Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước.
Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao: nguyên nhân và hướng khắc phục.
- Vợ chồng nghệ sĩ cải lương tại Cần Thơ và căn phòng lưu trữ kỷ vật vô giá
Sau 2 năm phòng chống dịch, đến thời điểm này, tất cả các quốc gia đều có chung nhận định, trẻ cần được sống chung một cách an toàn với dịch bệnh, các em cần được đến trường, được học tập trở lại thay vì ở nhà mãi. Song với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay tại nước ta, trong khi tỷ lệ tiêm vaccine ở trẻ vừa mới triển khai và đạt mức rất thấp, khi trẻ đi học trở lại, công tác phòng chống dịch sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn, không rơi vào tình trạng lúng túng, bị động khi xuất hiện những ca bệnh tại cơ sở giáo dục?
Dự án dạy boxing tự vệ cho trẻ em nghèo ở Braxin, giúp các em cảm thấy tự tin và hạnh phúc hơn trong cuộc sống
- Sẵn sàng các phương án y tế để đảm bảo an toàn giáo dục khi Việt Nam sắp chạm mức 1 triệu ca mắc
- Mô hình sinh kế mới trong mùa nước nổi đem lại thu nhập lên tới hàng tỷ đồng cho người dân Đồng Tháp
Việc hàng trăm người dân ở thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) tụ tập, xem công an bắt nghi can dùng súng, khống chế con tin ngày hôm qua đã khiến dư luận một lần nữa phải lắc đầu ngao ngán về thói hiếu kỳ, bất chấp rủi ro của số đông này. Đây không phải trường hợp cá biệt người dân tập trung “hóng biến”, xem các vụ trấn áp, bắt cướp có hung khí nguy hiểm.
Thực tế này đã và đang đặt ra rất nhiều câu hỏi: Vì sao người dân lại liều lĩnh như vậy? Cần thay đổi thói hiếu kì, vi phạm pháp luật này ra sao? Cơ quan chức năng cần xử lí quyết liệt vấn đề này như thế nào? Cùng khách mời là nhà báo Hoàng Anh Tú và chuyên gia tâm lí xã hội học Nguyễn Hà Thành bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Vì sao người dân vẫn hiếu kì tụ tập xem bắt cướp, gỡ bom… bất chấp nguy hiểm?
- Nữ sinh Afghanistan: Đến trường vẫn chỉ là giấc mơ.
Ca sĩ Nguyên Hà: Người kể chuyện bằng âm nhạc.
- Ấn Độ “rực sáng” với lễ hội Diwali của người Hindu
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chia sẻ về hành trình truyền năng lượng tích cực và lan toả yêu thương.
- Chuyển đổi số đã và đang hỗ trợ phục hồi và phát triển du lịch ở Đà Nẵng như thế nào?
Thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở một số địa phương làm ảnh hưởng tiêu cực tới ngành du lịch. Doanh thu du lịch lữ hành sụt giảm, nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành phải tạm đóng cửa.
Thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch covid, nhiều địa phương kiểm soát được dịch đã từng bước mở dần du lịch trong nước. Mới đây, Chính phủ đã đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch theo đề xuất của Bộ VH-TT&DL. Ở giai đoạn 1 có 5 tỉnh, thành phố được chọn thí điểm đón khách. Vậy lộ trình mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch quốc tế khẩn trương, bảo đảm đầy đủ các quy định, triển khai khoa học, an toàn như thế nào trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp? Khách mời là ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.
Tái khởi động du lịch quốc tế đảm bảo an toàn và khoa học.
- Thuốc tắm của người Dao đỏ - một bài thuốc cổ truyền lại trở thành thương hiệu bạc tỷ.
Dịch COVID-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm, ngược lại, hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ kéo theo đó là các đối tượng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo… chụp ảnh sản phẩm, phát hình trực tiếp (livestream) và đăng bài quảng cáo về sản phẩm không đúng với bản chất thật của hàng hoá, mập mờ về tác dụng.
- Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến tiền mất, tật mang nhưng nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao livestream, quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lại bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay? Và để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng online, trong đó có livestream một cách hiệu quả thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể như thế nào? Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G – người đã có 20 năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Hàng giả, nhái “ngập” chợ online: Tinh vi trên nhiều nền tảng, nan giải để xử lý.
- Cuộc sống “bình thường mới” của những trẻ mồ côi do COVID-19 ở TP.HCM.
Tính đến ngày hôm nay có 23 tỉnh, thành cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, 16 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 24 tỉnh thành cho học sinh học trực tuyến, học qua truyền hình. Đặc biệt, sẽ có thêm nhiều tỉnh thành cho học sinh đến trường học trực tiếp trong tháng 11 này, cũng có địa phương quyết định lùi thời gian trở lại trường của học sinh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Dịch COVID-19 diễn ra trong thời gian dài gây ra sang chấn nghiêm trọng, tác động đến tâm lý con người khiến chúng ta dễ mắc phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, rối loạn tinh thần... Đối với lứa tuổi học sinh, sau một thời gian dài sống trong các điều kiện hạn chế đi lại, giao tiếp, học tập trực tuyến kéo dài… khiến cho các em trở thành nhóm đối tượng dễ mắc phải những vấn đề tâm lý nhất.
Mong con sớm trở lại trường học để giảm tải áp lực, nhưng mở cửa trường học trong khi dịch vẫn diễn biến khó lường khiến nhiều phụ huynh vừa mừng, lại vừa lưỡng lự, thấp thỏm. Còn giáo viên phải vừa dạy học trực tuyến, vừa dạy học trực tiếp trên trường. Chưa kể, trở lại trường sau nhiều tháng học online, học sinh khó khăn khi thích ứng với tình hình mới. PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội bàn luận vấn đề này.
Chuẩn bị tâm lý và điều kiện an toàn cho trẻ sẵn sàng quay trở lại trường học.
- Các câu lạc bộ bóng đá châu Âu chung tay chống biến đổi khí hậu.
- Miễn đóng Bảo hiểm Y tế - người lao động mất việc làm vui mừng vì bớt đi gánh nặng.