nâu sang xanh
- Phỏng vấn Ts Nguyễn Trung Thắng, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường về những cơ hội của Việt Nam khi chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xanh
- Kịch bản tồi tệ nhất nếu thế giới không hành động khẩn cấp vì khí hậu

Một số vấn đề lưu ý trong ứng phó với mưa bão (22/07/2021)

Mùa mưa bão năm nay, do hiện tượng ENSO có thể chuyển sang pha trung tính nên số lượng hoạt động của bão nhiệt đới trên biển Đông ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Trên Biển Đông sẽ xuất hiện từ 10 đến 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Trong đó, từ 5 đến 6 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, thời gian bão tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9. “Một số vấn đề lưu ý trong việc ứng phó với mưa bão” là nội dung chính của chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững? (15/07/2021)

- Làm gì để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững?
- Phỏng vấn ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn về hiện đại hóa công tác dự báo khí tượng thủy văn
- Những bức vẽ lâu đời nhất thế giới ở Indonesia có nguy cơ bị phá hủy do biến đổi khí hậu

Đẩy mạnh các nghiên cứu mang tính dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu (08/07/2021)

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, để chủ động thích ứng, đòi hỏi Việt Nam phải có thêm nhiều các nghiên cứu mang tính dự báo trước- những dự báo mang tính dài hạn.
- Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu- ghi nhận thực tế tại tỉnh Quảng Nam.

Vai trò của thanh niên trước biến đổi khí hậu (01/07/2021)

- Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp bộ Đoàn và thanh niên Việt Nam đã góp phần không nhỏ để hoàn thành mục tiêu số 13 “Hành động vì khí hậu” nói riêng và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nói chung đến năm 2030.

Phòng chống sạt lở đất mùa mưa bão (24/6/2021)

Ngay đầu mùa mưa bão vừa qua, chúng ta đã đón cơn bão đầu tiên, cơn bão số 2. Dù không gây ảnh hưởng lớn đến đất liền nhưng hoàn lưu bão số 2 cũng đã gây mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 50-120mm, có nơi trên 120mm tại một số địa phương khu vực Tây Bắc. Mưa vừa, mưa to trên diện rộng kéo dài đã gây ra sạt lở đất, cướp đi sinh mạng của nhiều người dân. "Phòng chống sạt lở đất trong mùa mưa bão” là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Các giải pháp hạn chế tình trạng đốt rơm rạ ở Hà Nội (17/06/2021)

- Các giải pháp hạn chế tình trạng đốt rơm rạ ở Hà Nội.
- Giải pháp biến rơm thành vật liệu hữu ích ở Thái Lan.

Ngành khí tượng thủy văn sẵn sàng cho mùa mưa bão năm 2021 (09/06/2021)

- Thanh Hóa: Nhiều công trình ứng phó thiên tai chậm tiến độ
- Ngành khí tượng thủy văn sẵn sàng cho mùa mưa bão năm 2021

Nắng nóng mùa hè 2021 liệu có gay gắt? (02/06/2021)

Các tỉnh miền Bắc và miền Trung đang ở trong đợt cao điểm nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao nhất lên tới 39 - 40 độ C. Đây không phải là đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè năm nay, mà thời điểm đầu hè, tại nhiều vùng cũng đã xảy ra tình trạng nắng nóng cục bộ với chỉ số nhiệt lên đến mức cực đại, thuộc mức nguy hiểm. Vậy cả mùa hè năm nay – nắng nóng liệu có gay gắt như các năm trước? Câu hỏi này ược chúng tôi giải đáp trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Trồng rừng thích ứng với biến đổi khí hậu (26/05/2021)

- Trồng rừng- giải pháp ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu
- Bảo tồn rừng ngập mặn ven biển Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh

Việt Nam bắt đầu loại trừ các chất HFC gây hiệu ứng nhà kính từ năm 2024 (19/05/2021)

Tầng ôzôn được xem là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia cực tím từ mặt trời. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hóa chất, trong đó có các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Hậu quả là tầng ôzôn bị suy thoái, lỗ thủng tầng ôzôn đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng, đe dọa sự sống trên hành tinh chúng ta, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Nhận thấy rằng sự phát thải một số chất trên toàn thế giới có thể làm suy giảm đáng kể và mặt khác làm thay đổi tầng ôzôn, theo hướng dễ gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ con người và môi trường, các quốc gia đã quyết tâm bảo vệ tầng ôzôn bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa để kiểm soát một cách công bằng tổng lượng phát thải toàn cầu của các chất làm suy giảm tầng ôzôn, với mục tiêu cuối cùng là triệt bỏ chúng trên cơ sở nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển.

Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai (12/05/2021)

- Cảnh báo diễn biến bất thường của thiên tai
- Dự án hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng dễ bị tổn thương trước thiên tai

“Mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” (05/05/2021)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp, những đổi mới sáng tạo để giúp người dân thích ứng tốt hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà ở, sinh kế cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- “Phát triển mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong Chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.

Đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính (28/04/2021)

Đến 2030, bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam cam kết giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế song phương, đa phương. Đây là khẳng định của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu do Mỹ chủ trì diển ra cuối tuần qua theo hình thức trực tuyến, từ Hà Nội. Vậy làm thế nào để Việt Nam thực hiện được mục tiêu này? Đây là nội dung Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.

ĐBSCL: Bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước (21/4/2021)

Do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn cùng tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện đã vào cuối mùa khô, nhìn tổng thể, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong cả mùa khô 2021 tại ĐBSCL chỉ xảy ra cục bộ, tuy nhiên, bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước vẫn là vấn đề đặt ra về lâu dài để phát triển ĐBSCL một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: