logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giao lưu cùng nhà văn Bình Ca – tác giả cuốn tiểu thuyết Đi trốn (25/11/2020)

- Lấy bối cảnh vào khoảng năm 1965-1966, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, tiểu thuyết Đi Trốn kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm năm bạn nhỏ - con nhà lính đi sơ tán. Điều làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, có chiều sâu suy ngẫm chính là số phận những đứa trẻ tham gia cuộc đi trốn - những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh. Tác giả nổi tiếng của "Quân khu Nam Đồng", sau 5 năm cho ra đời "Đi trốn". Đây không chỉ là cuốn tiểu thuyết viết về trẻ em và dành cho trẻ em, mà còn là một câu chuyện vừa ly kỳ, vừa khốc liệt, vừa đậm chất thơ, chứa đựng thông điệp lớn về cuộc đời. Đó là thông điệp gì? Dòng chảy sự kiện hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ tác giả Bình Ca và cuộc “Đi trốn” ấy.

Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại (23/11/2020)

Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, 7 di sản là quan họ, ca trù, hát xoan, ví - giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn. Hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể nhiều như áo dài. Nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2020), chúng tôi bàn chủ đề: “Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại” với sự tham gia của Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS TS Đinh Hồng Hải, giảng viên bộ môn Nhân học Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nên tặng quà hay tặng tiền để thể hiện lòng biết ơn thầy cô nhân ngày 20/11? (20/11/2020)

"Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học"; "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy"... Từ xưa, ông cha ta đã coi nghề giáo là vô cùng thiêng liêng. Và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm nay là dịp để lớp lớp thế hệ học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, để cả xã hội tôn vinh, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Vậy nên có hình thức như thế nào để bày tỏ sự biết ơn các nhà giáo? Đây là nội dung chúng tôi trao đổi cùng ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng, phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tiến sỹ Lê Thống Nhất – người sáng lập dự án giáo dục trực tuyến BigSchool và VinaSchools.

Giáo dục nghề nghiệp và câu chuyện truyền lửa (19/11/2020)

Gần 87 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã-đang trao truyền cảm hứng học nghề-lập nghiệp-tỏa sáng tương lai cho hàng triệu học viên cả nước. 20/11 hàng năm là dịp tri ân những người thầy-người cô trên mọi giảng đường; cũng là thời điểm nhắc nhớ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát huy hơn nữa vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Dòng chảy sự kiện hôm nay, xin mời quý vị, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ-trò chuyện với những nhân tố nổi bật của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – một cấu phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đá lát vỉa hè Hà Nội vỡ nát, xô lệch. Vì sao lại có tình trạng này? (17/11/2020)

Chỉnh trang vỉa hè là một chủ trương đúng đắn, nhằm tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp, phục vụ đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn tình trạng lấm chiếm vỉa hè và tai nạn giao thông. Thủ đô Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm nay, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm. Vậy nhưng chỉ sau 1-2 năm sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên đã bắt đầu vỡ nát, xuống cấp nghiêm trọng. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, chúng tôi trao đổi với kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội, và Phó Giáo sư, Tiến sỹ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật.

Vì sao nhiều địa phương thiếu giáo viên mầm non? (16/11/2020)

Tình trạng thiếu giáo viên ở bậc học mầm non diễn ra từ nhiều năm nay, đã gây áp lực cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tại sao giáo viên mầm non ở các tỉnh vẫn thiếu trầm trọng, do cơ chế, chính sách chưa đảm bảo hay do tiêu chí tuyển dụng theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019 quá cao?

Xử phạt thủ trưởng khi nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc: Thực thi liệu có khả thi? (13/11/2020)

Từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, trong đó đáng chú ý có quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi không tổ chức thực hiện các biện pháp, các quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức. Đồng thời, mức phạt từ 3- 5 triệu đồng cũng áp dụng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia, không hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện quy định...
Quy định này đang gây ra những tranh luận trong cộng đồng dù chỉ còn 2 ngày nữa là áp dụng. Liệu điều này có giúp Việt Nam giảm được tác hại của bia rượu đối với sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia đang ở “top” đầu khu vực và thế giới? Chúng tôi sẽ cùng bàn về câu chuyện này với đại diện cơ quan chủ trì, soạn thảo Nghị định. Khách mời là bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Giải pháp nào để hạn chế tin giả đang lan truyền trên môi trường mạng? (12/11/2020)

Mỗi ngày, người Việt sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet khoảng 6 giờ. Trung bình mỗi người vào mạng xã hội 2 giờ. Nhiều thông tin từ đây được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả đều là thông tin tích cực-cần được lan tỏa. Tin giả-tin phản động có thể được nhân bản và lan truyền từng giây trên môi trường trực tuyến – tác động tiêu cực, không lường! Giải pháp nào hạn chế? Ông Phạm Văn Nghĩa - Chuyên gia lĩnh vực thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận về nội dung này.

V-League 2020: Một mùa giải kịch tính và thành công tốt đẹp (11/11/2020)

Giải bóng đá VĐQG LS V- League 2020 chính thức khép lại với các kết quả: CLB Viettel giành chức VĐQG, trở thành đại diện duy nhất của bóng đá Việt Nam tham dự AFC Champions League 2021; 2 đội Hà Nội FC và Sài Gòn FC lần lượt đứng vị trí thứ nhì và ba, đại diện cho bóng đá Việt Nam tại AFC Cup 2021; đội Quảng Nam đứng cuối nhóm B ở giai đoạn 2 và phải xuống thi đấu ở hạng Nhất, trong khi theo chiều ngược lại, một đội bóng miền Trung khác là Bình Định sẽ lên thi đấu tại V- League mùa tới. Như vậy, một mùa giải bóng đá đầy biến cố, trắc trở, thách thức với 2 lần phải hoãn lại bởi dịch bệnh cuối cùng đã về đích, với những cuộc rượt đuổi ở 2 đầu bảng đấu tới giây thi đấu cuối cùng. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải, cựu cầu thủ Thể Công, nguyên TBT báo Bóng đá.

Tự chủ tài chính Đại học, những vấn đề đặt ra (10/11/2020)

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã có những tranh luận nảy lửa liên quan đến cơ chế tự chủ của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tự chủ là giải pháp chiến lược, thước đo sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Nhưng vấn đề tự chủ Đại học nhìn từ câu chuyện của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng: nếu xử lý không khéo, rất có thể sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ Đại học. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi bàn chủ đề này với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam, CHLB Đức.

Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ: Làm gì để xóa đi nỗi bất an của phụ huynh về an toàn thực phẩm? (9/11/2020)

Trước những bất an về bữa ăn học đường, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giám sát công tác bảo đảm ATVSTP tại các trường. Nhiều trường cũng đã tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, quản lý bếp ăn. Nhưng thực tế, việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan. Ban phụ huynh học sinh đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa? Làm gì để xóa đi nỗi bất an của phụ huynh về an toàn thực phẩm? Liên quan đến nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi với ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh - xã hội.

Tín dụng đen không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người dân rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào hạn chế? (6/11/2020)

Có một thực tế đáng báo động nhiều năm trở lại đây: hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường đi kèm với các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản; gọi điện, nhắn tin đe dọa, lăng mạ-xúc phạm nhân phẩm – không chỉ là áp lực hay nguy cơ mất an toàn tài sản, tính mạng người vay tiền và thân nhân của họ, hoạt động này khiến cho dư luận xã hội bất an. Cơ quan chức năng từng tăng cường nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh, hạn chế thực trạng, nhưng thống kê vừa được Bộ Công an công bố cho thấy “tình hình chưa chuyển biến tích cực, thậm chí còn khó lường hơn khi thế giới công nghệ biến đổi không lường”. Hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen dưới nhiều hình thức, đang lừa đảo, chiếm đoạt tài sản – khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào cho thực tế này là vấn đề được bàn luận với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu.

Cần làm rõ trách nhiệm khi để xảy ra sai sót trong bộ sách giáo khoa lớp 1 (5/11/2020)

Sự lên tiếng mạnh mẽ từ phụ huynh, các chuyên gia về những “hạt sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều, sau hơn 1 tháng bắt đầu năm học mới trong suốt những ngày qua cho thấy, nhiều vấn đề cần có sự rà soát, điều chỉnh từ ngành giáo dục. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này phải chăng đến từ việc chúng ta quá vội vàng trong khâu thẩm định nội dung sách giáo khoa của Hội đồng thẩm định, vấn đề thiếu kiểm tra, giám sát của chính cơ quan chủ quản giáo dục trong việc thực hiện thẩm định hay chính trong sự quyết định lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương?

Đảm bảo an toàn cho người dân vùng nguy cơ sạt lở- trách nhiệm thuộc về ai?(30/10/2020)

Mưa lũ, sạt lở đất ở miền Trung đã và đang gây ra những thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trước tiên, chúng ta cùng nhìn lại những vụ sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, xảy ra liên tiếp trong những ngày qua tại các tỉnh miền Trung.

Bão chồng bão, lũ chồng lũ! Vì sao mưa lũ dồn dập ở miền Trung trong tháng 10? (26/10/2020)

Miền Trung đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài gần 1 tháng qua. Chưa năm nào, người dân phải nhận nhiều tin bão, áp thấp nhiệt đới vào dồn dập như thời gian qua. Đợt mưa lũ lịch sử này đã khiến cho 130 người thiệt mạng, hàng chục nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hại, tổng thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Tình trạng sạt lở, lũ ống, lũ quét xảy ra ở nhiều điểm là nguyên nhân chính gây thương vong tại miền Trung và cũng đã có nhiều câu hỏi đặt ra về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để góp thêm một góc nhìn, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện khí tượng, thủy văn và môi trường Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: