Triển lãm thơ diễn ca về cuộc đời và sự nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thủ đô. Những câu chuyện thơ lắng đọng từ triển lãm giúp người đọc như ngược dòng trở về không gian lịch sử lúc bấy giờ và hiểu hơn về lựa chọn của vị tướng mưu lược, đầy bản lĩnh trên chiến trường, trước mỗi quyết sách quan trọng của đất nước.
Từ triển lãm thơ này, nhiều người kỳ vọng sẽ mở ra những cách tiếp cận khác nhau để người trẻ thêm hiểu và yêu hơn lịch sử dân tộc mình.Cùng trao đổi nội dung này với khách mời là nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung – tác giả triển lãm thơ diễn ca “Theo dấu chân Đại tướng”.
Gần 2 năm qua, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch thứ 4, quan điểm “Đảm bảo an sinh xã hội – là mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững” của Đảng, Chính phủ được thể hiện rõ nét qua hơn 70 chính sách khác nhau - liên quan tới Nghị quyết 42 năm 2020, Nghị quyết 68 năm 2021 và gần đây nhất là Nghị quyết 03 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động, chủ sử dụng lao động và nhóm dễ tổn thương trong xã hội bớt khó khăn, trong bối cảnh đại dịch.
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai - hiệu quả không như kỳ vọng! Cùng bàn câu chuyện này với sự tham gia của ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội để đưa ra những khuyến nghị chính sách để nguồn lực này đạt hiệu quả tối ưu, trong thời gian tới.
Vụ Công ty Việt Á chi gần 30 tỷ đồng tiền “hoa hồng” ngoài hợp đồng
cho Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Hải Dương;
có dấu hiệu câu kết với lãnh đạo nhiều đơn vị hợp thức hồ sơ chỉ định thầu và
đẩy giá Kít xét nghiệm COVID-19 cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất
đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
- Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao các đối tượng nhẫn tâm trục lợi trên sức khỏe, mạng sống của hàng trăm nghìn người, giữa bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp? Ai đã bao che, tiếp tay và phải chịu trách nhiệm trong vụ
bê bối nghiêm trọng này? Phải tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát ra sao
để không lặp lại những vụ việc đáng tiếc tương tự? Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bác sỹ Trần Văn Phúc, công tác tại
Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.
Dịch COVID-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm, ngược lại, hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ kéo theo đó là các đối tượng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo… chụp ảnh sản phẩm, phát hình trực tiếp (livestream) và đăng bài quảng cáo về sản phẩm không đúng với bản chất hàng hoá, mập mờ về tác dụng.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến người mua tiền mất, tật mang nhưng vì sao nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân? Vì sao tình trạng bát nháo này vẫn tồn tại? Công tác quản lý hoạt động mua bán hàng online, trong đó có livestream làm sao cho hiệu quả? Pháp luật cần phải có những quy định cụ thể nào? Khách mời là Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G – người đã có 20 năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Trong mấy ngày qua, số ca F0 tăng đều khắp cả nước, một số địa phương tăng rất cao như Hà Nội là hơn 1.300 ca. Với các địa phương có số ca mắc gia tăng cao như Hà Nội, việc đưa hầu hết các F0 vào các bệnh viện, khu cách ly tập trung đang khiến các cơ sở này quá tải và người mắc Covid 19 phải chờ đợi kết quả xét nghiệm pcr vài ngày, rồi chờ đợi để được đưa đến các khu điều trị gây sự mệt mỏi cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
Vậy làm thế nào để tránh sự lúng túng, bị động của cả gia đình và cơ sở y tế khi xuất hiện nhiều ca F0 mỗi ngày? Và đặc biệt công tác quản lý F0 tại nhà cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch, không để dịch lan ra cộng đồng? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội bàn luận về nội dung này.
Từ đầu tuần này, học sinh khối lớp 9 và lớp 12 tại TP.HCM bắt đầu quay trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học online. Trước đó, Hà Nội cũng cho phép học sinh lớp 9 và 12 của một số trường học tại các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố Hà Nội trở lại trường học trực tiếp. Học sinh các khối khác vẫn học trực tuyến và qua truyền hình.
- Nơi thì học sinh đi học trực tiếp, nơi thì học trực tuyến, đặt ra câu hỏi: Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I năm học này sẽ được tổ chức như thế nào? Có nên cho học sinh kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tiếp, thay vì trực tuyến như dự định ban đầu? Rồi kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến liệu có bảo đảm tính công bằng, chính xác và minh bạch như các các kỳ thi trực tiếp không? Khách mời là Tiến sĩ Lê Thái Hưng – Trưởng khoa Quản trị Chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Gần 2 tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Như thường lệ, khoảng thời gian gần Tết, nội dung nhiều người quan tâm là “lương, thưởng”. Nhiều năm trước, nhiều người quan tâm mức chênh lệch lương, thưởng giữa các doanh nghiệp cùng khối ngành, chênh lệch lương, thưởng giữa các ngành nghề, lĩnh vực với nhau. Năm 2020 vừa qua - năm đầu tiên chịu tác động đa chiều từ đại dịch, nhiều người quan tâm quy định mới “doanh nghiệp được thưởng bằng hiện vật”. Năm nay, theo ghi nhận của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đây là vấn đề nan giải, đặc biệt với giới doanh nghiệp và người lao động các tỉnh phía Nam.
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã giải quyết hơn 95.000 hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần với số tiền chi trả là hơn 6.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước, đến hết tháng 10/2021, có hơn 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng gấp 1,5 lần. Bối cảnh khó khăn do đại dịch là nguyên nhân cơ bản song thực tế này khiến đặt ra câu hỏi tại sao chính sách bảo hiểm xã hội chưa đủ sức níu kéo người lao động? Vậy chính sách bảo hiểm xã hội cần được điều chỉnh như thế nào để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính, chỉ cần bạn ngồi lên yên xe và đạp, bạn sẽ luôn cảm nhận được những điều thú vị với chiếc xe đạp. Không chỉ là phương tiện đi lại, xe đạp còn giúp bạn rèn luyện sức khỏe và góp phần bảo vệ môi trường, giảm khí thải nhà kính.
Thế nhưng, nhiều người lại ngần ngại mua một chiếc xe đạp vì không sử dụng thường xuyên hoặc vì thiếu chỗ để… Nếu bạn ở TP. HCM và không có xe đạp, không sao cả bởi đã có dự án xe đạp công cộng với hàng trăm chiếc xe được bố trí trên vỉa hè, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và cả du khách đến với thành phố này. Cùng nghe những chia sẻ của ông Đỗ Bá Dân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam - chủ đầu tư dự án xe đạp công cộng ở thành phố Hồ Chí Minh về dự án nhiều ý nghĩa này.
Sự việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng khi tường thuật trực tiếp trận đấu
giữa đội tuyển Việt Nam và Lào trên nền tảng số cách đây 2 ngày vẫn đang
thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao đơn vị phát
sóng trên môi trường mạng Internet lại hành xử như vậy? Cần có cái nhìn bao
quát, toàn diện ra sao về vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền “bài hát của
Quốc gia”, sau sự cố đáng tiếc này? Cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách
nhiệm trong vấn đề này? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện
trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển
(thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) và bà Nguyễn Thị
Ngọc Diệp, trưởng phòng truyền thông Công ty BH Media cùng bàn luận về câu chuyện này.
Nếu thường xuyên theo dõi dòng thông tin trên các phương tiện truyền thông nói chung, trên sóng VOV1 nói riêng, quý vị chắc hẳn đã biết về chuỗi sự kiện Tháng khuyến mại tập trung quốc gia, chuỗi sự kiện do Bộ Công thương tổ chức, kéo dài hết tháng này, nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy mua sắm. Bên cạnh những chương trình đã tạo được uy tín với người tiêu dùng do cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, thì những năm gần đây, có không ít chương trình "giảm giá ảo" mà nếu người tiêu dùng không tỉnh táo sẽ rất dễ “mua ảo”- mất tiền thật và nhận bực vào mình.
Một số địa phương đã cho học sinh THPT ở các xã, phường, thị xã cấp độ dịch mức 1 và 2 đi học trở lại. Hà Nội đã điều chỉnh cho lớp 12 đến trường học trực tiếp 50% các ngày thứ 2, 4, 6
và 50% các ngày thứ 3, 5, 7. Các ngày xen kẽ học trực tuyến. TP.HCM cũng ban
hành hướng dẫn cho phép thí điểm dạy và học trực tiếp đối với các lớp 1, 9, 12,
bắt đầu từ ngày 13/12. Tuy nhiên, qua khảo sát 70% phụ huynh lớp 1 tại TP Hồ
Chí Minh không đồng ý đi học trực tiếp từ 13/12.
Song trước tình hình số ca mắc tại hầu khắp các tỉnh, thành
phố đang tăng nhanh trở lại cùng nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron
được cho là siêu lây nhiễm hiện nay, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại
nếu không kiểm soát được dịch sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an. Chúng ta chấp nhận chung sống an toàn với COVID-19, nhưng sự an toàn đó cần được đảm bảo ở mức độ nào để tạo tâm lý an tâm khi các em đến trường? Những kịch bản nào cần được đặt ra để các cơ sở giáo dục không lúng túng, bị động khi có các ca mắc và tiếp xúc gần? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để công nhân an tâm gắn bó lâu dài với công ty, với khu công nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương trên cả nước mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330 nghìn lao động. Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ rất lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc làm này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Cùng khách mời là ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Bạn đời không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc, phải có trình độ… thậm chí là “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”… đây là những tuyên bố của chàng trai gốc Huế về tiêu chí chọn người yêu trong một chương trình hẹn hò, khiến cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nguyên nhân được giải thích là dòng tộc của chàng trai rất coi trọng con trai và muốn có cháu đích tôn nối dõi. Liên quan đến vấn đề này, chàng trai tâm sự rằng bản thân đồng ý với tư tưởng chuyện hệ trọng trong gia tộc “con trai là trụ cột, con gái chỉ ngồi mâm dưới”.
Những phát ngôn của chàng trai khiến cho nhiều người khá bất ngờ, thậm chí là “sốc nặng”, tạo ra không ít cuộc tranh cãi trái chiều. Tại sao một chàng trai 9X, sống ở thế kỷ 21 – thời đại 4.0 mà lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ như vậy, nhất là giữa bối cảnh xã hội hiện đại đang cố gắng phấn đấu hướng tới bình đẳng giới.
Câu chuyện này cũng đặt cho chúng ta những suy ngẫm về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. TS Lý Tùng Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận về vấn đề này