Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc tuần qua luôn vượt ngưỡng 12-13.000 ca/ ngày. Trong khi đó, biến thể mới Omicron đang báo động nguy cơ lây lan nhanh hơn. Để chủ động phòng chống dịch COVID-19 và thích ứng trong tình trạng bình thường mới, trong
những ngày gần đây, hầu hết các địa phương trong cả nước đã tổ chức tiêm vắc
xin Covid-19 cho hàng triệu em nhỏ từ 12 đến 17 tuổi đảm bảo an toàn, đúng lộ
trình. Tuy vậy, trong quá trình tiêm cũng xuất hiện rủi ro không mong muốn
khiến 2 học sinh tại Bắc Giang và Hà Nội tử vong.
Làm sao để hạn chế thấp nhất các phản ứng nặng xảy ra trong quá trình tiêm phòng cho trẻ? Các cơ sở y tế địa phương cần tuân thủ quy trình an toàn tiêm chủng ở mức độ nào? Việc nhận biết các phản ứng tâm lý của cơ thể và
phản ứng sốc do vắc xin cần được phân biệt ra sao để đảm bảo an toàn nhất cho
trẻ? TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Phát triển thị trường văn hóa, nghệ thuật Việt Nam là một trong những nội dung được nhắc tới như là giải pháp để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới- theo tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng. Thế nhưng cần phát triển như thế nào để không chỉ định hình bản sắc mà còn đưa nghệ thuật văn hoá Việt ra thế giới là câu chuyện đang được rất nhiều người quan tâm.
Thực hiện Quyết định số 28/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), sau hơn 1 tháng triển khai, ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực với hơn 28.000 tỷ đồng trong tổng số khoảng 38.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ hỗ trợ được giải ngân. BHXH Việt Nam đã triển khai việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong toàn Ngành, rà soát, gửi danh sách cho đơn vị sử dụng lao động cho đến khâu chi trả hỗ trợ cho người lao động, cũng như quy trình thực hiện giảm đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho đơn vị, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã rút ngắn thời hạn thực hiện xuống 50% so với quy định của Quyết định 28/2021
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng hôm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ 6 nhiệm vụ để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, trong đó nhấn mạnh yêu cầu giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt.
Có thể nói, củng cố văn hoá gia đình chính là nền tảng vững chắc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, cùng trò chuyện với khách mời là nhà báo Bùi Hoàng Tám, báo điện tử Dân trí, nhà văn Trang Hạ và chuyên gia tư vấn tâm lý, diễn giả truyền cảm hứng Tuệ An.
Đến thời điểm này, ngoài TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, An Giang... thực hiện cách ly người bệnh F0 nhẹ và người tiếp xúc gần F1 tại nhà, thì nhiều địa phương khác vẫn chủ yếu dừng ở việc “thí điểm” hoặc “khuyến khích” cách ly F0 nhẹ và F1 tại nhà, còn lại vẫn điều trị F0 tại cơ sở y tế và F1 tại khu cách ly tập trung dù độ bao phủ vắc xin đều đã đạt ở mức cao. Đến thời điểm này, việc cách ly F0 nhẹ và F1 tại nhà đang có những kinh nghiệm và điều kiện thuận lợi gì để có thể triển khai? Vì sao các địa phương vẫn còn e ngại chưa thực hiện mà chỉ dừng ở “khuyến khích” hay “thí điểm”?
Văn hóa học đường một lần nữa được đưa ra bàn thảo với sự lo lắng, sốt ruột thấy rõ của các chuyên gia và nhà giáo tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Tuy nhiên, những giá trị làm nên văn hóa học đường như sự noi gương của người lớn, cách ứng xử giữa các mối quan hệ, tính trung thực trong thi cử, thành tích giáo dục lại nặng về các hoạt động mang tính hình thức, phong trào; chưa được quan tâm thực sự... làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh nhà trường.Vậy làm sao để xây dựng văn hóa học đường phù hợp, thích ứng với đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo?
Hành vi công ty trốn đóng BHXH xảy ra rất phổ biến trong nhiều năm qua. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có bổ sung tội trốn đóng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với mức chế tài nghiêm khắc như đối với
những cá nhân có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, không đóng, đóng không
đầy đủ bảo hiểm xã hội đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể
bị phạt tù đến 1 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thậm chí còn có thể phạt ở
khung cao hơn, phạt tù đến 7 năm và hành chính đến 1 tỉ đồng. Đầu năm
nay, BHXH TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ 76 doanh nghiệp nợ và trốn
đóng BHXH, BHYT, BHTN sang cơ quan Công an để xử lý theo Điều 216
của Bộ luật Hình sự với số tiền trốn đóng 154 tỷ đồng; Thế nhưng, hiện vẫn
chưa khởi tố được vụ việc nào.
Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội đến vậy và cần phải có giải pháp gì để cải thiện thực trạng này? Ông
Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Covid19 xuất hiện tới nay đã gần hai năm, gây ra nhiều biến cố - tác động mọi hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục, đào tạo - giáo dục nghề nghiệp.
Với đặc thù 80% thực hành, 20% lý thuyết, ngành giáo dục nghề nghiệp
gặp nhiều thách thức, khi công tác giảng dạy trực tiếp ngưng trệ, thu
nhập-đời sống của gần 84 nghìn nhà giáo bị ảnh hưởng.
Ngọn lửa đam mê có thể tiếp diễn như thế nào và đâu là động lực cho các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hiện tại? Nhân kỷ niệm 39 năm, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ông Trần Minh Thịnh – Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Khó khăn chưa dứt quanh chuyện dạy và học online, thì câu chuyện giáo dục khác lại tiếp tục thu hút sự quan tâm của xã hội. Đó là nạn học theo văn mẫu, bài mẫu. Câu chuyện này được chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra với quan điểm “chấm dứt học theo
văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới sự triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò”. Không chỉ trên diễn đàn tổng kết năm học 2020 - 2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, nội dung nạn học theo văn mẫu, bài mẫu cũng được Đại biểu quốc hội chất vấn
người đứng đầu ngành giáo dục.
Việc chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng trong dư luận xã hội vì đã “chạm” vào trăn trở của rất nhiều
người. Bởi ai nấy đều nhận ra “tác dụng phụ” của cách dạy theo văn mẫu, bài
mẫu, về lâu dài làm ảnh hưởng đến tư duy của học sinh, dẫn tới triệt tiêu sáng
tạo của thầy và trò. “Cách nào để chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu” với góc nhìn của một cô giáo trực tiếp đang giảng dạy môn Ngữ văn cho nhiều thế hệ học trò – đó là Tiến sĩ
ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, nguyên là giáo viên môn Ngữ văn tại trường THPT
Chu Văn An (Hà Nội).
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng triệu lao động mất việc, giảm giờ làm; hoạt động kinh doanh, buôn bán ngưng trệ khiến nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhu cầu cần tiền trang trải nợ nần, cuộc sống tăng cao chính là “mảnh đất” màu mỡ cho tín dụng đen phát triển.
Lợi dụng tình hình này, các hình thức cho vay qua app, mạng xã hội, phát tờ rơi… lại đẩy mạnh hoạt động. Dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo và triệt phá nhiều vụ việc phức tạp, song nhiều người dân vẫn rơi vào vòng xoáy trả nợ không hồi kết, bị đe dọa, khủng bố tinh thần của các nhóm hoạt động tín dụng đen. Vậy cần những biện pháp quản lý nào để ngăn chặn tín dụng đen hoành hành trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Khách mời là Luật sư Phạm Thanh Bình – Công ty Luật Bảo Ngọc sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Hướng đến Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11 năm nay, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức chuỗi hoạt động triển lãm, giao lưu văn hoá nghệ thuật nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên hầu hết các trưng bày, triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trực tuyến để đến với đông đảo người dân. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
Chưa bao giờ thị trường sách cho thiếu nhi lại phong phú như hiện nay. Tuy nhiên, dòng sách văn học thiếu nhi Việt Nam những năm gần đây vẫn thiếu vắng những tác phẩm thực sự hấp dẫn độc giả nhỏ tuổi, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng cả về nội dung và hình thức. Tại Nhà hát Đài TNVN sẽ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2021.
Tại cuộc họp báo Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay, ban tổ chức bật mí là Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay có 2 giải A, B dành cho thể loại sách thiếu nhi, sau nhiều năm bỏ trống giải A ở thể loại sách này. Điều này liệu có tạo sức bật mới cho dòng sách thiếu nhi của các tác giả trong nước hay không? Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Nguyên là một trong các giám khảo của Giải thưởng sách Quốc gia năm 2021, bàn luận về nội dung này.
Sau khi thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các địa phương đã trở lại cuộc sống bình thường mới với nhiều thay đổi trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là cách ly y tế. Đây là vấn đề mà người dân hết sức quan tâm, và ngay tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, cách ly theo phương thức mới, không cách ly như cũ, để mọi người thực sự bình thường mới như các nước đang làm. Song thực tế các địa phương vẫn đang có cách làm còn khác nhau đối với cách ly F0, F1 tại cộng đồng. Vậy cách ly theo phương thức mới sẽ được thực hiện theo cách thức nào? Thời gian cách ly kéo dài bao lâu khi người dân đã được tiêm 1 đến 2 mũi vắc xin? Và quan trọng hơn là cần thống nhất phương thức cách ly y tế thay vì mỗi địa phương một cách làm khác nhau ảnh hưởng đến người bệnh và người nghi mắc bệnh.
Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước.
Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.