Tuần qua, câu chuyện có nhiều người phải lặn lội tới cả chục cây số để được tận hưởng cảm giác ăn uống tại những quận chưa bị cấm bán hang tại chỗ đã thấy sự bất hợp lý trong quy định ăn uống tại chỗ mà chính quyền mỗi quận ở Hà Nội đang áp dụng hiện nay. Ngoài những vùng cam, vùng đỏ bị cấm hoàn toàn vẫn còn những địa bàn vùng xanh, điều đó có nghĩa là người dân ở nhiều quận khác có thể đổ dồn về ăn uống. Đó cũng sẽ là vấn đề chung mà nhiều địa phương khác trên cả nước đang gặp phải. Quy định cứng liệu có phù hợp với chủ trương thích ứng linh hoạt của Chính phủ? Giải pháp nào để kiểm soát dịch bệnh đối với những hàng quán ăn uống?
“Nếu chúng ta không gieo những hạt giống của cái đẹp và lòng
nhân ái vào tâm hồn trẻ em hôm nay thì trong tương lai chúng ta khó mà có
được những “mùa” người nhân ái”... Đó là phát biểu của Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác văn học
về đề tài thiếu nhi, trao Giải thưởng Tác giả Trẻ lần thứ nhất do Hội Nhà văn tổ
chức.
Văn học thiếu nhi hiện nay so với mảng văn
học viết cho các độ tuổi khác đang là một khoảng trống lớn cần được lấp đầy.
Sáng tác văn học cho thiếu nhi là một công việc công phu. Nhà văn bên cạnh
tài năng và những phẩm chất cần có của người viết, thì họ còn phải là người am
hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để chuyển tải một cách linh hoạt, hấp dẫn,
góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho các em. Nhà thơ Nguyễn
Phong Việt cùng bàn luận về vấn đề này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04 năm 2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022. Theo đó, Nghị định 127 quy định: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75 triệu đồng (thay cho mức 50 triệu đồng), đối với tổ chức là 150 triệu đồng (thay cho mức 100 triệu đồng quy định tại Nghị định 04. Đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng (thay vì mức 70 - 100 triệu đồng như quy định cũ) nếu tuyển sai từ 30 người học trở lên. Trường hợp tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng, phạt tiền từ 110 - 150 triệu đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên...
Li kì, rùng rợn như tiểu thuyết, gây bức xúc dư luận xã hội, “Tịnh thất Bồng Lai” đang là cái tên nóng nhất những ngày qua, khi các biểu hiện vi phạm pháp luật và băng hoại giá trị đạo đức của một số cá nhân và tổ chức này dần được cơ quan công an bóc gỡ, làm sáng tỏ.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, khi mà bao người đang náo nức chuẩn bị về quê đón năm mới cùng gia đình, thì tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, rất nhiều công nhân lao động vì nhiều lý do phải đón Tết xa nhà. Dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, kinh tế khó khăn nên năm nay, dự kiến số lượng công nhân, người lao động ở lại các khu chế xuất, khu công nghiệp đón Tết nhiều hơn. Vậy cần phải làm gì để người lao động được chăm lo khi đón Tết xa quê. Khách mời là bà Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này
Trong những ngày qua, số ca mắc COVID-19 trong cả nước liên tục ở mức hơn 15 nghìn ca, trong đó, Hà Nội luôn dẫn đầu khi ghi nhận số ca mắc mới ở mức trên 2 nghìn đến 2 nghìn 500 ca, số ca tử vong cũng chạm mức 2 con số. Các chuyên gia nhận định, nếu không kiểm soát tốt, trong 1 - 2 tuần tới, số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội có thể lập đỉnh 4000-5000 ca/ngày kèm theo sự quá tải của hệ thống y tế, số ca tử vong vì thế cũng sẽ gia tăng.
Vậy ngay từ lúc này, Hà Nội cần làm gì kiểm soát dịch bệnh, đồng thời chủ động về công tác điều trị, quản lý bệnh nhân khi bước vào giai đoạn dịch lập đỉnh mới? Khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Mạng xã hội đang là kênh được nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử... Và không khó để mua một món hàng, thậm chí là “hàng hiệu” giá rẻ trên mạng xã hội. Truy cập vào các trang mạng xã hội, những livestream quảng cáo bán hàng online luôn ở vị trí top và có có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người xem trực tiếp.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến tiền mất, tật mang nhưng nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao livestream, quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lại bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay? Và để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng online, trong đó có livestream một cách hiệu quả thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể như thế nào? Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G cùng bàn luận về nội dung này.
Ngày 1/1/2022, đường bay quốc tế mở trở lại là thông tin được nhiều người mong đợi, nhất là dịp Tết đến, Xuân về. Trong điều kiện vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa kết nối các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, chúng ta cần chuẩn bị như thế nào để mở bay quốc tế đảm bảo an toàn và đặc biệt là đón bà con kiều bào về nước, khách quốc tế du lịch tại Việt Nam trong năm mới 2022? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Dương Mai Lan, TGĐ Công ty cổ phần lữ hành và sự kiện Thuận An – Ascend Travel And Media.
Theo kế hoạch năm học này, các trường học trên cả nước đang tổ chức kiểm tra cuối kỳ I, hoàn tất trước tháng 1/2022. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều địa phương vẫn cho học sinh học trực tuyến từ khai giảng năm học cho đến giờ là gần hết học kỳ I. Thậm chí có nơi vừa đi học trực tiếp lại phải chuyển sang học trực tuyến do có ca nhiễm COVID-19 trong trường học.
Nơi thì học sinh đi học trực tiếp, nơi thì học trực tuyến, đặt ra câu hỏi: Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I năm học này được tổ chức như thế nào? Rồi kết quả kiểm tra, đánh giá trực tuyến liệu có bảo đảm tính công bằng, chính xác và minh bạch như các các kỳ thi trực tiếp không? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sĩ Lê Thái Hưng – Trưởng khoa Quản trị Chất lượng, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đau xót, thương cảm là cảm xúc của dư luận xã hội những ngày gần đây dành cho bé gái 8 tuổi ở TP Hồ Chí Minh bị tử vong vì bị bạo hành. Sự vô cảm, mất nhân tính đối với trẻ em đang hiện hữu hàng ngày, hàng giờ trong một số gia đình. Nơi đáng ra phải là tổ ấm bao bọc và che chở cho con trẻ. Hồi chuông cảnh tỉnh nạn bạo hành trẻ em đã được dóng lên rất nhiều lần, qua nhiều vụ việc, nhưng, đáng buồn, vẫn tiếp diễn. BTV Lê Tuyết trao đổi với khách mời là Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội và đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh về nội dung này.
Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về nghi vấn lộ đề thi môn Sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 khiến dư luận xôn xao, ngỡ ngàng. Cụ thể, đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT được xác nhận giống tới trên 90% bài ôn thi của thầy giáo Phan Khắc Nghệ (Hà Tĩnh), chuyển cho học sinh vào buổi ôn tập trước kỳ thi này.
- Vấn đề đáng nói ở đây là vụ việc này dù đã được chuyển lên cấp có thẩm quyền xem xét, vào cuộc điều tra làm rõ nhưng lại rơi vào im lặng một cách khó hiểu suốt gần nửa năm qua. Cho tới gần đây, sau khi câu chuyện một lần nữa được xới lên, đại diện Bộ GD&ĐT mới chính thức trả lời các cơ quan báo chí rằng, Bộ vẫn đang xem xét trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan. Đồng thời đã chỉ đạo rà soát quy trình ra đề thi để có điều chỉnh cần thiết vào kỳ thi tới. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT, Thành viên nhóm tư vấn Ủy ban quốc gia về đổi mới giáo dục đào tạo.
Chỉ cần bỏ ra 150.000 đồng, kẻ xấu có thể mua gói dịch vụ tạo trang giả mạo cuộc thi bình chọn, tặng quà game... nhằm lừa lấy thông tin người dùng. Các gói này cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh, như tạo website nhái với tên miền có sẵn, trang quản lý thông tin của nạn nhân, thậm chí cả công cụ giúp ẩn danh, xóa dấu vết. Làm thế nào để nhận diện những trang giả mạo này?
Phim dài tập mới của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng mang tên “Mẹ ác ma, cha thiên sứ” đã lên sóng trong tháng 12. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại với phim truyền hình của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng sau thời gian thành công bên địa hạt điện ảnh với Bố già, Khi con là nhà, Hotboy nổi loạn 2…“Mẹ ác ma, cha thiên sứ” khai thác câu chuyện đời thường của gia đình Việt Nam với những mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái, sự vất vả của người phụ nữ khi muốn cân bằng cả việc chăm sóc gia đình lẫn sự nghiệp. Với độ dài 22 tập cùng lớp nhân vật đa dạng, “Mẹ ác ma, cha thiên sứ” quy tụ dàn sao nổi tiếng qua nhiều thế hệ, quen mặt với khán giả xem truyền hình như: Minh Hằng, Huy Anh, NSƯT Công Ninh, Thanh Thuỷ, Trung Dân, Jun Vũ, Khả Như, Emma Lê…
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một việc vô cùng quan trọng nhằm xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thế nhưng, thời gian qua hoạt động giáo dục ở một số địa phương chưa phong phú, còn mang tính áp đặt hay hình thức, kiểu phong trào. Còn có biểu hiện lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống; đáng ngại nhất là tình trạng bạo lực học đường, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu nhi vẫn còn diễn biến phức tạp.
Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1895 phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030. Với những mục tiêu cụ thể, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động “dạy người”, cân bằng với việc “dạy chữ”, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.