logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cần giải quyết những nhập nhằng về tác quyền âm nhạc trên mạng Internet như thế nào? (2/11/2021)

Một câu chuyện khá hi hữu vừa xảy ra khi mới đây, nhạc sỹ Giáng Son vừa bị nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới Youtube cảnh báo bản quyền chính tác phẩm nổi tiếng của mình là “Giấc mơ trưa”. Youtube cũng yêu cầu nữ nhạc sỹ phải xác minh bản quyền với một đơn vị mà chị chưa từng biết. Tác giả ca khúc “Giấc mơ” đã ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam giải quyết vấn đề này. Sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao vẫn tồn tại những nhập nhằng về tác quyền âm nhạc trên mạng Internet? Cần có hướng xử lí thế nào trước những bất cập này? BTV Hải Quân trao đổi cùng nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam và nhà báo Kiều Trinh (bút danh Trinh Nguyễn) - chuyên theo dõi mảng văn hóa của báo Thanh niên.

Lễ hội “Ngày của người chết” - nét văn hóa đặc sắc của người Mexico (2/11/2021)

Cần giải quyết những nhập nhằng về tác quyền âm nhạc trên mạng Internet như thế nào?
- Lễ hội “Ngày của người chết” - nét văn hóa đặc sắc của người Mexico.
- Niềm vui của những nhà tuyển dụng và người lao động tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – TPHCM – Bình Dương

Hà Nội đề xuất đặt 87 trạm thu phí vào nội đô - giảm ùn tắc giao thông và không tăng chi phí?(1/11/2021)

Người dân Thủ đô và cả nước đang đặc biệt quan tâm tới thông tin Hà Nội sẽ “đặt” 87 trạm thu phí, để thu phí giao thông của xe tô vào nội đô. Đề án này dự kiến trình HĐND thành phố vào kỳ họp tháng 12 tới đây. Mục đích đề án là để giảm ùn tắc giao thông, thay đổi hành vi tham gia giao thông và không làm tăng chi phí xã hội.
Theo con số từ Trung tâm quản lý giao thông cộng cộng gửi Sở GTVT Hà Nội, tổng mức đầu tư cho 87 trạm thu phí đặt tại 68 vị trí (từ vành đai 3 vào trung tâm) khoảng hơn 2.600 tỷ đồng. Nguồn tiền này, trong giai đoạn 1 sử dụng ngân sách nhà nước, giai đoạn 2 và 3 đầu tư bằng ngân sách hoặc thu hút nhà đầu tư. Vậy việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý đô thị đã được các chuyên gia và người dân tiếp nhận như thế nào? Khách mời là Chuyên gia giao thông - TS. Nguyễn Xuân Thủy sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.

Người dân Quảng Nam với phong trào hiến đất làm đường (1/11/2021)

Hà Nội đề xuất đặt 87 trạm thu phí vào nội đô - giảm ùn tắc giao thông và không tăng chi phí?
- Facebook đổi tên công ty: Xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo” hay lèo lái dư luận?

"Thiên sứ" khám chữa bệnh miễn phí tại ngôi làng nghèo ở Yemen (31/10/2021)

Gặp gỡ “ca nhân” Phạm Hoài Nam và nghe anh hát những bản tình ca bằng giọng hát giàu tự sự của mình.
- Nữ y tá chữa bệnh miễn phí tại ngôi làng nghèo ở Yemen

Hoa văn thổ cẩm của người Ê Đê ở Đắk Lắk (30/10/2021)

Diễn viên Thu Quỳnh: Xuất sắc ở cả dạng vai “đào thương” lẫn “đào lệch”.
- Văn thổ cẩm của người Ê Đê ở Đắk Lắk

Việc kết dư quỹ bảo hiểm xã hội nói lên điều gì? (29/10/2021)

Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỉ đồng. Vậy, việc kết dư quỹ bảo hiểm xã hội nói lên điều gì? Tỷ lệ thu, chi đã hợp lý để vừa tăng quỹ, vừa sử dụng, chi trả hợp lý hay không nhất là khi dịch Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo từ năm nay, nguồn thu quỹ sẽ giảm, chi tăng lên. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội bàn luận về câu chuyện này.

Chương trình “sóng và máy tính cho em” mang niềm vui đến vùng sâu Đắk Lắk (29/10/2021)

Quỹ BHXH và bảo hiểm thất nghiệp kết dư gần 1 triệu tỉ đồng. Con số này nói lên điều gì?
- Xu hướng “Buy Nothing - Không mua gì.
- Đắc Lắc đã quyên góp được hơn 5 tỷ đồng, giúp nhiều gia đình khó khăn có thiết bị, đường truyền cho con học trực tuyến.

Niềm háo hức của khách du lịch TP.HCM khi được quay lại Mũi Né, Bình Thuận (28/10/2021)

Mạo danh cơ quan điều tra để chiếm đoạt tài sản: Vì sao nhiều người sập bẫy?
- Pháp nỗ lực bảo vệ hiệu sách truyền thống trước tác động từ các trang thương mại điện tử.
- Niềm háo hức của khách du lịch TP.HCM khi được quay lại Mũi Né, Bình Thuận.

Mạo danh cơ quan điều tra để chiếm đoạt tài sản: Vì sao nhiều người sập bẫy?" (28/10/2021)

Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, trong 1 năm qua cả nước xảy ra gần 2.500 vụ lừa đảo trên không gian mạng, trong đó có 527 vụ đối tượng giả danh cơ quan tư pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Giả danh cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa vì liên quan đến vụ án đang điều tra. Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản ngân hàng để “phục vụ công tác điều tra”. Thủ đoạn lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “sập bẫy”, mất cả tỷ đồng. Vì sao cơ quan Công an đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”? Làm thế nào để nhận diện và ứng phó với đối tượng nguy hiểm này?

Cảnh báo tình trạng ma túy xâm nhập học đường (27/10/2021)

Thời gian qua, những vụ việc như: 4 học sinh ở Hải Dương tẩm ma túy vào thuốc lào rồi dùng điếu cày để hút; nữ quái; trộn cần sa vào trà sữa đóng chai bán cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng... khiến dư luận lo lắng về tình trạng ma túy xâm nhập học đường. Mới đây, việc 13 học sinh trường Trung học phổ thông Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh dương tính với ma túy sau khi ăn một loại “kẹo lạ” tiếp tục gây hoang mang trong xã hội. Dù công an tỉnh Quảng Ninh vừa kết luận, đây chỉ là “vụ ngộ độc thực phẩm chức năng”, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, song sự việc này một lần nữa cảnh báo tình trạng ma túy thẩm lậu vào học đường hiện nay với những hình thức rất tinh vi. Tiến sỹ Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên Cứu Tâm Lý Người Sử Dụng Ma Túy (gọi tắt là PSD) bàn luận về vấn đề này.

Lớp học bằng nứa lá trên đỉnh núi 4 mùa mây giăng, gió phủ (27/10/2021)

Cảnh báo tình trạng ma túy xâm nhập học đường với những hình thức rất tinh vi.
- Philippine tái chế rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng nhà ở.
- Niềm vui được tới trường và tình yêu thầy cô giáo.

Kiểm tra trực tuyến: Làm thế nào để đảm bảo khách quan, chất lượng (26/10/2021)

Năm học 2021-2022 này, khi dịch bệnh COVID-19 lan rộng, học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải tạm nghỉ học, hình thức học trực tuyến áp dụng ngay từ đầu năm học và dự kiến kéo dài hết học kỳ I. Nhiều trường phổ thông xác định tổ chức kiểm tra trực tuyến để lấy điểm thường xuyên, định kỳ, học kỳ. Lúc này cũng là thời điểm các trường đang chuẩn bị kiểm tra, đánh giá giữa học kỳ I. Tại những nơi học sinh còn phải học trực tuyến và học qua truyền hình, việc kiểm tra, đánh giá sẽ khó hơn so với những nơi học sinh đang được đi học trực tiếp. Bởi vẫn còn đó những học sinh không có phương tiện học tập, đường truyền internet không đảm bảo. Vậy làm sao để “Kiểm tra trực tuyến khách quan, chất lượng?”?

Festival Phật giáo - Quảng bá văn hóa truyền thống người Việt tại Czech (26/10/2021)

Kiểm tra trực tuyến: Làm thế nào để đảm bảo khách quan, chất lượng
- Festival Phật giáo - Quảng bá văn hóa truyền thống người Việt tại Czech
- Anh Lường Văn Bình, Bí thư Chi bộ bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Tránh bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng (25/10/2021)

Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”…
Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: