logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cơm tấm: Nét độc đáo của ẩm thực Việt (28/5/2021)

Mỗi món ăn đặc sản của từng vùng miền đều mang một nét đặc trưng. Mọi người sẽ gọi tên món phở khi nhắc đến Hà Nội, thịt dê khi nhắc đến Ninh Bình, nem chua Thanh Hóa, món mì xứ Quảng,… Nhưng có một món ăn khá phổ biến và được ưa thích trên đất Hà Nội lại xuất phát từ Sài Gòn - TP HCM. Nếu bạn đang tìm một gợi ý cho bữa tối ấm áp cùng những người thân trong gia đình thì món cơm tấm có thể sẽ là một lựa chọn tuyệt vời trong buổi Thứ Sáu này. Cơm tấm là sự kết hợp của cơm nấu từ gạo tấm với các loại đồ mặn như sườn nướng, chả trứng, phết chút mỡ hành, thêm tí đồ chua, và quan trọng là nước mắm tỏi ớt... vừa thơm ngon lại đậm vị.

Làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là “cướp trắng” tiền bạc của người chơi? (27/5/2021)

Thời gian gần đây, sập bẫy vì lời chào mời từ các loại quảng cáo kiếm tiền trực tuyến trên các website và ứng dụng, vì nhìn thấy “lãi suất” tăng lên từng giờ,… hàng trăm nghìn người đã bị mất tiền oan. Các chiêu trò dụ dỗ người chơi tham gia “bánh vẽ”, đầu tư hết ứng dụng kiếm tiền này đến trang web mua sắm hoàn tiền khác, khiến Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) phải lên tiếng cảnh báo vì đã nhận được hàng loạt đơn tố cáo, ước tính thiệt hại lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Lừa đảo từ các ứng dụng, trang web “kiếm tiền online” trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đang có dấu hiệu “lây lan” nhanh hơn cả virus SARS CoV2. Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là “cướp trắng” tiền bạc của người chơi? Ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ BKAV bàn luận về nội dung này.

Tô bún sứa đặc biệt của Bình Định (27/5/2021)

Cần làm gì để tránh cài đặt các ứng dụng có thể lấy cắp thông tin cá nhân, thậm chí là “cướp trắng” tiền bạc của người chơi?
- Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm mô hình xe đẩy dùng chung.
- Tô bún sứa đặc biệt của Bình Định.

Cống hiến thầm lặng của y, bác sĩ, cán bộ TT kiểm soát bệnh tật CDC (26/5/2021)

Không bật quạt, không bật điều hòa, hàng chục tiếng đồng hồ trong bộ đồ bảo hộ nóng bức là hình ảnh mà chúng ta có thể gặp ở bất cứ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương nào đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Vì sao họ không bật quạt và điều hòa trong lúc xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm Covid 19? Hay mỗi ngày phải làm việc bao nhiêu công suất mới đáp ứng mục tiêu thần tốc xét nghiệm để “bắt kịp” tốc độ lây lan của dịch bệnh chủng mới? Họ phải xa gia đình để thực hiện công việc của mình ra sao?... Bác sỹ Đào Hữu Thân, Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội chia sẻ về nội dung này:

Những người “vác tù và hàng tổng” nơi vùng dịch (26/5/2021)

Những cống hiến thầm lặng trong mùa dịch covid-19.
- Tổ covid cộng đồng, người vác tù và nơi vùng dịch.
- Hát xẩm và tuổi trẻ.

Công bố lịch trình của bệnh nhân nhiễm Covid-19 liệu có vi phạm quyền công dân? (25/05/2021)

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, đơn vị trực thuộc, các sở y tế yêu cầu không công bố danh tính, chi tiết lịch trình, quá trình tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19, chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ dịch tễ (nơi từng có người mắc COVID-19 đến) để người dân từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó có biện pháp bảo vệ mình và người xung quanh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, trong quá trình phòng chống dịch COVID-19, do để "truy vết" ca F, đã công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, quá trình đi lại của bệnh nhân, gây phiền hà đến đời sống của người bệnh. Điều quan trọng là đã vi phạm quyền công dân theo quy định định của pháp luật hiện hành.

Quả vải Hải Dương lên sàn thương mại điện tử (25/05/2021)

Tình người ấm áp sẻ chia khó khăn với những công nhân thuê trọ ở Bình Dương.
- Bộ y tế yêu cầu không công bố lịch trình của bệnh nhân

Các vụ thực phẩm bẩn liên tiếp bị báo chí phanh phui – Phải làm gì để chấn chỉnh vấn nạn đầy nhức nhối này? (24/5/2021)

Những ngày gần đây, cơ quan chức năng nhiều địa phương liên tiếp phát hiện, thu giữ và tiêu hủy “thực phẩm bẩn” như mực thối được ngâm tẩm, tẩy rửa bằng oxy già công nghiệp, ốc ngâm hóa chất, tôm bơm tạp chất, thịt gà bốc mùi hôi, xúc xích không nhãn mác…Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Vì sao vấn đề nhức nhối tồn tại suốt thời gian dài vẫn chưa được ngăn chặn, xử lí triệt để? Tình trạng này sẽ còn tiếp tục kéo dài bao lâu, đe dọa sức khỏe cộng đồng như thế nào? Quả bóng trách nhiệm giữa các bộ ngành và chính quyền các cấp cần nhanh chóng giải quyết ra sao? Cần chế tài giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm minh đến đâu, để không còn nhưng kẻ vì lợi nhuận, sẵn sàng “đầu độc”chính đồng bào mình? Phó Giáo sư – Tiến sỹ Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM và nhà báo Hoàng Anh Tú cùng bàn luận về vấn đề này.

Những hy sinh thầm lặng, cao quý của y bác sỹ BV Trung ương Huế trong nỗ lực cứu chữa bệnh nhân mắc COVID-19 (24/5/2021)

Các vụ thực phẩm bẩn liên tiếp bị phanh phui trên báo chí và mạng xã hội những ngày qua khiến dư luận không khỏi giật mình. Phải làm gì để chấn chỉnh vấn nạn không mới nhưng đầy nhức nhối này.
- Một cậu bé Ma-rốc vừa bơi qua biển bằng chai nhựa với hy vọng có thể di cư đến Tây Ban Nha.
- Những hy sinh thầm lặng cao quý của y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế nỗ lực cứu chữa các bệnh nhân mắc COVID-19, đem lại sức khỏe và cuộc sống bình an cho người bệnh.

Quốc hội đổi mới vì dân (23/05/2021)

ca sĩ Ca sĩ Minh Thu "thổi hồn" vào dòng nhạc cách mạng

Cần làm gì để trẻ em có kỳ nghỉ hè bổ ích và an toàn mùa Covid (21/5/2021)

“Đang yên đang lành thì các con lại nghỉ hè sớm” – đây là một câu nói vui nhưng cũng đúng với tâm trạng của nhiều phụ huynh trong thời điểm hiện nay. Khi covid-19 diễn biến phức tạp, các con được nghỉ hè sớm trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm. Nhiều người còn phải mang con đến cơ quan làm việc, trong khi đó có những người phải để con trẻ ở nhà không có ai trông. Rõ ràng khi dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay thì khó có thể cho các con ra ngoài tham gia các hoạt động ngoại khóa. Còn để các bé ở nhà thì bố mẹ lại lo các con sẽ dùng điện thoại, xem TV quá nhiều hoặc sử dụng các thiết bị điện gây cháy nổ hậu quả sẽ khôn lường.
- Vậy làm sao để trẻ em có kỳ nghỉ hè thực sự an toàn và bổ ích trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp? PGS-TS Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) bàn luận về vấn đề này.

Sức bật mới từ việc bán hơn 1.300 cuốn sách mỗi ngày (21/5/2021)

Làm gì để trẻ em có kỳ nghỉ hè thực sự an toàn và bổ ích mùa covid?
- Sức bật mới từ việc bán hơn 1,300 cuốn sách mỗi ngày.
- Trong các khu cách ly ở Thuận Thành, Bắc Ninh, điều kiện dạy học online không thuận lợi, nhiều thầy cô đã phải lượm bảng, mua thêm 4G dạy trực tuyến.

Những mâu thuẫn khó tìm lời giải trong hành trình tìm sinh kế của người Đan Lai (20/05/2021)

Dân tộc Đan Lai là một tộc người hiếm, chỉ gồm khoảng hơn 3 nghìn người, sinh sống tại vùng rừng núi phía Tây, tỉnh Nghệ An, ở các bản Co Phạt, Khe Khặng, Khe Búng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Do điều kiện cách biệt về địa lý, điều kiện lịch sử và các tập tục lạc hậu, nên cuộc sống của người Đan Lai chủ yếu là dựa vào săn bắn, hái lượm và phát rừng làm rẫy, thiếu đói quanh năm. Làm sao để bảo tồn và phát triển bền vững cuộc sống của tộc người thiểu số Đan Lai ở vùng rừng núi phía Tây tỉnh Nghệ An đến nay vẫn là bài toán chưa tìm được lời giải.

Người trẻ và cách tiếp cận mới với các vấn đề chính trị (20/05/2021)

Những mâu thuẫn khó tìm được lời giải trong hành trình tìm sinh kế của người Đan Lai.
- Lê Thanh Tùng, người “vá xe, đổ xăng miễn phí”

Đại úy CA thờ ơ khi nạn nhân vật lộn với cướp: Vô cảm hay thiếu trách nhiệm xã hội? (19/5/2021)

Trách nhiệm chính của lực lượng công an nhân dân là bảo vệ và mang lại sự yên bình cho người dân, nhưng trong vụ việc mới đây tại Hà Nội, đại úy Nguyễn Thanh Lâm, công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai lại chỉ bình thản đứng bấm điện thoại, mặc kệ tài xế taxi vật lộn với tên cướp. Vụ việc khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”, không chỉ gây bức xúc dư luận những ngày qua, mà còn làm xấu đi hình ảnh của người chiến sỹ công an nhân dân trong mắt người dân.
Dù đã chịu kỷ luật từ phía Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, nhưng dư luận vẫn hết sức băn khoăn với câu hỏi, tại sao vị đại úy công an này lại thờ ơ trước tình huống tính mạng của người dân đang “nghìn cân treo sợi tóc”? Vì sao chiến sĩ này đã không làm việc cần phải làm của người chiến sĩ công an trong tình huống khẩn cấp đó? PGS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó Trưởng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền bàn luận nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: