- Bình Thuận: Nhiệt điện than gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân
- Việt Nam giảm sử dụng nguồn năng lượng hoá thạch chống biến đổi khí hậu
- Liên tiếp các mục tiêu tham vọng về khí hậu được công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc lần thứ 26 về biến đổi khí hậu (COP26)
Việt Nam hiện có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á. Không chỉ giúp thúc đẩy các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó, các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cộng đồng sống xanh, thông qua việc sử dụng nhãn sinh thái, ưu tiên những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm không sử dụng túi nilon hay đồ nhựa.
- Thái Nguyên hướng đến đô thị xanh, đô thị thông minh
- Phát triển đô thị Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và đô thị hóa
- “Trái phiếu xanh”- công cụ vàng giúp châu Âu đáp ứng mục tiêu tham vọng về khí hậu
Việt Nam là một trong hơn 180 quốc gia tích cực hưởng ứng Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn” diễn ra hàng năm. Thông qua các hoạt động thiết thực, Việt Nam khẳng định quyết tâm “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, xây dựng môi trường sống xanh để phát triển bền vững. Hưởng ứng thông điệp ngày “Làm cho thế giới sạch hơn” năm nay -“Không có hành tinh thứ 2- Làm sạch bằng hành động, chứ không phải suy nghĩ”, nhiều chương trình, hoạt động thu gom rác thải, làm sạch bãi biển…đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam mất khoảng 1,5% GDP do thiên tai (tương đương khoảng 3 tỷ đô la Mỹ). Trong khi đó, theo báo cáo của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ- NASA, việc sử dụng vệ tinh- ảnh vệ tinh có thể giảm tới 5-10% tổng thiệt hại do thiên tai gây ra. Chủ động nguồn ảnh vệ tinh, mỗi năm có thể giúp Việt Nam tiết kiệm 300 triệu đô la Mỹ, nhờ cảnh báo sớm thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây cũng là nội dung được đề cập trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu tuần này.
- Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ tầng Ô- dôn .
- Nông trại Hón Mũ, Thanh Hoá: Mô hình bảo vệ rừng, lan toả lối sống xanh.
- Phỏng vấn ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia về dự báo xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long từ nay đến cuối năm
- Những giải pháp của các địa phương cũng như các khuyến nghị của các chuyên gia đối phó với tình trạng xâm nhập mặn
- Biến đổi khí hậu: Nguy cơ các hòn đảo thiên đường biến mất
Những ngày qua, nhiều khu vực trên cả nước có chỉ số nóng bức từ 32-41, thuộc mức đặc biệt cẩn trọng gồm: thành phố Đà Nẵng, quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), thành phố Quy Nhơn (Bình Định), TP Hồ Chí Minh. Ở mức nhiệt này, người dân có khả năng chuột rút hoặc kiệt sức vì nóng khi tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Cùng với nắng nóng gay gắt, các thành phố thuộc Bắc Trung Bộ và Cần Thơ đều có chỉ số tia cực tím (UV) ở mức nguy cơ gây hại rất cao. “Giải pháp khắc phục nắng nóng diện rộng” - nội dung chính của chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
- Những tác động sức khoẻ do ô nhiễm không khí từ bụi PM2.5 và các khuyến nghị quản lý chất lượng không khí tại Hà Nội.
- Kinh nghiệm quản lý chất lượng không khí tại một số quốc gia trên thế giới.
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu
- PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp ứng phó với nước biển dâng
- Dự án trồng rừng đước ngăn mặn ở Senegal – hình mẫu cho thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn liên tục, kéo dài dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn trên diện rộng. Tại nhiều địa phương, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng đã được tăng cường, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra, bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, đồng thời tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, địa phương và cộng đồng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
- Quảng Ninh: Chuyển đổi mô hình từ nâu sang xanh
- Phỏng vấn Ts Nguyễn Trung Thắng, Phó viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường về những cơ hội của Việt Nam khi chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế xanh
- Kịch bản tồi tệ nhất nếu thế giới không hành động khẩn cấp vì khí hậu