logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống? (8/4/2022)

Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng bao gồm lễ, cúng, hành hương và các trò diễn ở hơn một trăm ngôi làng của tỉnh Phú Thọ và nhiều nơi khác ở cả trong và ngoài nước. Các hoạt động này thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, giúp nâng cao ý thức về sự tự hào và gắn kết xã hội. 10 năm sau khi được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa.
Phải làm gì để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiếp tục nhân lên giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp? Việc giáo dục lịch sử nguồn cội cùng ý thức tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ cần có những đổi mới ra sao? Sức mạnh đại đoàn kết trong thời đại mới cần được củng cố thế nào thông qua những cuộc hành hương về quá khứ, giao tiếp với tổ tiên? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và ông Nguyễn Tiến Khôi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Thọ cùng bàn luận câu chuyện này.

Người nghiện ma túy đủ 12 đến dưới 18 tuổi được xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Cần phải triển khai như nào cho hiệu quả? (07/4/2022)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh trình tự, thủ tục TAND xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Pháp lệnh đã được Chủ tịch nước ký ban hành, có hiệu lực từ ngày 24-3-2022. Đây là việc làm nhân văn và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vậy làm thế nào để pháp lệnh này được thực thi một cách hiệu quả? Và sâu xa hơn nữa là làm thế nào để hình thành một loại vắc xin tự thân phòng ngừa ma túy cho học sinh, sinh viên?

Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà? (06/4/2022)

Sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, từ hôm nay (6/4), học sinh khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 6 của Hà Nội đến trường học trực tiếp. Riêng khối mầm non vẫn học tại nhà. Như vậy sau gần 1 năm dừng đến trường, học trực tuyến, tất cả học sinh tiểu học, lớp 6 trên địa bàn thành phố sẽ được đi học. Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục dạy học trực tiếp nhưng trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Lần này các trường học sẽ tổ chức ăn bán trú và dạy 2 buổi/ngày để phụ huynh thuận lợi trong việc đưa đón, tránh tình trạng “chạy sô” đón con vất vả. Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có khoảng 92,17% học sinh các cấp đã trở lại trường học trực tiếp. Tính cả Hà Nội, cả nước có khoảng 97% học sinh trở lại trường học trực tiếp.... Dù công tác phòng chống dịch gần đây có bước chuyển biến tích cực, nhưng cần làm gì để đảm bảo an toàn cho học sinh? Chuẩn bị ra sao để các em vượt qua tâm lý bỡ ngỡ sau gần 8 tháng nghỉ học ở nhà?

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine thế nào? Làm sao để đảm bảo thuận tiện cho người dân? (05/3/2022)

Là 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới, trong đó, tỉ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, tỉ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Với gần 210 triệu liều vaccine được tiêm, các cơ sở tiêm chủng trên cả nước đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 bắt đầu từ ngày 8/4 để Bộ Y tế tiến hành cấp hộ chiếu vaccine cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4 này. Hộ chiếu vaccine được coi là tấm giấy thông hành đưa các công dân đi khắp thế giới sau giai đoạn đại dịch, tuy nhiên, đến nay cả nước vẫn còn khoảng 41 triệu mũi tiêm chưa được xác thực thông tin. Vậy điều này sẽ được tháo gỡ ra sao cho người dân? Việc chuẩn bị cấp hộ chiếu vắc xin đang được triển khai đến đâu và có cần tiêu chuẩn gì để được cấp hộ chiếu?

Liên tiếp những vụ học sinh tự tử: Hồi chuông cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường (4/4/2022)

Cuối tuần qua, xảy ra sự việc kinh hoàng khi một nam sinh ở Hà Nội nhảy lầu tự tử. Đáng chú ý, đây là vụ tự tử thứ 3 trong 10 ngày trở lại đây. Trước đó 1 ngày, một nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; cuối tháng 3, nữ sinh sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội...Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi có quyết định tiêu cực, nữ sinh từng là học sinh giỏi nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bị trầm cảm.
Liên tiếp những tin buồn về chuyện học sinh không vượt qua áp lực cuộc sống khiến chúng ta không khỏi xót xa. Áp lực học tập và kỳ vọng quá lớn của gia đình đã khiến nhiều trẻ rơi vào trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực để giải thoát chính mình. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo về khủng hoảng tâm lý học đường khi 3 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. PGS,TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về câu chuyện này.

Ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? (01/04/2022)

Với hơn chục triệu bệnh nhân nhiễm covid-19, vấn đề người bệnh mắc một trong các triệu chứng hậu Covid 19 tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm hay tử vong, chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, tâm lý hoang mang, lo lắng trước các triệu chứng hậu Covid 19 từ mạng xã hội, từ truyền thông vô tình đã tạo nên trào lưu người người, nhà nhà đi khám hậu Covid, thậm chí có những người đã vung tay chi hàng chục triệu cho các gói khám hậu Covid.
Vậy triệu chứng hậu Covid có đáng sợ không và ai là người nên đi khám chữa bệnh sau khi mắc Covid 19? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Bác sỹ Hoàng Vũ Long, Phụ trách Phòng khám hậu Covid 19, BV đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.

Đâu là ranh giới giữa giễu nhại lành mạnh với việc lấy hình thức người khác ra để làm trò cười? (30/3/2022)

“Body Shaming” có nghĩa là miệt thị, chế nhạo ngoại hình của người khác, đã không còn là khái niệm xa lạ ở nhiều quốc gia thời gian qua. Vấn đề này lại trở nên đầy nhức nhối và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận ở cả trong và ngoài nước sau khi nam tài tử Will Smith tát đồng nghiệp Chris Rock ngay trên sân khấu trao giải Oscar, vì bỡn cợt mái đầu trọc của vợ anh. Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra sau sự việc này. Rất nhiều người đặt câu hỏi: Hành động bạo lực có là cần thiết để bảo vệ bản thân hay những người thân yêu trước những lời chê bao, giễu cợt về hình thức? Đâu là ranh giới giữa giễu nhại lành mạnh với việc lấy hình thức người khác ra để làm trò cười? Nên ứng xử thế nào khi bị miệt thị ngoại hình? Cần làm gì để đối phó với vấn nạn này?

Chương trình mới lớp 10: “Ma trận” tổ hợp các môn tự chọn (29/03/2022)

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục triển khai đối với lớp 3, 7, 10. Trong đó, chương trình lớp 10 được đánh giá là có những khác biệt căn bản đối với các lớp học ở bậc tiểu học, THCS trong việc thiết kế môn học khi học sinh được lựa chọn các môn học theo sở thích.
Việc cho học sinh tự chọn theo môn học được đánh giá là một bước tiến của chương trình, có tính khoa học, hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của các em học sinh. Tuy nhiên, có tới 100 tổ hợp môn lựa chọn khiến các trường gặp khó khăn, lúng túng khi triển khai. Thậm chí, đối mặt với tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ, nguy cơ “vỡ trận” ở khâu tổ chức môn học. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Quốc gia đổi mới giáo dục phổ thông.

Làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng COVID-19? (28/3/2022)

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, đầu tháng 4 này, khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfize và Moderna cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi do Chính phủ Úc tài trợ sẽ về Việt Nam. Khi về nước, vắc xin sẽ được kiểm định chất lượng an toàn, sau đó chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng. Với khoảng gần 70% các gia đình đồng ý cho con em mình trong độ tuổi 5 đến dưới 12 tiêm phòng vắc xin Covid-19, dự kiến nước ta cần khoảng 20 triệu liều để triển khai tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho các em nhỏ.
Các cơ quan chuyên môn đang làm gì để việc triển khai tiêm cho trẻ an toàn nhất? Việc nhiều em nhỏ đã mắc Covid-19 có cần thiết phải tiêm phòng Covid-19 trong thời gian tới? Ngành y tế khuyến nghị như thế nào về việc đi học trở lại của trẻ em sau khi đã tiêm đủ 2 mũi? TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận vấn đề này:

Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ đối mặt với hinh phạt gì? (25/3/2022)

Một trong những sự kiện đang được nhiều người quan tâm, đó là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự; đồng thời ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Nguyễn Phương Hằng, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, trú tại 17-19 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, Quận 1.
Quyết định này được đưa ra sau một thời gian dài Nguyễn Phương Hằng lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng mạng xã hội tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Những hành vi của bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ đối mặt mới hình phạt nào? Từ vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh như thế nào để chặn các hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cùng bàn luận về câu chuyện này.

Phải làm gì để nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông (24/3/2022)

Những ngày qua, đoạn video dài 29 giây ghi lại cảnh một xe ô tô đang dừng đèn đỏ ở Thái Bình thì có tiếng còi xe cấp cứu ở phía sau, tài xế cho xe vượt đèn đỏ, đè lên vạch qua đường của người đi bộ để nhường đường cho xe cấp cứu, đang gây nhiều tranh cãi, khi chiếc ô tô này sau đó bị cảnh sát giao thông phạt nguội vì lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Để có thêm góc nhìn về vấn đề đang thu hút sự chú ý của dư luận này, ngay sau đây, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia và nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV Giao thông (Đài Tiếng nói VN).

Xem xét giờ làm thêm trong bối cảnh đặc biệt nhằm phục hồi kinh tế (23/3/2022)

Chính phủ vừa có Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 01 năm của người lao động trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trong đó đề xuất nâng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ, và số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động là không quá 300 giờ và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc. Trong đợt 2 của Phiên họp thứ 9 tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Dự thảo này của Chính phủ được đông đảo người lao động và chủ sử dụng lao động quan tâm. Bởi trong bối cảnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Chủ trương này sẽ gỡ cho cả doanh nghiệp và người lao động khắc phục được khó khăn như thế nào?

Việc làm và khởi nghiệp: Làm thế nào để thích ứng giai đoạn hậu COVID (22/3/2022)

Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), tỉ lệ thất nghiệp năm 2021 tăng đột biến, vượt mốc 4%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Dự báo của Tổ chức Lao động thế giới ILO, số lao động thất nghiệp tại nước ta năm nay sẽ tiếp tục tăng hơn năm ngoái, dự kiến là 1,3 triệu người. Thanh niên có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ đâu để sớm ổn định việc làm, khởi nghiệp thành công trong giai đoạn hậu Covid? Đây cũng là một trong những nội dung được nhiều người trẻ quan tâm, đã gửi đến cuộc đối thoại của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn với đoàn viên, thanh thiếu nhi trong và ngoài nước vào ngày 25/3 tới.

Kịch bản nào khi Covid-19 chuyển sang bệnh nhóm B? (21/3/2022)

Sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19, ngày 17/3 Chính phủ có nghị quyết yêu cầu Bộ Y tế căn cứ tình hình dịch, chuyển biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, tức nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Sự điều chỉnh này, nếu được phép, sẽ ảnh hưởng đến nhiều việc trong điều hành chăm sóc y tế lẫn cuộc sống người dân. Vậy mức độ ảnh hưởng nếu Covid-19 trở thành bệnh nhớm B sẽ ở mức nào? Kịch bản nào cho các hoạt động kinh tế xã hội khi Covid 19 ở nhóm B? PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế cùng bàn luận về câu chuyện này.

Nhức nhối tình trạng trẻ em chưa đủ tuổi điều khiển xe máy, xe điện- trách nhiệm thuộc về ai? (17/3/2022)

Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hiện nay trên cả nước, tình trạng học sinh phổ thông, nhất là cấp trung học phổ thông, trung học cơ sở vi phạm quy định trật tự An toàn giao thông rất phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, tập trung vào một số hành vi vi phạm như điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, đi hàng hai, hàng ba, chở quá số người quy định,... Trong Luật giao thông đường bộ quy định người đủ 18 tuổi trở lên, mới được tham gia điều khiển các loại xe cơ giới trên 50 phân khối. Còn từ đủ 16 tuổi trở lên được tham gia lái xe dưới 50 phân khối. Vậy trong trường hợp học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường? Và trách nhiệm của tình trạng thanh, thiếu niên điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi thuộc về ai, nhà trường và phụ huynh đã có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ chưa?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: