logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cần kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với giới trẻ (17/5/2024)

Dù mới xuất hiện khoảng chục năm nay, song ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây tổn hại đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, mắc bệnh răng miệng và nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người từ 15 tuổi trở lên tăng 18 lần sau 5 năm. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 cũng tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Ở nữ giới tuổi 13-17, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử cũng tăng gấp đôi, lên tới 4.3% năm 2023. Thời gian qua, các cơ sở y tế đã tiếp nhận hơn 1.200 ca nhập viện ngay sau khi sử dụng các loại thuốc lá mới này. Trước tình hình này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương áp dụng nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, nung nóng. Vậy có cách nào để ngăn chặn, kiểm soát cuộc “xâm lăng” của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ? Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Xây dựng văn hóa giao thông: Bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân (16/5/2024)

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Điều này cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông của mỗi người sẽ góp phần hạn chế ùn tắc, tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông. “Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn” cũng là 1 trong 3 mục tiêu của Năm An toàn giao thông 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. TS Nguyễn Kim Dung, giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải cùng bàn luận câu chuyện này.

Cuộc chiến dành lại vỉa hè nếu Hà Nội tiến hành thu phí vỉa hè như TP.HCM (15/5/)

Sau gần nửa năm triển khai thu phí lòng đường, vỉa hè (từ ngày 1/1/2024), đến thời điểm này, TP.HCM bắt đầu đẩy nhanh tiến trình thu phí tại một số tuyến phố đủ điều kiện tổ chức kinh doanh. Trong khi đó, tại Hà Nội, thành phố Thủ Đô cũng đang gấp rút hoàn thiện đề án thu phí lòng đường, vỉa hè để trình các cấp có thẩm quyền thông qua trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng chính quyền không giành được vỉa hè cho người đi bộ, nên phải tìm cách thu phí? Việc thu phí này liệu có giải quyết tận gốc được nạn “tham nhũng vỉa hè” tại Hà Nội? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn đề nhức nhối này, sớm lập lại trật tự đô thị?

“Ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra: Kiểm soát bằng cách nào?” (14/05/2024)

Thời gian gần đây, một số địa phương trong cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn các đồ ăn, thức uống từ các hộ bán hàng nhỏ lẻ, bếp ăn đường phố hay hàng quán trước cổng trường học. Mới đây nhất là vụ việc gần 570 người ở thành phố Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện do ăn bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli và một số vi khuẩn khác. Trước đó, 16 học sinh của 4 trường Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn các thức ăn bày bán ở cổng trường. Cuối tháng 4, tại Nha Trang Khánh Hòa cũng ghi nhận hàng trăm bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ, cơm gà, trong đó có 1 học sinh tử vong....

Vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập: Chưa có biện pháp hữu hiệu cho căn bệnh thành tích trong giáo dục? (13/5/2024)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay đang bước vào giai đoạn ôn luyện căng thẳng. Số chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập “cung” không đủ “cầu”, khiến cho “cuộc đua” này không có dấu hiệu hạ nhiệt. Không chỉ học sinh lo lắng mà phụ huynh cũng đang vô cùng bất an. Bởi vậy, những năm gần đây xuất hiện những lá đơn tự nguyện không cho con thi vào lớp 10. Vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi: đây là do sự ép buộc của nhà trường, hay sự tự nguyện của phụ huynh? Và mới đây, một câu chuyện tương tự đã lặp lại tại TP Hồ Chí Minh. Lá đơn “Xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025” đang nhận được sự chú ý và gây bức xúc khi đăng tải trên diễn đàn học sinh TP Hồ Chí Minh. Lá đơn được in sẵn, để trống phần tên cho học sinh, phụ huynh điền tên, được xác định do giáo viên 1 Trường THCS (huyện Hóc Môn) phát cho học sinh để điền thông tin vào và mang về cho phụ huynh ký…Hiện tượng giáo viên gợi ý, tư vấn trên tinh thần ép buộc để học sinh có lực học không tốt không dự thi đã xuất hiện nhiều năm nay gây bức xúc trong dư luận. Thậm chí, Bộ GD&ĐT đã từng vào cuộc để chấn chỉnh, song tình trạng vẫn tái diễn âm ỉ. Việc phát đơn mẫu để vận động phụ huynh không cho con thi vào lớp 10, không chỉ thể hiện bất cập trong việc phân luồng, mà còn cho thấy căn bệnh cố hữu mang tên thành tích. Chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc - Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.

Hơn 56.000 chứng chỉ IELTS bị cấp sai quy định: Cần siết chặt quản lý các Trung tâm ngoại ngữ (10/5/2024)

Thông tin đang gây xôn xao dư luận trong thời điểm các thí sinh đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH 2024, đó là dù chưa được phép nhưng Công ty TNHH Giáo dục IDP đã tổ chức 555 đợt thi tại hơn 30 tỉnh, thành Việt Nam, cấp tổng cộng hơn 56.200 chứng chỉ IELTS. Lệ phí thi thời điểm đó là 4,6 triệu đồng một lượt. Theo quy định, những chứng chỉ này sẽ không có giá trị khi xét tốt nghiệp THPT hoặc xét tuyển đại học. Vì vậy, thông tin hơn 56.200 chứng chỉ IELTS được cấp vào năm 2022 sai quy định đang dấy lên nghi ngại về chất lượng của các loại chứng chỉ ngoại ngữ, cũng như “lỗ hổng” trong việc quản lý thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Việt Nam. PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Kiểm tra kiểm soát, ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm đang gia tăng (09/5/2024)

Thời gian gần đây, một số địa phương trong cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn các đồ ăn, thức uống từ các hộ bán hàng nhỏ lẻ, bếp ăn đường phố hay hàng quán trước cổng trường học. Mới đây nhất là vụ việc gần 570 người ở TP Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện do ăn bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli và một số vi khuẩn khác. Trước đó, 16 học sinh của 4 trường Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn các thức ăn bày bán ở cổng trường. Cuối tháng 4, tại Nha Trang Khánh Hòa cũng ghi nhận hàng trăm bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ, cơm gà, trong đó có 1 học sinh tử vong.... Vì sao các vụ ngộ độc lại liên tục xảy ra với quy mô và số người mắc ngày càng gia tăng? Có cách thức nào có thể kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm, ngăn ngừa những vụ việc tương tự? TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cùng bàn về nội dung này.

Kiểm duyệt sách và giáo dục giới tính cho học sinh như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi? (8/5/2024)

Một thông tin rất đáng chú ý khiến dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua, khi một trường quốc tế tại TP Hồ Chí Minh phát cho học sinh cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, nhưng bị phụ huynh tố có nội dung khiêu dâm. Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra xoay quanh vấn đề này. Ngay sau khi vụ việc giáo viên phát hành sách có nội dung nhạy cảm, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cũng đã có những động thái yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP tra soát, thận trọng trong các hoạt động giáo dục có sử dụng tài liệu, sách không phải sách giáo khoa trong nhà trường. Việc tổ chức kiểm duyệt sách, tài liệu tham khảo cũng như việc giáo dục giới tính cho học sinh nên như thế nào cho phù hợp với lứa tuổi? Chuyên gia tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công cùng bàn luận câu chuyện này.

Vì sao trào lưu “chữa lành” ngày càng nở rộ? (06/05/2024)

“Chữa lành” đang là một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội thời gian gần đây, thu hút sự chú ý của dư luận. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao “chữa lành” lại trở thành trào lưu, được hưởng ứng nhiệt tình như vậy? Xu hướng người người, nhà nhà thích đi “chữa lành” và có nhu cầu xoa dịu nỗi đau tinh thần, hàn gắn tổn thương tâm lý đang cho thấy điều gì? Nên nhìn nhận ra sao về hiện tượng xã hội này? Cần tư duy và hành động gì nếu thật sự muốn chăm sóc sinh khỏe tinh thần và thể chất?

Kỳ vọng tháo điểm “nghẽn” cho giáo dục mầm non? (03/05/2024)

Với những đổi thay hướng đến thực tiễn và chất lượng hơn, chương trình giáo dục mầm non mới được kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới cho bậc học này, đồng thời tháo gỡ những điểm “nghẽn”, hạn chế của giáo dục mầm non về nhân lực, về cơ sở vật chất, tiếp cận giáo dục mầm non chưa bình đẳng... Khách mời của chương trình là GS TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban biên soạn Chương trình Giáo dục mầm non.

Linh hoạt thu hút khách du lịch nội địa khi giá vé máy bay tăng (02/5/2024)

Theo thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, mức sản lượng hành khách đợt cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay thấp hơn cùng kì - giảm 18%. Tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lượng hành khách đến sân bay cũng giảm mạnh, riêng ngày thứ 3 của kì nghỉ lễ, lượng khách còn thấp hơn cả ngày thường. Còn Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thị trường nội địa, lượng khách giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để các “địa chỉ đỏ” ngày càng hấp dẫn du khách (30/4/2024)

Bất chấp nắng nóng gay gắt, nhiều địa phương vẫn đón lượng du khách lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Đặc biệt, trong ngày thống nhất đất nước hôm nay, các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng trên cả nước đã trở thành điểm đến của đông đảo người dân Việt Nam và khách quốc tế. Không chỉ là minh chứng cho các phong trào yêu nước, các di tích cách mạng kháng chiến còn tự hào được gọi là những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, về truyền thống cách mạng và những lý tưởng, giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Phải làm gì để các “địa chỉ đỏ” ngày càng hấp dẫn, thu hút thêm nhiều khách tham quan? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tiến sỹ Phạm Hương Trang – giảng viên chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn, trường Đại học RMIT cùng bàn luận câu chuyện này.

Tăng cường đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng (26/4/2024)

Tại Lễ phát động Tháng an toàn vệ sinh lao động sáng nay ở Hà Nội, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều bày tỏ quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động. Sau nhiều nỗ lực, số vụ tai nạn lao động đều giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 7.400 vụ tai nạn lao động, làm hơn 7.500 người bị nạn, gây thiệt hại về vật chất hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng. Và mới đây, vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm 7 công nhân thiệt mạng, 3 người khác bị thương tiếp tục rúng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn vệ sinh lao động hiện nay. TS.Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cùng bàn luận câu chuyện này.

Bạo hành trẻ mầm non vì sao vẫn tái diễn? (25/4/2024)

Sáng hôm qua (24/4), trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ ngồi lên người trẻ rồi nhét thức ăn vào miệng trẻ. Ngay lập tức clip được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây phẫn nộ trong dư luận. Qua xác minh, vụ việc này xảy ra tại trường mẫu giáo Tí Bo (đường Linh Đông, phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TPHCM). Vì sao các vụ bạo hành trẻ mầm non vẫn tái diễn dù bị xã hội lên án và bị xử lý theo pháp luật? Giải pháp nào để ngăn chặn các vụ bạo hành này? Nhà văn – nhà báo Hoàng Anh Tú - tác giả của nhiều đầu sách về hành vi và kỹ năng ứng xử cùng bàn luận câu chuyện này.

Vì sao các hình thức quảng cáo cá độ bóng đá, đánh bạc trực tuyến xuất hiện trên truyền hình, trên mạng xã hội và cả trên xe buýt, ghế đá công viên? Phải làm gì để ngăn chặn triệt để sai phạm này? (24/4/2024)

Câu chuyện ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên sóng truyền hình đang thu hút sự chú ý của dư luận sau quyết định của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 2 đơn vị tổng số tiền 135 triệu đồng, vì để lọt quảng cáo các trang web cá độ, vi phạm pháp luật Việt Nam. Các Đài Phát thanh Truyền hình và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cần rà soát lại các thỏa thuận bản quyền và tăng cường giải pháp kỹ thuật ra sao để kịp thời kiểm soát, xử lý, để có thể ngăn chặn từ gốc những vi phạm? Vì sao các trang web xem phim và bóng đá lậu, ngang nhiên phát tán các loại quảng cáo cá độ bóng đá, đánh bạc trực tuyến suốt thời gian dài, mà chưa bị xử phạt nghiêm và ngăn chặn triệt để? Đâu là giải pháp then chốt cho vấn đề không mới, nhưng đầy nhức nhối này?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: