logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thời tiết xấu trong kỳ nghỉ lễ 4 ngày sắp tới, đi chơi xa hay gần, cần chuẩn bị những gì? (29/4/2022)

Chỉ còn 1 ngày nữa, chúng ta sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 4 ngày. Nhiều cá nhân và gia đình có kế hoạch đi du lịch trong kỳ nghỉ này. Vậy nhưng, nên đi chơi gần hay xa vẫn đang là băn khoăn của không ít người, khi thời tiết những ngày tới ở nhiều địa phương được dự báo không thuận lợi cho các hoạt động vui chơi. Nhiều người cũng e ngại sẽ lặp lại cảnh quá tải, “chặt chém”, du lịch như “hành xác” trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ vừa qua. Vậy cần cân nhắc và chuẩn bị những gì nếu quyết định du lịch trong dịp này? Đâu là những địa điểm vui chơi thú vị? Các hình thức du lịch nào đang lên ngôi?

Phòng chống stress, trầm cảm ở trẻ em: hãy lắng nghe và chia sẻ cùng con (28/04/2022)

Stress, trầm cảm tuổi học trò có rất nhiều nguyên nhân, nhưng sau đại dịch COVID-19 là thời điểm cộng hưởng khiến “giọt nước tràn ly”. Bị cách ly, học online kéo dài, hạn chế giao tiếp, căng thẳng tâm lý trong gia đình như bố mẹ bất hòa, thiếu thốn về kinh tế, quá tải học hành hay căng thẳng khi đối đối mặt với các kỳ thi, khiến nhiều học sinh mỗi ngày đến trường nhưng không vui. Thậm chí dễ rơi vào tình trạng stress, trầm cảm.
Bên trong cánh cổng trường học là một xã hội thu nhỏ và quá nhiều vấn đề nảy sinh với học sinh, nhất là sau thời gian học online rất dài, những kỹ năng, cảm xúc và mối quan hệ cần thời gian để các em hồi phục, bắt nhịp dần trở lại. Gia đình là nhân tố quan trọng nhất để giúp các con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này, tránh cho trẻ những trầm cảm, stress học đường, hạn chế gây ra những hệ lụy không đáng có. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia tâm lý học đường Trần Thị Mạnh Linh

Tỉ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi gia tăng: Quan niệm về tình dục thoáng hơn hay lỗ hổng trong giáo dục giới tính? (27/4/2022)

Tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần trong 6 năm qua, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019, đây là một trong những kết quả nghiên cứu đáng chú ý trong "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019" của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO vừa công bố mới đây. Ở lứa tuổi vị thành niên, tình dục là điều mới lạ, tạo cảm giác tò mò, gây hưng phấn cho các em, nhất là giai đoạn đang dậy thì. Thế nhưng, nếu quan hệ tình dục sớm, khi các bạn trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe tình dục sẽ mang đến hậu quả khó lường. Kết quả khảo sát cho thấy điều gì trong quan niệm về tình dục của lứa tuổi thiếu niên hay chúng ta đang có những lỗ hổng trong giáo dục giới tính? Đây cũng là nội dung Dòng chảy sự kiện với sự tham gia trực tiếp của PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Y tế công cộng, đại diện nhóm nghiên cứu.

Bùng nổ lừa đảo qua mạng xã hội, Aap vay tiền: Làm gì để người dân nhận biết dạng tội phạm này? (26/04/2022)

Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng không gian mạng để hoạt động phạm tội có chiều hướng gia tăng, với nhiều thủ đoạn. Đặc biệt là loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong các lĩnh vực kinh tế như tài chính, chứng khoán, đầu tư, phát hành trái phiếu doanh nghiệp... lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để hoạt động phạm tội, gây ra hậu quả thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp.
Quý I năm 2022, lực lượng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ, xử lý 372 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đạt tỷ lệ 79,15%), xử lý 491 đối tượng. Tại sao dạng tội phạm này lại gia tăng trong thời gian gần đây? Làm gì để người dân nhận biết tội phạm này? Các cơ quan chức năng cần vào cuộc như thế nào để ngăn ngừa? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch

Siết chặt quản lý, xử lý vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng (25/4/2022)

Không khó nhận thấy hàng loạt thực phẩm chức năng với những lời tung hô "có cánh" bất chấp chất lượng, chủng loại, như: chữa ung thư, chữa covid, làm đẹp, giảm cân... phủ khắp các website, trang mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok)... Công bằng mà nói, nhiều loại có công dụng nhất định trong hỗ trợ điều trị bệnh hoặc tăng cường sức khỏe. Thế nhưng, kiểu quảng cáo "thổi phồng" lên tận mây xanh như vậy thì cần phải xử lý. Mới đây nhất, với những quảng cáo "tung trời" về công dụng của thực phẩm chức năng, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, Dược phẩm Hoàng Hường đã bị xử phạt 65 triệu đồng. Hay như Công ty cổ phần Y dược Ngũ Phúc Đường, Công ty cổ phần Thiên Dược Sơn bị phạt 50 triệu đồng về hành vi : Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe... Thế nhưng, dư luận vẫn cho rằng, mức phạt này quá nhỏ so với lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu về. Hơn nữa, việc xử phạt còn khá chậm và chưa kịp thời. Bởi, sự việc đã diễn ra từ khá lâu.

Khơi thông nguồn lực, xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (22/4/2022)

Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh, năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2018- năm có số vốn đầu tư mạo hiểm cao nhất trước đó (khoảng 900 triệu USD), và tăng 6,5 lần so với năm 2020. Tuy vậy, trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực như Singgapore, Thái Lan, hay Malaisia đã và đang có nhiều chính sách thông thoáng, cởi mở hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đòi hỏi chúng ta cũng phải thay đổi. Vậy làm sao khơi thông nguồn lực để hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam phát triển?

Có hay không bệnh thành tích và sự vô cảm trong giáo dục (21/04/2022)

Hai ngày nay, mạng xã hội lan truyền thông tin phản ánh tình trạng một số học sinh có học lực yếu, kém đang học lớp 9 ở Hà Nội đã được giáo viên chủ nhiệm “tư vấn” nên chuyển trường, lưu ban 1 năm hoặc làm “cam kết không thi vào lớp 10”. Nhiều ý kiến cho rằng, việc một số trường THCS trên địa bàn Thủ đô ngăn cản việc thi vào lớp 10 đối với những em học sinh được cho là có học lực không tốt nhằm tạo ra thành tích ảo cho nhà trường là phản giáo dục. Điều đáng nói, những đồn đoán này đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần những quy định, chế tài mới (20/4/2022)

Theo số liệu thống kê, năm 2020, ở nước ta cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Không chỉ với phụ nữ mà tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng thời gian qua. Như vụ việc bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu. Các vụ việc bạo hành về tinh thần liên quan đến hành vi tạo áp lực trong học tập, sinh hoạt khiến nhiều em học sinh nhảy lầu tự tử thời gian qua. Vậy cần có những giải pháp gì để ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình từ phía các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội. Các thành viên trong gia đình cần làm gì để đẩy lùi tình trạng nhức nhối này.

Lịch sử thành môn lựa chọn: Nên hay không? (19/04/2022)

Hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử trong các kỳ thi quốc gia, cả một hội đồng thi chỉ có một thí sinh chọn môn Lịch sử hay việc học sinh nhầm lẫn Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai anh em… là những cảnh báo nghiêm trọng về việc học Lịch sử hiện nay. Vì vậy, môn Lịch sử được xếp là môn tự chọn ở bậc THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai ở năm học 2022-2023 tới đây, càng làm dấy lên những lo ngại rằng môn Lịch sử có thể bị “bỏ rơi”, thậm chí “khai tử”.
Việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn có ảnh hưởng như thế nào, nhất là trong bối cảnh học sinh quá thờ ơ với môn học này? Lịch sử trở thành môn tự chọn, liệu có ảnh hưởng tới yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là dịch giả, chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương – Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử ở ĐH Kanazawa (Nhật Bản), một nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử thế hệ 8X.

Hà Nội tập trung thực hiện chương trình phòng chống bệnh dại 2022-2030 (18/4/2022)

Theo Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030, 579 xã, phường sẽ thành lập đội bắt chó thả rông. Vậy chương trình này đang được tiến hành như thế nào? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi Hà Nội.

Người lao động ồ ạt rút bảo hiểm: Lợi trước mắt, thiệt dài lâu (15/4/2022)

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, 3 tháng đầu năm nay, hơn 200.000 người được giải quyết hưởng BHXH một lần, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội. Việc người lao động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần như vậy ảnh hưởng thế nào tới chính bản thân họ và hệ thống BHXH? Cùng trò chuyện với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng ban quan hệ lao động Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Để đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên (14/04/2022)

Nhiều trẻ em dù chưa biết bơi vẫn rủ nhau đi tắm ở sông, suối tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Ngay cả những trẻ biết bơi, hiểm họa đuối nước vẫn luôn rình rập. Phải làm gì để “Đuối nước trong mùa hè không còn là những câu chuyện đau thương đến hẹn lại lên” Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là BS.TS Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Bộ LĐTB&XH.

Xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào để không còn cảnh thấy chêt mà không biết cứu? (13/04/2022

Câu chuyện Trung úy Thái Ngô Hiếu cứu sống 4 thanh niên bị đuối nước tại Bà Rịa Vũng Tàu và anh Nguyễn Đức Chính ở Nam Định nhảy từ cầu cao khoảng 30 mét xuống sông để cứu một nữ sinh lớp 8 vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cả xã hội tôn vinh họ như những người hùng cứu hộ, song sự việc này một lần nữa cho thấy những hạn chế trong mạng lưới cấp cứu ngoại viện ở nước ta. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Phải làm gì để nâng cao kỹ năng sơ cứu cho toàn dân? Cần khẩn trương xây dựng mạng lưới cấp cứu ngoại viện như thế nào? Đâu là những việc cần thực hiện ngay lúc này để không còn tình trạng đau lòng “thấy chết mà không biết cứu”? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bác sỹ Trần Văn Phúc, công tác tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội – người có nhiều trăn trở về các vấn đề của ngành y tế và nhà báo Nguyễn Hạnh - biên tập viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (thuộc Đài Tiếng nói VN), có kinh nghiệm 12 năm theo dõi mảng y tế và các vấn đề xã hội.

Học sinh mầm non trở lại trường học: Đảm bảo an toàn phòng chống dịch và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên (12/4/2022)

Từ ngày mai (13/4), hơn 500.000 trẻ mầm non của Hà Nội sẽ được đi học trực tiếp. Tỉnh Ninh Bình cũng cho học sinh mầm non đi học trực tiếp trở lại từ hôm nay, 12/4 sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19. Từ đầu tháng 4 này, một số địa phương còn lại cũng đã cho học sinh mầm non đi học như Nghệ An, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Nam… Mầm non là bậc học nghỉ dài nhất và cũng là bậc học duy nhất không triển khai học online. Dù theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên hàng tuần vẫn gửi các bài học cho học sinh, nhưng hiệu quả giáo dục không nhiều. Đặc biệt, việc học sinh mầm non nghỉ học quá lâu cũng gây xáo trộn lớn với cuộc sống của các gia đình. Vì vậy, việc mở cửa lại các trường mầm non nhận được sự đồng thuận của phụ huynh và các nhà trường. Nhưng việc mở cửa trường mầm non trở lại trong bối cảnh trẻ ở độ tuổi này chưa được tiêm vắc-xin là một rào cản lớn, đòi hỏi sự đồng thuận của phụ huynh. Vì thế, nhiều địa phương đã khảo sát nhu cầu, nguyện vọng, tham khảo ý kiến phụ huynh trước khi cho trẻ mầm non đến lớp. Bên cạnh khâu chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo phòng dịch, việc tìm giáo viên trở lại làm việc là vấn đề nan giải của không ít trường, nhất là khối dân lập, tư thục.

Cần những thay đổi và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói hồi phục, phát triển (11/4/2022)

Ngành du lịch đã đón nhận những tin vui về một mùa du lịch bội thu trước số lượng du khách tăng đột biến sau 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ. Vậy nhưng thực tế này cũng một lần nữa đặt ra không ít câu hỏi về vấn đề: Làm thế nào để ngành du lịch nhiều địa phương không chỉ mãi “ăn xổi”? Làm thế nào để lượng khách rải đều trong cả năm chứ không chỉ dồn vào kỳ nghỉ lễ? Cần những chương trình kích cầu và điều phối ra sao để ngành công nghiệp không khói của nước ta hồi phục, phát triển mạnh mẽ?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: