logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nguy hại gì từ lối sống “phông bạt” và bệnh thành tích, hình thức khi một trường tiểu học ở TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên (27/9/2024)

Sau khi Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam công khai hàng chục nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, dư luận bàng hoàng khi phát hiện không ít người làm giả hóa đơn chuyển tiền từ thiện gấp từ hàng chục đến cả nghìn lần thực tế. Điều đáng nói, trong số những người sống “phông bạt” này, có không ít người nổi tiếng, muốn "làm màu", hòng "đánh bóng" tên tuổi. Lối sống “phông bạt” – gồng mình với vỏ bọc không có thật đã xuất hiện từ lâu, nhưng một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, khi mới đây, ban giám hiệu trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TPHCM chỉ khen thưởng những học sinh ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt từ 100 nghìn đồng trở lên. Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao biểu hiện của bệnh thành tích và hình thức vẫn công khai xuất hiện trong môi trường giáo dục như vậy? Phải chăng, khi lòng nhân ái, sự sẻ chia của học trò bị "đong đếm", xếp loại bằng tiền ngay trong trường học, nhận thức của các em sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần hình thành tư duy sai lệch, khiến các em phải gồng mình lên thể hiện, thậm chí dối trá? Cần làm gì để thay đổi thực trạng đáng lo ngại này?

Cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học từ kinh nghiệm của các nước (26/9/2024)

Câu chuyện hai trường học tại TP Hồ Chí Minh là THPT Trường Chinh và THPT Thạnh Lộc, quận 12 tiên phong ra quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong nhà trường ngay đầu năm học 2024-2025, đã dấy lên một cuộc tranh luận trên các diễn đàn giáo dục về việc liệu có nên “nhân rộng mô hình” này? Trong thời điểm này, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có lệnh cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học. Chưa năm học nào ghi nhận làn sóng cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học lại bùng nổ mạnh mẽ như năm học 2024-2025. Chuyên gia giáo dục, TS Vũ Việt Anh, TGĐ Học viện Thành công cùng bàn luận câu chuyện này.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trước nguy cơ lộ lọt, rò rỉ trên không gian mạng (25/9/2024)

Hơn 61 triệu tài khoản bị lộ lọt. Số vụ lộ lọt dữ liệu là 46 vụ, với khoảng 13 triệu bản ghi dữ liệu khách hàng bị rao bán; 12,3G mã nguồn bị lộ lọt…Các mối đe dọa trên không gian mạng như mã độc tống tiền, giả mạo thông tin, các cuộc tấn công có chủ đích… ngày càng phức tạp và gia tăng. Đây là những thông tin báo động về thực trạng và nguy cơ lộ lọt, rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân được Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố mới đây. Còn theo Bộ Công an, 2/3 dân số Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng với nhiều hình thức khác nhau. Được ví như những "mỏ dầu" của thế giới, dữ liệu cá nhân và dữ liệu số cá nhân là tài nguyên lớn của các quốc gia. Thế nhưng, những tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị rò rỉ, đánh cắp và biến thành hàng hóa trên thị trường ngầm. Vậy những nguy cơ nào sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân bị lộ lọt? Và cần làm gì để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường điện tử? Ông Ngô Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty An ninh mạng SCS, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

“Dẹp” lạm thu đầu năm học mới bằng cách nào? (24/9/2024)

Năm học mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng, bên cạnh niềm vui của các em học sinh cũng là nỗi lo của không ít phụ huynh, nhất là khi các trường học vào đợt họp phụ huynh đầu năm. Hiện nay, dù chưa có nhiều trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm nhưng thông tin về lạm thu đã bắt đầu rục rịch trên một số diễn đàn, như câu chuyện về tình trạng thu phí không hợp lý với những khoản tiền cho việc sửa ti vi, mua điều hòa, máy chiếu...Thực tế này đã kéo dài trong nhiều năm, mỗi năm lại có một “biến thể mới” làm dấy lên những lo ngại về lạm thu trong các trường học. Dù các quy định về việc thu chi trong trường học đã được ban hành từ nhiều năm trước, nhưng tình trạng lạm thu vẫn tồn tại. Tại nhiều trường học, phụ huynh vẫn phải đóng góp cho những khoản thu không hợp lý. Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Không chủ quan với dịch bệnh sau bão lũ (20/9/2024)

Theo Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
Mùa mưa lũ kéo theo mùa dịch bệnh - người dân không thể chủ quan. Vậy việc nhận biết và điều trị các bệnh dịch mùa mưa lũ ra sao? Cùng bàn luận nội dung này là BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương .

Làm thế nào để hoạt động cứu trợ từ thiện hiệu quả, đúng nơi, đúng người (19/09/2024)

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, bước đầu đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn. Những đoàn cứu trợ vẫn liên tục đổ về các tỉnh bị thiệt hại nặng bởi thiên tai. Tuy nhiên, làm thế nào để hoạt động từ thiện đạt hiệu quả thiết thực, hàng cứu trợ đến đúng địa chỉ? Cùng bàn luận với sự tham gia của khách mời là PGS -TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

“Phòng ngừa, đấu tranh hành vi lừa đảo trên không gian mạng” (17/09/2024)

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục có những cảnh báo nhưng nạn nhân của lừa đảo trên không gian mạng ngày càng nhiều trong khi thủ đoạn của hành vi vi phạm pháp luật này ngày càng đa dạng, phức tạp.

Xử lý nghiêm hành vi lừa đảo trục lợi, đưa thông tin sai lệch trên mạng về bão số 3 (12/9/2024)

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều tỉnh thành phố phía bắc đang phải gồng mình với mưa lũ do hoàn lưu bão và nước sông dâng cao. Tuy nhiên, lợi dụng mạng xã hội, nhiều đối tượng lan truyền thông tin thất thiệt về vỡ đê gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Không chỉ vậy, nhiều thành phần lợi dụng lòng tốt, tình người trong lúc khó khăn để trục lợi. Tình trạng này làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với các hoạt động từ thiện chính đáng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm.

Hà Nội đang nỗ lực khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy đổ sau bão (9/9/2024)

Cùng với những mất mát về người và tài sản, Hà Nội còn chịu tổn thất nặng nề khác vì bão số 3, đó là hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ, trong đó có cả những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, là cây di sản, đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần, gắn bó sâu sắc với nhiều thế hệ người dân thủ đô.
Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để giải tỏa cây đổ, gãy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Vấn đề đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Hà Nội cần khẩn trương khôi phục hơn 25.000 cây xanh gãy, đổ như thế nào? Đâu là những bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác qui hoạch, chọn giống, thiết kế cho đến quản lý, giám sát việc trồng cây trong đô thị? Phải làm gì để đảm bảo an toàn, phát triển cây xanh bền vững cho thủ đô, giảm thiểu tối đa thiệt hại trong mỗi mùa mưa bão? Ông Trần Thiện Hà – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Công viên Cây xanh Việt Nam và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Nguy cơ dịch bệnh sau lũ: cần xử lý như thế nào? (11/09/2024)

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc. Hiện điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người dân trong lũ lụt đang hết sức khó khăn. Ngành y tế nhận định, trong và sau mưa bão, lũ lụt, tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ… Vậy công tác này cần được xử lý như thế nào?

Những nghĩa cử ấm áp tình người trong mưa bão (10/9/2024)

Cơn bão số 3 càn quét qua nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cản trở công việc và sinh hoạt của người dân. Nhưng bên cạnh đó, hoàn cảnh khó khăn cũng làm nổi bật tình thần tương thân tương ái của người Việt, khi những câu chuyện nồng ấm tình người hiện diện khắp nơi.

Câu chuyện Mái ấm Hoa Hồng – những lỗ hổng khiến trẻ em bị bạo hành

Những ngày qua, thông tin liên quan đến vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng (quận 12, TPHCM) đang nhận được sự quan tâm rộng rãi từ cộng đồng. Nếu không bị đưa ra “ánh sáng”, chắc hẳn cơ sở này vẫn sẽ tiếp tục núp bóng một mái ấm tình thương và sẽ còn nhiều hơn nữa những trẻ em bị đánh đập, bạo hành. Vì sao một cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không thu phí, được cấp giấy phép hoạt động như Mái ấm Hoa Hồng xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em trong thời gian dài mà không bị phát hiện? Sau Mái ấm Hoa Hồng liệu còn bao nhiêu những mái ấm tình thương khác đang hành hạ, đánh đập trẻ em vẫn đang tồn tại? Những lỗ hổng nào đang khiến cho ngày càng nhiều trẻ em bị bạo hành như hiện nay? TS.BS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH cùng bàn luận câu chuyện này.

Chuyển đổi số đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới (03/09/2024)

Thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại. Đó là yêu cầu mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt ra trong bài viết nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh mùng 2/9.

Vì sao Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách Ấn Độ? (28/8/2024)

Hôm qua, 800 du khách Ấn Độ đầu tiên của đoàn 4.500 người trong công ty dược phẩm của một tỉ phú Ấn Độ đã đến Hà Nội, bắt đầu hành trình tham quan khám phá nước ta. Sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách Ấn Độ khi nửa đầu năm nay chúng ta đón hơn 230.000 lượt khách đến từ quốc gia Nam Á này, tăng gần 165% so với cùng kỳ năm ngoái? Cần tiếp tục khai thác tiềm năng của thị trường Ấn Độ ra sao và có những hoạt động xúc tiến, quảng bá như thế nào với “mỏ vàng” mới này của ngành du lịch? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia và bà Phạm Thị Hồng Thu – Giám đốc công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Đức Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Nên "cấm" hay "quản"? (27/8/2024)

Thông tư 17 ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm mà Bộ GD&ĐT ban hành hơn 10 năm trước đã tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm cho học sinh phổ thông trong những năm vừa qua diễn ra khá phức tạp. Cho dù là chương trình 2006 hoặc bây giờ là chương trình 2018 thì dạy thêm, học thêm vẫn phức tạp, khó quản lý. Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, với hy vọng chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm và góp phần hạn chế những tiêu cực trong giáo dục. Một số thay đổi về quy định dạy thêm đã thu hút dư luận và tạo nên nhiều luồng ý kiến. PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: