Ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Apple vừa có chuyến thăm Việt Nam 2 ngày, và có cuộc làm việc quan trọng với người đứng đầu chính phủ, cũng như gặp gỡ một số nhà phát triển phần mềm, nhà sáng tạo nội dung và nghệ sĩ nổi tiếng của nước ta.Sự kiện mang lại nhiều cơ hội và hy vọng hợp tác, tạo bước phát triển đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Để có thêm góc nhìn về sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận cả trong nước và quốc tế này, chúng tôi có cuộc trao đổi với nhà báo Vũ Tuấn Hưng, công tác tại báo điện tử VnExpress, có gần 20 năm theo dõi mảng khoa học công nghệ. Anh cũng là một trong số ít phóng viên Việt Nam được Apple mời tác
nghiệp, phản ánh về các hoạt động của CEO Tim Cook trong chuyến thăm 2 ngày vừa qua. Vị khách mời thứ 2 là đạo diễn Phương Vũ – người đồng sáng lập và là Giám đốc sáng tạo Công ty AntiantiArt – một trong những đại diện trẻ tiêu biểu
nhất của ngành sáng tạo VN hiện nay. Phương Vũ và các cộng sự vừa có vinh dự đón CEO Tim Cook trực tiếp đến thăm nơi làm việc ở Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
Nam Em vẫn là cái tên đang “gây bão” trên các thanh công cụ tìm kiếm sau hàng loạt livestream với những câu chuyện và phát ngôn khiến dư luận bức xúc. Với hành vi “tiếp tục về hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân”, Nam Em vừa bị Sở TT&TT TP HCM xử phạt hành chính lần 2 với mức phạt 10 triệu đồng và kiến nghị Bộ TT&TT xem xét, xử lý ngăn chặn đối với 2 tài khoản Facebook và Tiktok. Trước Nam Em, không ít nghệ sĩ, người của công chúng trong làng giải trí Việt đã có những phát ngôn vô căn cứ, phản cảm, thậm chí là gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội, làm hoang mang dư luận... Thế nhưng, những hành vi này thường bị xử phạt ở mức từ 5 đến 10 triệu đồng – mức phạt được ví “nhẹ tựa lông hồng” so với thu nhập của các nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Những ồn ào xung quanh bản biến tấu ca khúc nổi tiếng “Chú voi con ở
bản Đôn” của nhạc sỹ Phạm Tuyên đang thu hút sự chú ý của dư luận, khi gia
đình nhạc sỹ vừa chính thức lên tiếng khẳng định, đây là hành động vi phạm
bản quyền sáng tác và mong muốn mọi người không lan truyền bài hát “phái
sinh” này.
Nhiều người đặt câu hỏi: Vậy đâu là giới hạn cho việc làm mới một ca
khúc đã quen thuộc? Sáng tạo nghệ thuật nhưng cần ý thức tôn trọng quyền
tác giả ra sao? Phải làm gì để nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của những
nghệ sỹ biểu diễn, của cơ quan chức năng và cả khán thính giả, sau sự việc
này? Nhạc sỹ, nhà sản xuất Trần Thanh Phương và nhà báo, MC Minh Đức cùng bàn luận câu chuyện này.
Đến thời điểm hiện tại, nhiều tỉnh, thành phố đã công bố môn thi, cách thức làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2024-2025. Trong khi đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10, với 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh dự thi vào lớp 10 năm nay cũng là các em học sinh cuối cùng học theo chương trình GDPT 2006 nên cuộc đua càng trở nên “nóng”. Từ nhiều năm qua, tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội luôn được coi “nóng” hơn thi đại học. Bởi vì chỉ có khoảng 60% học sinh đỗ vào các trường công lập, còn lại theo học trường tư hoặc trường nghề. Chính vì suất vào trường công hạn chế, nên để giúp con có thêm phương án dự phòng, không ít phụ huynh chấp nhận mất tiền để giữ một suất học ở trường THPT ngoài công lập. Những khoản này được gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” hay “đặt cọc”, với nhiều mức giá khác nhau, tùy trường. TS Lê Thống Nhất – Người sáng lập hệ thống Big Schools, Vina Schools sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc tập thể lên tới hàng trăm người phải nhập viện điều trị liên tục xảy ra tại các địa phương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn thực phẩm nói chung, thức ăn đường phố nói riêng. Mới đây nhất, vào ngày 5/4, một học sinh đã tử vong và hàng loạt học sinh tiểu học và THCS ở Nha Trang, Khánh Hòa phải nhập viện sau khi ăn sáng nhiều món khác nhau tại các hàng quán và từ những người bán hàng rong bên ngoài cổng trường. Trước thực trạng nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân, chuyên gia y tế có cảnh báo gì đến cộng đồng để nhận biết ngưỡng an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm? PGSTS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa HN cùng bàn luận câu chuyện này.
Hãng hàng không Pacific Airlines mới đây trả toàn bộ máy bay, tạm dừng khai thác để giảm nợ. Bamboo Airways cũng đang dừng sử dụng 2/3 số máy bay để thu hẹp qui mô. Trong khi đó, VietNam Airlines và Vietjet Air đang cho 44 máy bay Airbus đi bảo dưỡng, do động cơ bị lỗi. Tổng cộng tính đến 31/3, đội bay của Việt Nam có 205 máy bay nhưng chỉ khai thác 159 máy bay. Đây là một trong những lí do chính khiến giá vé máy bay nội địa cao ngất ngưởng, đặc biệt trong dịp cao điểm 30/4 - 1/5 sắp tới.
Giá vé máy bay ở mức “trên trời” ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch, khi mùa cao điểm hè đang đến gần? Cần những điều tiết ra sao từ các ban ngành và cả các hàng không, để các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng… cũng như người dân và cả nền kinh tế xã hội, không chịu tác động tiêu cực từ việc giá vé máy bay tăng quá cao? Về lâu dài, nên có sự đầu tư, chuẩn bị ra sao, để ngành du lịch nhiều địa phương và các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại mỗi đợt giá vé máy bay tăng đột biến? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á và ông Bùi Thanh Tú, Giám đốc Marketing BestPrice Travel – công ty du lịch với gần 15 năm kinh nghiệm.
Những bê bối xoay quanh vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam nợ phụ huynh 3.200 tỷ đồng đang gây sốt trong dư luận. Sở dĩ các phụ huynh cho trường vay hàng chục tỷ đồng là bởi con họ sẽ được miễn học phí trong vòng 12 năm cùng các khoản đầu tư, tương đương mức lãi suất gần 12%/năm - gấp đôi so với mức lãi suất ngân hàng hiện nay.
Nhiều trường dân lập, tư thục, trường có yếu tố nước ngoài cũng có hình thức huy động vốn này từ cha mẹ học sinh như vậy. Trước đó, nhiều phụ huynh bị Apax Leaders (thuộc hệ sinh thái Egroup) nợ tiền học phí từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. Hay như một trường quốc tế ở Quảng Nam bất ngờ không hoạt động, chủ trường biến mất trước ngày khai giảng khiến phụ huynh một phen nháo nhác. Nhưng vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam đang bị “vỡ nợ” đã gióng lên hồi chuông báo động cho các cơ quan quản lý cũng như phụ huynh. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục thuộc Học viện Quản lý Giáo dục; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và nghề nghiệp.
Cuối tuần qua, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các
đơn vị chức năng tiến hành cuộc điều tra liên quan đến phản ánh của báo chí về việc 3 cây sao đen
cổ thụ trên phố Lò Đúc, Hà Nội bị chết khô. Dư luận đã đặt nghi vấn rằng các cây sao đen trăm
tuổi này đã bị bức tử trước khi lực lượng chức năng đốn hạ. Để biết được nguyên nhân những cây này chết và có việc cây bị bức tử hay không
thì còn phải chờ kết luận của Công an Thành phố Hà Nội, song những nghi vấn liên quan đến câu
chuyện này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hậu quả khó lường nếu chính quyền và
người dân thờ ơ trước việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống. Và một lần nữa,
câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai” trong câu chuyện này cũng cần được nhìn nhận thấu đáo để
ngăn chặn các vụ việc tương tự xảy ra, đó là cây chết mà không biết lỗi của ai! Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư TP Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại Việt Nam, khoảng 80% doanh thu tiền bản quyền đến từ môi trường số và người Việt chủ yếu nghe nhạc trên
không gian này. Trong khi đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều thiết bị khác, đang thay đổi mô hình tiêu thụ và sáng tạo nội dung. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với thị trường bản quyền. Thông tin được đưa ra tại diễn đàn thường niên Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 diễn ra tại TP.HCM mới đây. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số, mạng xã hội giúp mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng, bao gồm từ việc sáng tạo, trình diễn đến công bố tác phẩm. Song cũng vì thế mà những vấn đề liên quan tới bản quyền âm nhạc trên không gian mạng lại càng trở nên phức tạp hơn. Việc “xài chùa chất xám” xảy ra như “cơm bữa” khiến các nhạc sĩ mất bao công “thai nghén tác phẩm”, song lại đau đớn nhìn “đứa con” tinh thần của mình bị người khác sử dụng vô tội vạ. Đây cũng là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay, cùng sự tham gia bàn luận của Tiến sĩ, nhạc sĩ, nhà báo Phạm Việt Long, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển.
Được đào tạo Thạc sỹ tại nước ngoài, anh
Đặng Dương Minh Hoàng lựa chọn quay trở về quê hương là xã Phú Văn,
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước phát triển mô hình nông trại thông minh.
Bằng vốn kiến thức đã học, anh mạnh dạn áp dụng khoa học - công nghệ để
đưa sản phẩm nông nghiệp gia đình lên tầm cao mới.
Ngoài việc tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý
và kết nối cung - cầu trong nông nghiệp, anh Hoàng còn là Chủ nhiệm Mạng
lưới Lương Định Của toàn quốc, tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ, kết nối và
thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Bằng những
đóng góp của mình, chủ trang trại nông nghiệp số Đặng Dương Minh Hoàng
đã được tuyên dương là gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.
Những ngày qua, cộng đồng xã hội lo lắng cho, bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với nam
sinh lớp 8 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên (Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa nam sinh lớp 8 này và một cậu bé học lớp 6 trên sân bóng rổ
mà cậu bé lớp 8 đã bị đánh đến chấn thương sọ não. Theo thông tin từ phía gia đình nam sinh lớp 8, cậu bé đã bị chết não và hoàn toàn không có cơ hội sống. Chắc chắn những kẻ đánh người sẽ
phải chịu hình phạt trước pháp luật song bài học nhãn tiền từ những mâu thuẫn nhỏ gây nên hậu quả lớn và sự vô cảm của nhiều người trước sự việc này là điều cần phải được nhắc đến. Đây cũng là nội dung sẽ được bàn luận
trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay cùng khách mời là TS Vũ Việt Anh – Tổng giám đốc Học viện Thành Công và luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh, người tham gia tố tụng, hỗ trợ pháp lý bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.
Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta? Chúng tôi bàn vấn đề này với ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.
Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, có hợp lý hợp tình?
- Singapore sử dụng sâu ăn nhựa, giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa ở Đông Nam Á
- Hải Vân quan điểm đến văn hóa lịch sử hấp dẫn
Trong “Năm Thanh niên tình nguyện” 2024 này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chọn chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” cho tháng Thanh niên năm nay, nhằm thể hiện sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, tự mình nhận lãnh những nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi sự hy sinh thời gian, vật chất, công sức… của đoàn viên, thanh niên cả nước, hướng đến việc tạo ra những giá trị mới, đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội.
Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ về hoạt động xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng trong Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện 2024.