Làm thế nào đảm bảo an toàn cho công nhân phục hồi sản xuất khi một số tỉnh nới lỏng giãn cách xã hội?
- Công ty ở Anh dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển các loại thuốc kháng vi rút mới.
- Chàng trai dân tộc Dao ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - từ anh chăn bò trở thành giám đốc.
Hơn 1.500 học sinh ở TP.HCM rơi vào cảnh mồ côi vì COVID-19. Phải làm gì để giúp các em vượt qua nỗi đau mất người thân quá lớn khi tuổi đời các em vẫn còn rất nhỏ? Trách nhiệm cộng đồng xã hội cần được thể hiện ra sao trước những mảnh đời côi cút này? Ai sẽ là chỗ dựa vững chắc hỗ trợ các em tiếp tục con đường học vấn và vững bước vào đời? Cần thêm những nguồn lực và chương trình thiện nguyện ra sao để nâng đỡ, sẻ chia yêu thương với nhóm đối tượng yếu thế và rất dễ tổn thương này? BTV Đài TNVN trao đổi cùng ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và bà Nguyễn Hà Thành, chuyên gia tâm lý có hơn 20 năm kinh nghiệm – đồng sáng lập đường dây nóng Ngày mai, chuyên giúp đỡ người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Phải làm gì để hỗ trợ các em học sinh mồ côi vì COVID-19 vững bước trên đường đời sắp tới?
- Khám phá "sân khấu biểu diễn hòa nhạc cổ điển "di động trên sông” ở thủ đô Luân-đôn (vương quốc Anh).
- Hiệu quả của chương trình thiện nguyện “Triệu túi an sinh” tại Đắc Lắc
Với độ bao phủ vắc-xin đang tăng mạnh, số ca tử vong giảm, các "vùng xanh" đang được mở rộng, nhiều địa phương lập kế hoạch trở lại cuộc sống bình thường mới. Tuy nhiên, với số ca mắc F0 mỗi ngày còn cao, việc trở lại cuộc sống bình thường mới cần theo lộ trình và những giải pháp nào để đảm bảo an toàn trong điều kiện dịch bệnh? Việc áp dụng “thẻ xanh”, “thẻ vàng” đòi hỏi những công việc gì cần triển khai? TS.BS Trương Hữu Khanh, chuyên gia phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh (ông cũng là bác sỹ có nhiều đóng góp cho công tác điều trị bệnh nhân F0 tại nhà của TP thời gian qua) bàn luận câu chuyện này.
Giải pháp nào để trở lại cuộc sống bình thường mới?
- Dự án hỗ trợ giáo dục Slum2School đã giúp trẻ em nghèo Nigieria đi học.
- Những Đảng viên trẻ, tích cực tham gia chống dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận.
Sinh năm 1946 trong một gia đình có truyền thống cách mạng, nhưng ông Hoàng Vĩnh Giang không đi theo con đường chính trị như cha mình- ông Hoàng Minh Giám, mà lại chọn thể thao như cái nghiệp từ thủa học sinh. Là vận động viên nhảy cao nổi tiếng nhưng ông được nhiều người biết đến và coi như một trong những kiến trúc sư cho nền thể thao nước nhà thời kỳ đổi mới. Năm 2006 ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đây là một danh hiệu vô cùng cao qúy mà cho đến ngày hôm nay ngành Thể dục Thể thao chỉ có duy nhất một mình ông đạt được. Ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng, Phụ trách Tổng cục Thể thao – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chia sẻ về hành trình sự nghiệp của ông Hoàng Vĩnh Giang.
Những thầy thuốc xứ Lạng nơi tâm dịch TP Hồ Chí Minh
- Anh hùng lao động Hoàng Vĩnh Giang – Cây đại thụ giúp thể thao Việt Nam hội nhập khuc vực và thế giới
- Chưa được thu phí dịch vụ điều trị COVID-19, một số bệnh viện tư “lách luật”
Ca sĩ Tóc Tiên với tác phẩm cổ động Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19 mang tên “Việt Nam Tử Tế”.
- Giải pháp nào giúp cộng đồng người khó khăn, vô gia cư đối mặt với tình trạng mất ăn toàn vệ sinh thực phẩm?
Gặp gỡ NSUT Trịnh Mai Nguyên – “Ông bố quốc dân” trong phim “Hương vị tình thân”.
- Những F0 đã khỏi bệnh, tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19.
Gần 1 tuần năm học mới triển khai thông qua hình thức học online, giáo viên và học sinh cả nước đã vấp phải sự cố đường truyền. Hệ thống học trực tuyến chập chờn, bị “treo”, ra – vào liên tục… Việc dạy và học trong những ngày đầu thực sự gặp nhiều khó khăn, ít hiệu quả. Ngay như TP.HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh, vùng khó khăn có 50%-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet… Trong khi đó, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương. Giải pháp cho vấn đề này như thế nào, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cùng đề cập.
Những bất cập và giải pháp cho việc học online nhìn từ thực tế tuần đầu tiên của năm học mới
- Các nước tập trung hạn chế số ca tử vong- chung sống an toàn với Covid-19
- Kỳ tích y khoa Việt Nam khi nuôi dưỡng em bé sinh non chỉ 4 lạng
“Vạn Lý Trường Thành xanh” - Rừng nhân tạo lớn nhất thế giới ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
- Nỗ lực của các bác sỹ hỗ trợ tâm lý cho các ca F0 ở TPHCM chiến thắng bệnh tật.
Loạn các ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 trên điện thoại di
động thông minh gây ra không ít phiền phức cho người sử dụng. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để thống nhất một
đầu mối phát triển cũng như quản lý các ứng dụng công nghệ trong phòng
chống dịch? Cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ ra sao nhằm kiểm
soát an toàn, đảm bảo sống chung với COVID 19 trong điều kiện bình thường
mới? Có thể tham khảo cách làm nào từ các nước bạn trong vấn đề này? Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet VN và nhà báo Lê Quốc
Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền
thông Lê bàn luận câu chuyện này.
Đến thời điểm này, nước ta đã tiêm phòng được gần 23 triệu liều vắc xin, trong đó có khoảng 3,5 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Cùng với đề xuất bổ sung phân bổ vắc xin để một số tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai hoàn thành tiêm mũi 1 vào giữa tháng 9, hàng chục địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch.
Vậy mức độ khả thi của đề xuất này đến đâu và ngành y tế đang có những tiêu chí gì để người tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thể trở lại cuộc sống trong điều kiện bình thường mới? PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng sẽ giải đáp rõ hơn về vấn đề này.