Làn sóng thứ tư của dịch Covid 19 bùng phát vào cuối tháng 4/2021 cho đến nay tiếp tục khiến ngành du lịch Việt Nam vốn đã khó khăn trong thời gian dài, nay lại đứng trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh dịch bệnh đang từng bước được khống chế, nhiều địa phương đang có kế hoạch mở cửa, khôi phục ngành công nghiệp không khói trong điều kiện bình thường mới.
Việc du lịch mở lại đón khách trong nước còn nhiều khó khăn, trở ngại, thì ngành du lịch vẫn phải loay hoay tự cứu lấy mình như thay đổi phương án kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, thu hút du lịch trong nước bằng những chiến lược mới. Cùng khách mời là là ông Nguyễn Tiến Đạt, phó chủ tịch câu lạc bộ Du lịch Thủ đô, CEO công ty du lịch AZA sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Thích ứng an toàn để phục hồi du lịch trong nước.
- Từ bài thuốc tắm cổ truyền, đến thương hiệu bạc tỷ!
Hôm nay, 13/10, ngày doanh nhân Việt Nam. Nhìn lại thương trường gần 2 năm qua: do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nhân-doanh nghiệp đã rời khỏi thương trường, nhưng cũng có nhiều doanh nhân-doanh nghiệp khác nỗ lực trên nhiều khía cạnh - vươn lên mạnh mẽ. Câu chuyện về họ góp phần khẳng định bản lĩnh doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đáng quý hơn cả, không chỉ trụ vững hay biến nguy thành cơ, nhiều người trong số họ tích cực với những hoạt động “vì cộng đồng” – để lại dấu ấn không thể nào quên trong lòng người dân, đặc biệt là người dân nơi tâm dịch.
Doanh nhân làm thiện nguyện, nhân lên những điều tốt đẹp, cùng nhau sớm vượt qua đại dịch.
- Đảng viên nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Triển lãm điêu khắc “Biến chuyển”: Những câu chuyện về đá.
Ngay khi dịch bệnh bước vào giai đoạn nguy cấp nhất, Bộ Y tế đã thành lập 4 Trung tâm Hồi sức Covid 19 quy mô từ 500 đến 1000 giường bệnh tại TP Hồ Chí Minh do 4 BV tuyến Trung ương gồm BV Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức và BV Trung ương Huế vận hành. Trong hơn 2 tháng qua, hàng nghìn y bác sỹ tại các Trung tâm hồi sức Covid các bệnh viện này đã tận tâm tận lực cứu chữa thành công hàng ngàn bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Theo dự kiến, đến ngày 20/10 này, hàng vạn nhân viên y tế chi viện cho các tỉnh tâm dịch phía Nam sẽ được trở về nhà. Để trò chuyện về những tháng ngày khó quên, những câu chuyện đằng sau công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch mà không ít thầy thuốc gọi là “3 tháng của đời người”, chúng tôi kết nối với BS Trịnh Thế Anh, Khoa Hồi sức Tích cực từ Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid 19, BV Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh
Những câu chuyện chưa kể của những người về trong tâm dịch
- Châu Á nỗ lực mở cửa du lịch an toàn trong dịch Covid-19
- Sự học bên kia dốc Mù Tảng, Quảng Bình
Trên xu hướng nội dung nổi bật của mạng xã hội Tiktok, giới trẻ đang lan truyền đoạn nhạc nền có lời lẽ phản cảm với hastag #muachoconchieccongtay (mua cho con chiếc còng tay). Đây là một đoạn lời trong ca khúc Censored của Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, thí sinh cuộc thi King of Rap. Bài rap có ca từ, nội dung được cho là phản cảm, dung tục. Hay mới đây, nhóm Rap Nhà Làm cũng gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích ca mâu Chí có nhiều từ ngữ xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong số nhiều ca khúc bị đánh giá là nhảm, dung tục xuất hiện trên mạng trong thời gian qua. Điều đáng nói là thứ âm nhạc này đang len lỏi, xâm lấn vào đời sống với tốc độ chóng mặt “như một dịch bệnh”, tác động không nhỏ đến người nghe nhạc, nhất là giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Trong khi, cho đến bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý nạn “nhạc rác” trên các phương tiện. Xử phạt “nhạc rác”: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” là nội dung được BTV Đài TNVN trao đổi cùng nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viết về mảng âm nhạc của Báo Tiền Phong.
Xử phạt “nhạc rác”: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa”.
- Bộ phim “Trò chơi con mực” giúp giới kinh doanh hốt bạc nhờ các hoạt động “ăn theo” bộ phim.
- Người dân ở thành phố Hồ Chí Minh hào hứng khi đường sách mở cửa trở lại.
Ca sĩ Kyo York – chàng ca sĩ người Mỹ nặng tình với Việt Nam.
- Sáng kiến hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn của các nhà sư ở Thái Lan
Ca sĩ Hoàng Dũng có còn mộng mơ với những “nàng thơ”?.
- Làm cho vùng biển quê hương thêm xanh
Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em trong đó khoảng 2/3 có cơ hội tiếp cận với Internet. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay mọi hoạt động đều dịch chuyển lên Internet, kéo theo rủi ro lớn cho phụ huynh, trẻ em như lộ lọt thông tin, bị lừa đảo, đánh cắp dữ liệu, dụ dỗ lôi kéo, tiếp cận thông tin giả mạo.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số số 830 phê duyệt chương trình ”Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Vậy, làm thế nào để chương trình này là lá chắn để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Khách mời là ông Bùi Duy Thành, chuyên gia an toàn mạng - ChildFund Viet Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
- Làm nông 1 triệu đồng 1 ngày, có thể không?
Thời gian gần đây cũng có nhiều lùm xùm liên quan đến phát
ngôn của những người nổi tiếng, nghệ sĩ cả ngoài đời và trên mạng xã hội.
Những phát ngôn thiếu đi sự tích cực, nếu không muốn nói là tiêu cực, thậm chí
phóng túng theo kiểu “chợ búa” đã khiến nhiều nghệ sĩ mất điểm trong lòng
công chúng. Trong khi đó, nghệ sĩ là những người dẫn dắt vẻ đẹp của văn hóa
nghệ thuật, lan tỏa những điều tốt đẹp, nhân văn. Chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội bàn luận về câu chuyện này.
Phát ngôn của người nổi tiếng và câu chuyện văn
hóa ứng xử.
- Cộng đồng người Bahnar đoàn kết giữ rừng.
- Người trung đội trưởng hết mình cho công tác phòng chống dịch ở tỉnh Cà Mau.