logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thực thi Đề án hỗ trợ công nhân KCN- KCX chăm sóc, nuôi con nhỏ sao cho hiệu quả? (28/11/2024)

Theo khảo sát năm 2024 của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện tại 5 địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, TP HCM, Long An, tỷ lệ người lao động được hỏi có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/tháng chiếm 15.1%; 9,5% người lao động có thu nhập trên 10 triệu đồng/người/tháng, trong đó 72,2% người lao động phải chi tiêu tằn tiện, tiết kiệm và không đủ trang trải cuộc sống. Trong nhiệm kỳ này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động một loạt chương trình, chiến lược, đề án quan trọng, trong đó có Đề án về hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con do Ban Nữ công thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham mưu và triển khai.

Ban nhạc One Republic sẽ trình diễn ở Hà Nội và TPHCM: Tín hiệu khởi sắc phát triển nền công nghiệp văn hoá nước nhà (26/11/2024)

Tiếp sau nhóm The Script và 2NE1, ban nhạc lừng danh thế giới One Republic vừa thông báo sẽ tổ chức 2 đêm nhạc tại nước ta vào tháng 1 năm 2025 tới. Thông tin thu hút sự chú ý đặc biệt của những người yêu nhạc quốc tế và cho thấy những tín hiệu lạc quan trong quá trình phát triển nền công nghiệp văn hoá nước nhà, khi ngày càng nhiều nghệ sỹ nổi tiếng thế giới đến Việt Nam trình diễn. Bà Hoàng Thị Thanh Tuyền – đại diện của Midas Promotions tại Việt Nam, đơn vị tổ chức concert của nhóm Westlife, One Republic, The Script và chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh – người có nhiều năm theo dõi hoạt động tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp và tham dự các liveshow qui mô lớn ở cả trong và ngoài nước cùng bàn luận câu chuyện này.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: kích cầu tiêu dùng, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng Việt trên sân nhà (25/11/2024)

Qua 15 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt.
Từ hôm nay (25-11) đến hết ngày 1-12, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) được Bộ Công Thương tổ chức với nhiều hoạt động mang thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là dịp hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế (22/11/2024)

Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).

Nên có hành động tri ân thầy cô thế nào khi nhiều địa phương và trường học đề nghị không tặng quà giáo viên trong ngày 20/11 (20/11/2024)

Với mong muốn tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trang trọng nhưng tiết kiệm, không “làm khó” phụ huynh, nhiều địa phương, trường học đã ra văn bản thông báo không nhận hoa, nhận quà và không tiếp khách trong ngày hôm nay. Câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao ngành giáo dục nhiều nơi lại nói không với quà tặng trong ngày Nhà giáo Việt Nam? Truyền thống "tôn sư trọng đạo" liệu có phần nào bị ảnh hưởng vì quyết định này? Nếu không tặng hoa và quà, phải làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô? Làm sao để nâng cao thu nhập của nhà giáo – vấn đề được xem là điểm nghẽn với nhân lực ngành giáo dục, để họ yên tâm công tác và gắn bó với nghề?

Cách phát huy giá trị để bảo tàng không bị lãng quên (19/11/2024)

Khoảng 40.000 khách tham quan chỉ trong 1 ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre nổi tiếng của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được tại nước ta.
Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Đặc biệt trong bối cảnh, nhiều bảo tàng hiện đang “chết yểu” khi không thu hút được khách tham quan. Từ câu chuyện của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng bàn nội dung này với sự tham gia của TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.

Luật Nhà giáo: Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo (18/11/2024)

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội nội dung tóm tắt tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo. Sau đó Quốc hội đã thảo luận ở tổ về các nội dung chính của dự thảo Luật. Theo kế hoạch, ngày 20/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Lần đầu tiên có một bộ luật dành riêng cho đội ngũ nhà giáo, với 9 chương, 50 điều, trong đó có nhiều điểm mới quan trọng quy định về chế độ, chính sách. Hơn 1,6 triệu nhà giáo và những người quan tâm đến giáo dục đều mong muốn, kỳ vọng những quy định tại dự thảo sớm đi vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc ban hành Luật Nhà giáo không chỉ xác định rõ vai trò của nhà giáo trong đổi mới giáo dục và đào tạo, mà còn được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới.

Việt Nam tụt hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh: Thách thức khi thực hiện mục tiêu đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 (15/11/2024)

Kết quả khảo sát của tổ chức giáo dục EF (Education First) vừa công bố cho thấy, chỉ số thông thạo về trình độ tiếng Anh của người Việt Nam đạt 498 điểm, nằm ở nhóm có mức độ thông thạo tiếng Anh thấp - đứng thứ 63. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đạt 505 điểm, đứng thứ tự 58, nằm trong nhóm trung bình. Như vậy, năm 2024, Việt Nam đã tụt 5 bậc so với năm 2023.
Kết quả này không chỉ cho thấy Việt Nam đã bị tụt hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh, mà còn đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh nước ta đang thực hiện mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học – nội dung quan trọng từ Kết luận 91 ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện NQ 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Cao Hà, Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục EF, thạc sĩ đại học Harvard

Cách phát huy giá trị để bảo tàng không bị lãng quên (13/11/2024)

Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong 1 ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.
Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Cũng là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều bảo tàng đang “chết yểu” hiện nay khi không thu hút được khách tham quan. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.

Kỳ vọng gì từ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 7 – ngày hội của những người yêu điện ảnh tại thủ đô? (8/11/2024)

Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.

Thấy gì từ việc bùng nổ các concert quy mô lớn (7/11/2024)

Sau thành công rực rỡ, tạo được tiếng vang lớn với các đêm diễn ngoài trời quy mô lớn tại TP.HCM tổ chức mới đây, Ban tổ chức của 2 concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” cho biết sẽ tiếp tục đưa đại nhạc hội này đến với khán giả thủ đô vào tháng 12 tới tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Thông tin này ngay từ khi chính thức công bố đã nhận sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ.
Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao lại bùng nổ những đêm nhạc qui mô lớn như vậy? Có thể kỳ vọng gì về ngành công nghiệp biểu diễn nước nhà qua những siêu show đạt đẳng cấp thế giới? Lí giải thế nào về cơn sốt “đu” idol, “đu” concert Việt - điều khá hiếm hoi trước đây, khi đa số chỉ sẵn sàng mở hầu bao vì các ngôi sao quốc tế? Cần làm gì để duy trì thói quen ủng hộ và tự hào về các nghệ sĩ nội địa và ekip tổ chức sản xuất thuần Việt, giúp nền âm nhạc nước nhà ngày một phát triển chuyên nghiệp, vươn tầm quốc tế? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Nhà báo Cát Khuê – BTV phụ trách mảng văn hoá - giải trí của báo Tuổi trẻ

Quản lý việc sử dụng xe gắn máy của thanh thiếu niên nhìn từ vụ việc cô gái bị tử vong do tai nạn tại Hà Nội (5/11/2024)

Đêm ngày 2/11, rạng sáng ngày 3/11 vừa qua, tại Hà Nội một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khiến một cô gái trẻ tử vong khi đang dừng đèn đỏ. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hàng chục thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao. Một xe trong đoàn sau đó đã đâm vào cô gái khiến nạn nhân ngã văng ra đường, Tiếp đó 1 xe của thiếu niên 16 tuổi tiếp tục đâm vào nạn nhân dẫn tới tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, cả nhóm rời hiện trường. Vụ việc này đã gây bất bình trong dư luận xã hội với nhiều ý kiến bức xúc của người dân về thực trạng thanh thiếu niên điều khiển xe gắn máy tham gia đua xe chạy với tốc độ cao tại các thành phố đã vi phạm Luật an toàn giao thông, gây tai nạn diễn ra thường xuyên.
Thực trạng này cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các em trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy. Các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm minh. Công tác quản lý của ngành chức năng, các trường học, trách nhiệm của gia đình trong việc thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy còn nhiều vấn đề bất cập. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp

Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam (1/11/2024)

Với 05 nhóm chính sách được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tăng cường cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho phòng bệnh, chữa bệnh; bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược,ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 được thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu thuốc, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam... Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Pharma Group, đại diện cho 21 công ty dược phẩm phát minh đa quốc gia tại Việt Nam

Những hiệu quả thiết thực từ việc thực hiện Đề án 06, Trung tâm dữ liệu quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an (31/10/2024)

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Thực hiện thành công Đề án 06 được xác định là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Đây cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số ở nước ta trong gần 3 năm vừa qua. Với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và sự ủng hộ tham gia của người dân, doanh nghiệp, đến nay, Đề án 06 đã có những thành quả bước đầu, giúp thay đổi tư duy, thói quen của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Thị trường bất động sản- Những vấn đề đặt ra khi thực thi các chính sách mới (29/10/2024)

9 tháng năm nay, thị trường BĐS đã ghi nhận gần 39.000 sản phẩm mới được chào bán, trong đó 70% nguồn cung mới đến từ phân khúc căn hộ chung cư. Đáng chú ý, chủ yếu là các sản phẩm có giá bán trên 50 triệu đồng/m2 trở lên. Thị trường gần như vắng bóng hoàn toàn căn hộ chung cư thương mại giá bình dân. Nhiều vụ đấu giá đất nền tại Hà Nội trong thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Hiện tượng đầu cơ, thổi giá đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây nhiễu loạn thị trường. Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó, được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản và mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS. Nguyễn Đình Tiến- Chủ nhiệm bộ môn kinh tế tài nguyên và bất động sản, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Chuyên gia kinh tế- TS. Vũ Đình Ánh

Cần siết chặt việc mua bán xyanua nhằm ngăn chặn việc sử dụng chất kịch độc này với mục đích xấu (28/10/2024)

Tuần qua, vụ ô tô lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng được xác định không phải là một vụ tai nạn giao thông mà là do nghi phạm tự sát sau khi đầu độc bạn trai bằng xyanua. Vụ việc này một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quản lý hóa chất độc hại này trên thị trường, khi mà bất cứ ai cũng có thể mua nó, nhất là mua qua mạng. Luật sư Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội chia sẻ thêm góc nhìn về chủ đề này.

Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam (25/10/2024)

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 đang đượcc thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu thuốc, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam...Để có thêm góc nhìn về công tác quản lý giá thuốc cùng các chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp dược trong nước qua Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Pharma Group, đại diện cho 21 công ty dược phẩm phát minh đa quốc gia tại Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp nào xử lý triệt để việc học sinh đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi quy định? (23/10/2024)

Hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng nhiều học sinh đi xe máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông và đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra với các em.
Thực hiện kế hoạch của Cục CSGT (Bộ Công an), từ đầu tháng 10 này, lực lượng CSGT các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tăng cường ra quân xử lý nghiêm học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung xử lý việc học sinh đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi quy định. Việc xử phạt cần thực hiện như thế nào mới đạt hiệu quả và bên cạnh đó còn cần những giải pháp hỗ trợ nào để giải quyết triệt để tình trạng học sinh điều khiển xe máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái? Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời là Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử (22/10/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những mỏ dầu của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

Thấy gì từ việc bùng nổ các concert qui mô lớn? (21/10/2024)

Lần đầu tiên, trong cùng một buổi tối tại thành phố Thủ Đức (TPHCM) diễn ra 3 đêm nhạc qui mô lớn ngoài trời, đó “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” và “Hội - thuần - hội”, thu hút tổng cộng hơn 45 nghìn khán giả. Sau thành công rực rỡ, tạo được tiếng vang lớn với người hâm mộ, ban tổ chức của 2 concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” sẽ tiếp tục đưa đại nhạc hội này đến với khán giả thủ đô vào tháng 12 tới tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Và ngay từ lúc này, hàng vạn người đã nóng lòng tìm hiểu cách đặt mua vé, để được trực tiếp tận hưởng bầu không khí cuồng nhiệt, sống trong âm nhạc sôi động cùng các thần tượng. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao lại bùng nổ những đêm nhạc qui mô lớn như vậy? Có thể kỳ vọng gì về ngành công nghiệp biểu diễn nước nhà, qua những siêu show đạt đẳng cấp thế giới như “Anh trai say hi” hay “Anh trai vượt ngàn chông gai” mới đây? Lí giải thế nào về cơn sốt “đu” idol, “đu” concert Việt - điều khá hiếm hoi trước đây, khi đa số chỉ sẵn sàng mở hầu bao vì các ngôi sao quốc tế? Cần làm gì để duy trì thói quen ủng hộ và tự hào về các nghệ sĩ nội địa và ekip tổ chức sản xuất thuần Việt, giúp nền âm nhạc nước nhà ngày một phát triển chuyên nghiệp, vươn tầm quốc tế?

Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á và Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024 (18/10/2024)

Thủ đô Hà Nội vừa xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký như Auckland (New Zealand), Cape Town (Nam Phi), Lima (Peru), Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)... để được bình chọn ở 2 hạng mục là “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024”. Đây là giải thưởng được vinh danh tại Lễ trao Giải Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
“Giải thưởng Ẩm thực thế giới” là sáng kiến toàn cầu nhằm ghi nhận và tôn vinh sự xuất sắc của ngành ẩm thực trên khắp thế giới. Vì thế, đây tiếp tục là sự công nhận và đánh giá cao của quốc tế với ẩm thực Hà Nội - vốn luôn được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Nhưng cần làm gì để phát huy hiệu quả những danh hiệu này một cách thực chất và bền vững? Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Học sinh chưa đủ tuổi đi xe phân khối lớn: xử phạt thế nào mới phát huy hiệu quả? (17/10/2024)

Hiện nay, vẫn tồn tại tình trạng nhiều học sinh đi xe máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông và đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra với các em. Thực hiện kế hoạch của Cục CSGT (Bộ Công an), từ đầu tháng 10 này, lực lượng CSGT các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tăng cường ra quân xử lý nghiêm học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung xử lý việc học sinh đi xe phân khối lớn khi chưa đủ tuổi quy định. Việc xử phạt cần thực hiện như thế nào mới đạt hiệu quả và bên cạnh đó còn cần những giải pháp hỗ trợ nào để giải quyết triệt để tình trạng học sinh điều khiển xe máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái? Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cùng bàn luận vấn đề này.

Viễn thông Việt Nam trước ngưỡng cửa phổ cập mạng 5G (15/10/2024)

Nước ta đã chính thức cùng hơn 140 quốc gia khác trên thế giới bước vào kỷ nguyên của thế hệ mạng di động thứ 5 (gọi tắt là 5G), khi sáng nay, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức công bố dịch vụ 5G đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiện đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Công nghệ 5G có những ưu việt gì? Việc cung cấp dịch vụ tiến tới phổ cập công nghệ viễn thông hiện đại này, ghi dấu mốc quan trọng, với ý nghĩa ra sao trong Chiến lược chuyển đổi số quốc gia? Đồng thời mang lại cơ hội mới như thế nào cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy các sáng kiến chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường cùng hàng loạt lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, sản xuất…? Ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam và ông Đặng Minh Tuấn, Trưởng khoa Vi Điện tử và Viễn thông – Trường Đại học CMC cùng bàn luận câu chuyện này.

Làm gì để Hà Nội phát huy hiệu quả thương hiệu Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới? (14/10/2024)

Thủ đô Hà Nội vừa xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký như Auckland (New Zealand), Cape Town (Nam Phi), Lima (Peru), Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)... để được bình chọn ở 2 hạng mục là “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024”. Đây là giải thưởng được vinh danh tại Lễ trao Giải Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). “Giải thưởng Ẩm thực thế giới” là sáng kiến toàn cầu nhằm ghi nhận và tôn vinh sự xuất sắc của ngành ẩm thực trên khắp thế giới. Vì thế, đây tiếp tục là sự công nhận và đánh giá cao của quốc tế với ẩm thực Hà Nội - vốn luôn được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Nhưng cần làm gì để phát huy hiệu quả những danh hiệu này một cách thực chất và bền vững? Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Làm thế nào để giải “bài toán” nguồn nhân lực trong chuyển đổi số quốc gia?(10/10/2024)

Ngày 10/10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Năm nay, Ngày Chuyển đổi số quốc gia tập trung vào chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả. Song hiện nay, mỗi năm Việt Nam ước tính thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Nguyên trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Vì sao chưa được như mong muốn? (09/10/2024)

Càng gần đến ngày kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10), hàng triệu trái tim lại hướng về Hà Nội với rất nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Trong số đó có không ít hội nghị, hội thảo, diễn đàn… bàn về việc xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; coi đây là động lực quan trọng để phát triển Thủ đô. Cũng từ đây, công luận đặt ra một số câu hỏi: Vì sao được các cấp chính quyền quan tâm, triển khai thực hiện qua mấy nhiệm kỳ, nhưng kết quả của nhiệm vụ này vẫn chưa được như mong muốn? Việc ban hành các chỉ thị, bộ qui tắc ứng xử… đã thật sự phát huy hiệu quả, giúp hình thành con người thủ đô thanh lịch, văn minh hay chưa? Nên có cách tiếp cận mới ra sao để bồi đắp, vun dưỡng những lớp người Hà Nội mới với đầy đủ cốt cách, bản lĩnh từ mảnh đất nghìn năm văn hiến và cả tinh thần hiện đại, sẵn sàng thích ứng với mọi biến chuyển như một công dân toàn cầu?

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, cần làm gì để kích cầu tiêu dùng hiệu quả? (8/10/2024)

Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả như vậy, một phần là do chúng ta thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã những điều chỉnh đáng kể, từ cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua hàng hoặc thay đổi phương thức và lựa chọn xoay sở với ngân sách thu hẹp hơn so với trước đây. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn, cung cấp các giải pháp phù hợp và tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường: Làm gì để vượt thách thức? (07/10/2024)

Gần đây vấn đề học tiếng Anh được bàn luận sôi nổi, nhất là khi Bộ Chính trị có kết luận số 91, ngày 12/8 về việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó nêu rõ tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Đây là chủ trương lớn được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người Việt và cũng là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng. Nhưng chủ trương này sẽ gặp không ít thách thức cần được hóa giải. Nhất là có quá nhiều thách thức đặt ra trong quá trình để tiếng Anh thực sự vượt ra khỏi giới hạn của việc học để thi, trở thành công cụ sử dụng thuần thục.

Hà Nội vận động phụ nữ mặc áo dài vào thứ hai, thứ sáu hằng tuần (03/10/2024)

Không chỉ gói gọn trong một tuần lễ như nhiều lần tổ chức trước đây, lần đầu tiên thủ đô Hà Nội phát động Tháng áo dài từ ngày 1/10 đến hết ngày 20/10. Cũng lần đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội chính thức vận động cán bộ, hội viên, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương, thành phố; các doanh nghiệp, công ty, đơn vị, học sinh, sinh viên nữ ở Thủ đô, đồng loạt mặc áo dài vào ngày thứ hai và thứ sáu hằng tuần.

Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Sau khi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam công khai hàng chục nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, dư luận bàng hoàng khi phát hiện không ít người làm giả hóa đơn chuyển tiền từ thiện gấp từ hàng chục đến cả nghìn lần thực tế. Điều đáng nói, trong số những người sống “phông bạt” này, có không ít người nổi tiếng, muốn "làm màu", hòng "đánh bóng" tên tuổi. Lối sống “phông bạt” – gồng mình với vỏ bọc không có thật đã xuất hiện từ lâu, nhưng một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, khi mới đây, ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao biểu hiện của bệnh thành tích và hình thức vẫn công khai xuất hiện trong môi trường giáo dục như vậy? Phải chăng, khi lòng nhân ái, sự sẻ chia của học trò bị "đong đếm", xếp loại bằng tiền ngay trong trường học, nhận thức của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần hình thành tư duy sai lệch, khiến các em phải gồng mình lên thể hiện, thậm chí dối trá? Cần làm gì để thay đổi thực trạng đáng lo ngại này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: