Từ ngày hôm nay, Việt Nam sẽ không
hạn chế tần suất khai thác các đường bay quốc tế thường lệ đến tất cả các thị
trường, trở lại bình thường như trước dịch Covid-19. Đây được coi là cơ hội
để các ngành kinh tế phục hồi và phát triển khi sẽ có một lượng lớn hành
khách di chuyển. Đặc biệt khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới
sẽ tăng lên đem lại các cơ hội cho nhiều ngành như du lịch, vận tải.
Ông Đinh Việt Sơn,
Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, chia sẻ những thông tin mới nhất về vấn đề mở toàn bộ các đường bay quốc tế, cũng như việc tận
dụng cơ hội phát triển kinh tế từ hoạt động này, những biện pháp đảm bảo
an toàn khi thực hiện khai thác toàn bộ các đường bay quốc tế.
Đến thời điểm này, học sinh nhiều nơi trên cả nước đã được đến trường học trực tiếp sau 9 tháng ròng học trực tuyến tại nhà. Chuyển từ chủ trương “không COVID-19” sang thích ứng an toàn, nhiều giải pháp được ngành giáo dục triển khai thực hiện để hoàn thành mục tiêu năm học 2021-2022. Khi học sinh đi học trở lại, dự báo số ca mắc COVID-19 ở trẻ em có thể sẽ tăng. Tuy nhiên, việc đi học trực tiếp trở lại mỗi nơi quy định một kiểu: một số địa phương chỉ mở cửa cho từng khối lớp, có những trường bố trí cho học sinh học một buổi/ngày, một buổi học trực tiếp, một buổi học online ở nhà khiến cho việc chăm sóc, đưa đón của phụ huynh bị xáo trộn. Chưa kể, việc xử trí khi trường học có học sinh F0 chưa thống nhất… Việc đi học trực tiếp vô hình chung trở thành gánh nặng cho chính các em và gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay, kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho công nhân mới đạt 5,2 triệu m2, tương đương khoảng 41,6%. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, sở dĩ kết quả đạt được thấp như vậy vì các
doanh nghiệp ít quan tâm tới phân khúc nhà ở có quy mô nhỏ, giá bán
thấp phù hợp với khả năng thanh toán của phần lớn người dân đô thị,
đặc biệt là ở các đô thị lớn, do thời gian thu hồi vốn lâu và không hấp
dẫn về lợi nhuận.
Vì thế, phần lớn người lao động - nhất là công nhân làm việc
ở các khu công nghiệp-không có chỗ ở ổn định, phải đi thuê mướn nơi ở
trọ với giá thuê chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền lương, thu nhập
mỗi tháng. Hậu quả nặng nề của sự thiếu quan tâm này đã phát tác khi
đại dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của
người lao động. Làn sóng người lao động ồ ạt rời bỏ các khu đô thị, khu
công nghiệp trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp lâm vào
tình trạng thiếu lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như sự phục hồi, phát triển bền vững của
kinh tế-xã hội nói chung. Giải pháp nào
phát triển nhà ở xã hội- để người lao động yên tâm làm việc - sản xuất -
kinh doanh với những ý kiến, đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh
vực xây dựng, lao động.
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ mầm non cần sớm được quay
trở lại trường. Nhưng việc mở cửa trường mầm non trở lại trong bối cảnh trẻ ở
độ tuổi này chưa được tiêm vắc-xin là một rào cản lớn, đòi hỏi sự đồng thuận
của phụ huynh. Vì thế, nhiều địa phương đã khảo sát nhu cầu, nguyện vọng,
tham khảo ý kiến phụ huynh trước khi cho trẻ mầm non đến lớp.
Để chuẩn bị mở cửa, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều
kiện phòng dịch, các cơ sở giáo dục mầm non đang tuyển dụng giáo viên. Nhưng
hầu hết gặp khó bởi số lượng giáo viên mầm non còn bám nghề giảm mạnh,
nhiều người đã về quê hoặc tìm công việc khác sau thời gian nghỉ dịch kéo dài.
Bộ GD-ĐT cũng nhận định, khi quay trở lại học trực tiếp, hệ thống trường học,
đặc biệt là mầm non tư thục sẽ thiếu giáo viên khi cấp học này đã phải nghỉ học
kéo dài.
PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên mầm non ngoài công lập Việt Nam bàn luận vấn đề này.
Đến thời điểm này, nước ta đã tiêm được khoảng 183 triệu liều vắc xin Covid 19. Bên cạnh hầu hết các tỉnh, thành phố đạt độ bao phủ mũi 2 trên 90%, còn hàng chục địa phương đạt độ bao phủ mũi 2 chỉ ở mức 23 đến 80%. Riêng trong 6 ngày triển khai Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân xuyên Tết, cả nước tiêm được 1.5 triệu liều vắc xin. Trước thực tế này, ngày hôm qua, Bộ Y tế có văn bản khẩn gửi các tỉnh, thành phố về việc đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân, bảo đảm tất cả những người từ 12 tuổi tiệm đủ liều cơ bản, người từ 18 tuổi được tiêm mũi 3 khi đến lịch, đồng thời chuẩn bị để tiêm cho các em nhỏ 5-11 tuổi.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, hiện có 85% lao động trở lại doanh nghiệp làm việc sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đây là con số thấp trong nhiều năm gần đây.
Trong khi đó, thời điểm này các doanh nghiệp đang đẩy nhanh sản xuất, kinh doanh nên có nhu cầu lớn về tuyển dụng thêm lao động. Cần giải pháp nào để chặn nguy cơ thiếu hụt lao động và đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe cho người lao động trong điều kiện trạng thái “bình thường mới”? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Thời điểm này hàng năm, có lẽ nơi đông đúc và nhộn nhịp nhất chính là những chợ hoa Tết. Năm nay do lo ngại dịch bệnh Covid-19 nên lượng người đổ về các chợ hoa cũng giảm đi tương đối. Tuy nhiên, cũng có không ít người dân vẫn xuống chợ du xuân với đầy đủ phụ kiện phòng dịch. Đi chợ hoa hẳn ai cũng muốn tìm cho mình 1 cành đào, 1 cây quất hay một chậu hoa đẹp để trang hoàng nhà cửa. Đi chợ hoa ngày Tết cũng là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Và nói đến chợ hoa Tết sẽ còn rất nhiều câu chuyện thú vị khác.
Tết này, chẳc hẳn, mỗi người dân có một cách đón Tết khác
xưa, sẽ không còn tụ tập đông người ở những vùng có dịch bệnh, sẽ hạn chế
việc thăm hỏi, chúc tết để phòng chống dịch bệnh. Một Tết bình thường
mới: Thay đổi thói quen, đón Xuân an toàn là nội dung chúng tôi bàn
luận cùng Phó giáo sư Tiến sỹ Phạm Ngọc Trung, Chuyên gia văn hoá xã hội học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế vừa tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục.
Nhiều địa phương cũng đã lên kế hoạch, xây dựng lộ trình đón học sinh trở lại trường sau Tết âm lịch. Điều đáng nói là tình hình dịch bệnh COVID-19 ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt dự báo đỉnh dịch ở Hà Nội sẽ diễn ra sau Tết. Trong bối cảnh dịch vẫn phức tạp như hiện nay, nguy cơ dịch xâm nhập trường học là không tránh khỏi. Vậy ngành giáo dục cần có phương án như thế nào để tránh tình trạng các trường mở rồi lại đóng, ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh, học sinh và hiệu quả học tập? Những vấn đề nào cần được lưu tâm, xem xét để những ngày học sinh trở lại trường thực sự an toàn, hiệu quả? Cùng bàn nội dung này với sự tham gia của TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT.
Tính chung 2 tháng qua, nước ta đã đón khoảng 8500 khách quốc tế. Du khách cơ bản được đảm bảo về mặt y tế, an toàn dịch bệnh. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đang giữ lộ trình mở lại các hoạt động du lịch như bình thường vào dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới. Nhưng nếu làm tốt, chúng ta có thể mở cửa đón khách sớm hơn, đẩy nhanh tiến độ phục hồi của ngành công nghiệp không khói.
Phải làm gì để vừa làm tốt công tác quảng bá, thu hút nhiều khách quốc tế, vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID 19 hiệu quả? Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel cùng bàn luận về vấn đề này.
Hoa hậu H’Hen Niê, nhân vật truyền cảm hứng, niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, ghi dấu ấn đậm nét bởi sự thân thiện, sôi nổi và lối sống lạc quan tích cực không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Cô vừa được vinh danh là công dân trẻ tiêu biểu thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 bởi rất nhiều cống hiến vì cộng đồng, đặc biệt là nơi tuyến đầu chống dịch. Mới đây, Hoa hậu H’ Hen Niê cùng Đại sứ quán Israel vừa khai trương thư viện theo mô hình Room to Read, tại trường tiểu học Minh Sơn và Niêm Tòng, tỉnh Hà Giang. Dự án kéo dài 3 năm nhằm nâng cao tiếp cận sách và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh cấp tiểu học tại vùng sâu vùng xa.
Chính quyền cấp thôn, xã khóa cổng cách ly; vận động người dân không về quê ăn Tết… Đây là những quy định “vượt rào” so với chỉ đạo của Chính phủ, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Dù Bộ Y tế đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc cách ly người về quê ăn Tết kiểu "mỗi nơi một phách", gây khó khăn cho người dân, nhưng đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa có động thái điều chỉnh quy định cách ly. Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và nhà báo Lê Quốc Vinh sẽ cùng bàn luận cụ thể về vấn đề này.
Cứ “đến hẹn lại lên”, vào những tháng cuối năm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, khiến vi phạm an toàn thực phẩm cũng gia tăng. Đây cũng là thời điểm để gian thương lợi dụng, tung ra thị trường những thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Lợi dụng việc nới lỏng giãn cách, các cơ sở bán hàng ăn uống được phép hoạt động trở lại, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng lên, các đối tượng gian thương đã lén lút tuồn các loại thực phẩm bẩn vào thị trường tiêu thụ. Thực trạng này đã gióng lên nỗi lo về an toàn thực phẩm, nhất là vào thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán đang đến gần và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân đang gia tăng. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, Bộ Công thương.
Khoảng 10 ngày nay, Hà Nội đã ghi nhận số ca mắc Covid 19 mới mỗi ngày từ 2.500 đến gần 3000 ca, đưa tổng số bệnh nhân trong đợt dịch lần thứ 4 lên gần 60 nghìn người. Khác với giai đoạn dịch cao điểm tại TP Hồ Chí Minh vào quý 3 năm ngoái, ở thời điểm này, số lượng người dân Hà Nội được tiêm đủ 2 mũi vắc xin đã ở mức gần 90% và Thành phố đang triển khai tiêm vắc xin mũi thứ 3. Song thực tế số F0 tăng nhanh đã khiến hệ thống y tế của Hà Nội lúng túng, bị động trong quản lý, xét nghiệm, phân loại bệnh nhân, điều trị ... cho người bệnh. Theo các chuyên gia, dự báo trong những ngày tới, số ca mắc Covid 19 mỗi ngày của Hà Nội có thể lên tới 4000-5000 ca/ngày. Nếu không có sự củng cố, điều chỉnh, hệ thống y tế các tuyến sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng quá tải người bệnh. Vậy ngay từ lúc này, Hà Nội cần có những giải pháp gì để cải thiện tình hình?