logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí. (18/12/2023)

Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng. Theo Nghị định số 85 sửa đổi một số điều về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vừa được ban hành cuối tuần trước, viên chức sẽ không còn phải thi mà được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Quyết định bỏ thi thăng hạng viên chức ngay lập tức nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng, bỏ thi thăng hạng viên chức không chỉ giảm gánh nặng thi cử, tốn kém mà điều quan trọng hơn cả là còn tạo động lực cho cả hệ thống hành chính. Vấn đề còn lại là các Bộ chủ quản xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng ra sao để tránh tiêu cực, khó kiểm soát? Làm thế nào để cán bộ công chức viên chức có động lực cống hiến? Cùng bàn luận rõ hơn về nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Thị Hường, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Khoa học hành chính của Học viện Hành chính quốc gia.

Triển vọng phát triển du lịch Việt – Trung: Cầu nối thúc đẩy kinh tế, giao lưu nhân dân và giữ tình hữu nghị bền chặt. (14/12/2023)

Gần đây, các hoạt động du lịch giữa 2 nước Việt – Trung có nhiều dấu hiệu khởi sắc và được dự báo còn có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, khi lãnh đạo cấp cao 2 nước vừa ra tuyên bố chung, nhất trí tăng cường phối hợp, trao đổi chính sách du lịch, phối hợp khai thác các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch, giao lưu trao đổi đoàn các cấp để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói này. Cuộc trao đổi với ông Vũ Nam – Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Viện Phát triển Du lịch châu Á; giảng viên khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ thị trường du lịch – Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và bà Huỳnh Phan Phương Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty du lịch Vietravel – đơn vị lữ hành hàng đầu nước ta.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng: Từ vinh danh đến hành động thực tế (13/12/2023)

Sau 3 năm ấp ủ ý tưởng, Giải thưởng “Hành động vì Cộng đồng 2023” do báo Nhân Dân khởi xướng đã ghi dấu hành trình năm đầu tiên với chủ đề “Dấu ấn tiên phong”. 28 dự án xuất sắc đã được lựa chọn từ 129 hồ sơ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống - từ vĩ mô đến vi mô, có tính sáng tạo, bền vững, lan toả và tác động tích cực đến cộng đồng. Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, “Giải thưởng Hành động vì cộng đồng” còn đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của mình - với mục tiêu để mọi hoạt động cộng đồng tại Việt Nam được kiến tạo minh bạch, khoa học, hữu hiệu và nhân văn.Để góp thêm góc nhìn về câu chuyện này, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng; và anh Phạm Quốc Việt - Người thành lập Đội Hỗ trợ sơ cứu - FAS Angel, vừa đạt Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Hạng mục Dự án Truyền cảm hứng.

Làm gì để Bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động? (12/12/2023)

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khoảng trên 17,5 triệu người, tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi.
- Dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng thực tế, mục tiêu: đến năm 2030 sẽ có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH theo Nghị quyết số 28 NQ/TW (về phát triển hệ thống BHXH, từng bước mở rộng diện bao phủ một cách vững chắc, tiến tới BHXH toàn dân) vẫn đang là thách thức lớn với ngành BHXH, khi lực lượng lao động tham gia BHXH vẫn khó hoàn thành so với chỉ tiêu đặt ra. Vậy “Làm gì để BHXH thực sự là chỗ dựa cho người lao động?”, cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động VN).

Cần chấn chỉnh nạn lừa đảo, trục lợi tôn giáo ra sao, sau việc người xưng “đại đức Thích Tâm Phúc” vừa bị bắt (08/12/)

Thông tin Nguyễn Minh Phúc, người tự xưng là "đại đức Thích Tâm Phúc" vừa bị công an TPHCM tạm giam, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao những sai phạm của đối tượng này kéo dài suốt 13 năm qua, đến giờ mới bị bắt giữ? Kẽ hở nào khiến nạn lừa đảo, trục lợi từ tôn giáo ngày càng diễn biến phức tạp? Đâu là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhức nhối này?

“Vì sao 1/5 trẻ vị thành niên nước ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần?”(7/12/2023)

Kết quả điều tra Sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam một lần nữa cho thấy những thiếu sót và hạn chế trong công tác bồi đắp và chăm lo cho sức khỏe tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và chuyên gia tâm lý Tuệ An, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo Hạnh Phúc.

Giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần: Tính toán những tác động đa chiều (05/12/2023)

Công đoàn Việt Nam đề xuất các cấp nghiên cứu giảm giờ làm việc của lao động trong doanh nghiệp dưới 48 giờ mỗi tuần, tiến tới 40 giờ, bằng với khu vực nhà nước. Đây cũng là một trong tám kiến nghị của người lao động cả nước được Công đoàn Việt Nam tập hợp, chuyển tới lãnh đạo cấp cao tại Đại hội công đoàn lần thứ 13 vừa qua. Vấn đề này cũng được đặt ra trong Bộ Luật Lao động năm 2019, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động dưới 48 tiếng mỗi tuần. Nhưng ghi nhận thực tế, không có nhiều doanh nghiệp áp dụng. Việc giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần, cần điều kiện cần và đủ như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay?

Ma tuý ngụy trang, xâm nhập học đường: Làm thế nào để nhận diện? (4/12/2023)

Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ.
Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.

Giải pháp nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam từ thành công của chương trình "Hỗ trợ sữa miễn phí cho học sinh tiểu học" (01/12/2023)

Hơn 18.000 trẻ em tiểu học ở các điểm trường khó khăn thuộc 61 tỉnh thành được uống sữa miễn phí mỗi ngày; hơn 3,3 triệu hộp sữa được cung cấp miễn phí, góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em ở những vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”… Đây là những con số ấn tượng mà chương trình “Hỗ trợ miễn phí sữa cho trẻ em tiểu học giai đoạn 2017-2022” với tổng kinh phí là 25 tỷ đồng, đã mang đến cho trẻ em Việt Nam. Điều đáng nói, đây là chương trình kêu gọi được sự đóng góp hoàn toàn tự nguyện của doanh nghiệp vào các mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên. Vậy cần làm gì để có thể tiếp tục triển khai những chương trình tương tự nhằm nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam? Bà Vũ Thị Thúy Huyền - Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Ths BS Phạm Thị Ngọc – Phó Tổng thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam để bàn về nội dung này.

Cảnh báo tình trạng lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hoá (29/11/2023)

Dù đạt nhiều thành tựu được thế giới ghi nhận trong phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, là rào cản trên con đường hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh này vào năm 2030. Thực tế, tính đến thời điểm này, cả nước có gần 250 nghìn người nhiễm HIV. Trong số 10.219 ca mắc mới HIV, có hơn 60% được phát hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Cũng theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, từ năm 2020 đến nay, lứa tuổi 16-29 tuổi chiếm gần 50% trong số các ca nhiễm HIV mới được ghi nhận đã cho thấy tình trạng ngày càng trẻ hóa của nhóm bệnh nhân mắc bệnh.
Với chủ đề: “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, chúng ta cần phát huy vài trò của cộng đồng – cánh tay nối dài trong phòng chống HIV/AIDS ra sao nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS năm 2030? Ngành y tế cần đưa ra những cảnh báo gì khi tình trạng lây nhiễm căn bệnh này ngày càng trẻ hóa? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths BS Cao Kim Thoa, Phó trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (24/11/2023)

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - năm đầu tiên lứa học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, phương án thi 4 môn (2+2) gồm 2 môn bắt buộc là toán, ngữ văn và 2 môn do học sinh tự chọn, nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho phụ huynh và xã hội.

Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng! (21/11/2023)

Thời gian qua, các chương trình hội chợ được tổ chức liên tục tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội nhất là vào các dịp nghỉ lễ và cuối tuần. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các sự kiện này không kéo theo sự đông đúc, lộn xộn và nhiều hình ảnh không đẹp mắt, khi các gian hàng được dựng tạm bợ, bài trí thiếu tính thẩm mĩ, sản phẩm thiếu chọn lọc, khiến cho không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội sẽ cùng bàn câu chuyện : Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng!

Khi giáo dục là quốc sách hàng đầu: Làm sao để giáo viên sống được bằng nghề (20/11/2023)

Hôm nay 20/11, tròn 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thày cô, để toàn XH ghi nhận công lao, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, cũng như chia sẻ niềm vui, tri ân những người đã đã đóng góp công sức, tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả góp phần XD đất nước.
Dẫu còn khó khăn, nhưng nghề giáo luôn là nghề cao quý, chính vì vậy mà đa số giáo viên gắn bó với nghề, tìm thấy được giá trị của nghề, trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp trồng người của đất nước.
Những năm qua, để thầy cô yên tâm công tác Đảng, nhà nước có nhiều chính sách nâng cao đời sống giáo viên, trong đó Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cũng nêu rõ: Tiến tới phấn đấu ngành GD giáo viên phải có mức lương cao nhất trong bảng lương của các viên chức trong khối sự nghiệp công lập. Từ tháng 7 vừa qua, mức lương cơ sở mới được áp dụng, theo đó chính sách tiền lương giáo viên cũng có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi đó có đồng nghĩa với việc giúp “giáo viên sống được bằng lương” hay không thì vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy.

“Trên 90% sinh viên khá giỏi: “Bằng đỏ” có còn giá trị?” (16/11/2023)

Nhiều doanh nghiệp cho biết, sau khi tuyển dụng đều phải thực hiện đào tạo lại, kể cả những em đã tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Điều này cho thấy dường như có bất cập trong đánh giá sinh viên tốt nghiệp, vẫn còn một khoảng cách giữa đào tạo và yêu cầu tuyển dụng. Cần làm gì để đánh giá thực chất chất lượng để tấm “bằng đỏ” thực sự có giá trị? Cơ chế nào để doanh nghiệp tham gia đào tạo cùng nhà trường? Khách mời ông Đinh Đức Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: