logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc không dâng sao giải hạn, không gọi hồn, cúng vong sao cho thiết thực, hiệu quả? (15/2/2024)

Đầu năm mới thường là thời gian nở rộ các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ... tại không ít cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước. Thủ tướng Chỉnh phủ vừa ban hành công điện yêu cầu các bộ ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không để xảy ra tình trạng trục lợi, phản văn hóa. Xử lí nghiêm những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao vấn đề này kéo dài quá lâu, gây nhiều hệ lụy xã hội? Các cơ sở thờ tự và người đứng đầu chính quyền các địa phương có trách nhiệm ra sao? Phải làm gì để sớm đẩy lùi các hoạt động biến tướng, trục lợi từ tôn giáo một cách hiệu quả, tránh hình thức, ngại đụng chạm? TS Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội, ủy viên thường trực ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc Hội và TS Hoàng Văn Chung, trưởng phòng nghiên cứu chính sách và phật giáo, Viện nghiên cứu tôn giáo cùng bàn luận câu chuyện này.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp văn hóa (8/2/2024)

Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh mềm quốc gia. Đây là chia sẻ của ông Choi Seung Jin - Giám đốc Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam với VOV nhân dịp Tết đến Xuân về. Ngoài câu chuyện phát triển văn hóa, ông Choi Seung Jin cũng trò chuyện về các giá trị độc đáo trong Tết cổ truyền, văn hóa Hàn Quốc vốn được các bạn trẻ Việt Nam vô cùng yêu mến.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết - người tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo (07/2/2024)

Mỗi dịp cận Tết, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại tràn lan trên thị trường. Năm 2023 vừa qua, đã chứng kiến hàng nghìn vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Cứ mỗi lần ngành chức năng tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, là lại có hàng chục thậm chí hàng trăm trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương ngày càng trở nên phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là những ngày lễ Tết đang đến gần?

Cần thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về việc không dâng sao giải hạn, không gọi hồn, cúng vong sao cho thiết thực, hiệu quả? (06/2/2024)

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết. Đầu năm mới thường là thời gian nở rộ các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ... tại không ít cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước. Thủ tướng Chỉnh phủ vừa ban hành công điện yêu cầu các bộ ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không để xảy ra tình trạng trục lợi, phản văn hóa. Xử lí nghiêm những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao vấn đề này kéo dài quá lâu, gây nhiều hệ lụy xã hội? Các cơ sở thờ tự và người đứng đầu chính quyền các địa phương có trách nhiệm ra sao? Phải làm gì để sớm đẩy lùi các hoạt động biến tướng, trục lợi từ tôn giáo một cách hiệu quả, tránh hình thức, ngại đụng chạm?

Linh vật đón năm mới: Làm sao để nhân văn, giáo dục và tránh lãng phí? (5/2/2024)

Càng sát Tết, các mẫu linh vật rồng ở các tỉnh thành đã dần lộ diện, mang đến những câu chuyện dở khóc dở cười. Rồng ngủ gật, rồng giận dữ, và nhiều nơi, rồng bị chê là “lúc giống rắn, lúc giống lươn”, nơi khác thì lại “còi cọc, ốm yếu”…Những năm gần đây, dường như năm nào dư luận cũng “dậy sóng” với những linh vật chào đón năm mới bị biến dạng một cách khó hiểu như vậy. Vì sao việc này vẫn liên tục tái diễn? Làm thế nào để linh vật chào năm mới vừa mang tính văn hóa, giáo dục lại tránh lãng phí? Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, người đã dành nhiều năm nghiên cứu về rồng và các linh vật Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị? (2/2/2024)

Chúng ta chỉ còn 1 tuần nữa là đón Tết nguyên đán với rất nhiều hoạt động giao lưu, đi lại. Tuy nhiên, các dịch bệnh thì không như vậy. Điển hình là tuần qua, thế giới vẫn ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc biến thể phụ JN.1 của Covid-19, số ca nặng và tử vong tiếp tục tăng nhanh tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, kết quả giải mã trình tự gen gần 20 ca mắc Covid-19 vừa qua ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Tất cả các trường hợp này đều ghi nhận có diễn biến khá nặng và chưa tiêm đủ các mũi vắc xin theo khuyến cáo. Đáng lo ngại là số ca nhập viện do Covid-19 tại các cơ sở y tế có xu hướng gia tăng dần trong những tuần gần đây, đòi hỏi ngành y tế và người dân không lơ là, mất cảnh giác khi nhu cầu giao lưu, đi lại gia tăng nhanh dịp Tết Nguyên đán. Vậy biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị? BS. Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới trung ương cùng bàn luận câu chuyện này.

Chăm lo tết cho công nhân người lao động dịp trước – trong và sau tết (01/02/2024)

Vài ngày nữa thôi là những “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024” sẽ khởi hành hỗ trợ miễn phí cho gần 1.300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc làm việc ở các tỉnh phía Nam, có quê ở phía Bắc về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết, với số tiền dự kiến hơn 07 tỷ đồng. Ông Phan Văn Anh – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ thông tin cụ thể về các chương trình chăm lo tết cho công nhân người lao động dịp trước – trong và sau tết.

Làm gì để tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe? (31/1/2024)

Tại hội thảo "Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ" do Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá, mức xử phạt hành chính đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn đã tương đối cao, có tính răn đe tốt. Tuy vậy, pháp luật hiện quy định người có nồng độ cồn ở mức 3 (tức là trên 0,4 miligam trong một lít khí thở hoặc quá 80 miligam trông 100 ml máu) dù cao đến mấy, vẫn chung một hình phạt. Vì thế, nếu vi phạm nồng độ cồn vượt mức 3, nên phân tách thành các mức phạt cao hơn. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Có cần thiết tăng mức xử phạt đối với các vi phạm nồng độ cồn nghiêm trọng khi lái xe? Còn vướng mắc nào cần điều chỉnh? Phải làm gì để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân “đã uống rượu bia thì không lái xe”, đặc biệt trong dịp tổ chức rất nhiều bữa tiệc Tất niên hiện nay và cả trong dịp nghỉ Tết sắp tới? Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói VN và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức cùng bàn luận câu chuyện này.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết (30/01/2024)

Mỗi dịp cận Tết, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại tràn lan trên thị trường. Trong năm 2023 vừa qua cũng chứng kiến hàng nghìn vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết - người tiêu dùng đóng vai trò chủ đạo.

Chợ Đông Ba ở Huế thưởng 500 nghìn đồng cho người phản ánh đúng tình trạng “nói thách”? (25/1/2024)

Câu chuyện chợ Đông Ba ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định thưởng 500.000 đồng cho người dân và du khách phản ánh đúng tình trạng nói thách, đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Liệu đây có phải sáng kiến hay, góp phần giải quyết tình trạng “chặt chém”? Có nên nhân rộng cách làm này ra các chợ truyền thống khác trong cả nước? Cần những điều chỉnh và thay đổi ra sao để chợ truyền thống có thể trụ vững và phát triển, trong bối cảnh các mô hình bán lẻ hiện đại và các sàn thương mại điện tử lên ngôi. Bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng Ban Quản lí chợ Đông Ba và bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cùng bàn luận câu chuyện này.

Hóa giải “Hội chứng uể oải” trước kỳ nghỉ lễ: Dễ hay khó? (24/1/2024)

“Hội chứng hậu nghỉ Tết” - “mải chơi - ngại làm” sau mỗi đợt nghỉ Tết dài đã không còn xa lạ với không ít người. Không dừng lại ở đó, thời gian qua lại đang nổi lên Hội chứng “Holiday Click-off”, được đánh giá đã trở thành hiện tượng tâm lý toàn cầu - tạm hiểu là những bồn chồn, háo hức trước mỗi kỳ nghỉ lễ trong khi lại lo lắng vì vẫn còn rất nhiều công việc phải giải quyết. Nếu như người lao động có những lý do rất chính đáng để “bật chế độ nghỉ lễ” ngày càng sớm hơn, thì các nhà quản lý lại gọi đây là những tuần lễ lao động kém năng suất nhất trong năm. Rằng, nếu kéo dài hoặc không có biện pháp điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và sức khoẻ tâm thần của người lao động.
Làm sao để thích ứng và xử lý Hội chứng này, đồng thời duy trì năng suất và chất lượng công việc? Nhà báo Hoàng Anh Tú - chuyên gia tâm lý, người rất gần gũi với giới trẻ và có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, xử lý các vấn đề tâm lý thanh thiếu niên cùng bàn luận câu chuyện này.

Không còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc, chất lượng Tiếng Anh có giảm sút? (23/1/2024)

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 – năm đầu tiên lứa học sinh học chương trình giáo dục phổ thông mới thi tốt nghiệp, mà Bộ GD&ĐT công bố, học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Như vậy, Ngoại ngữ không còn là môn thi học bắt buộc như các kỳ thi trước đây. Thông tin môn Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) không còn nằm trong số các môn thi THPT bắt buộc kể từ năm 2025, đã có nhiều ý kiến tranh luận về hệ quả của quyết định này.

Phải làm gì để thay đổi luật bất thành văn, cắt % tiền thưởng của vận động viên sung quỹ? (19/1/2024)

Những lùm xùm về việc huấn luyện viên cắt 10% tiền thưởng vận động viên quốc gia môn thể dục dụng cụ, yêu cầu nộp quỹ sai phép hay không tập luyện ngoài giờ, vẫn được hưởng chế độ Nhà nước... đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Đây chỉ là trường hợp cá biệt, “con sâu làm rầu nồi canh”, hay đã trở thành luật bất thành văn, tồn tại âm ỉ trong ngành thể dục thể thao thành tích cao nhiều năm qua? Vì sao những tiêu cực, bất cập kéo dài, mà không bị phát hiện và kịp thời xử lí? Trách nhiệm thuộc về ai khi để xảy ra bê bối này? Những nhà lãnh đạo ngành thể thao cần rút ra bài học gì trong công tác quản lý để làm trong sạch và phát triển nền thể thao nước nhà? Cùng bàn luận về câu chuyện này là cuộc trao đổi với anh Phạm Phước Hưng, cựu vận động viên môn Thể dục dụng cụ quốc gia, từng giành 2 Huy chương vàng Cúp thế giới, 6 Huy chương vàng SEA Games. Vị khách mời thứ 2 là nhà báo Cao Huy Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Truyền thông Báo Tuổi trẻ TPHCM - người có nhiều năm theo dõi lĩnh vực thể thao.

Phòng ngừa dịch bệnh bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình dịp tết (18/1/2024)

Thời tiết đông xuân nhiệt độ giảm thấp không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa. Đặc biệt, các bệnh cúm A, B, Covid 19 tiếp tục gia tăng ở nhiều địa phương. Vậy làm thế nào để phòng ngừa các bệnh dịch này, giúp bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình dịp tết? PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: