logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Người dân đổ xô mua máy thở: Sự lo lắng thái quá? (20/7/2021)

Dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố phía Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, khi số ca mắc liên tục tăng cao, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh. Địa phương này đã phải thành lập thêm bệnh viện điều trị các ca F0 nặng và lên phương án cho những bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng thực hiện cách ly tại nhà để hệ thống y tế không rơi vào tình trạng quá tải. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, do lo lắng nếu mắc Covid-19, bệnh có thể trở nặng, nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian cách ly tại nhà nên người dân một số tỉnh, thành phố đã đổ xô “săn lùng”máy thở và mua tích trữ bình ô-xy trong nhà. Liệu sự chuẩn bị này có cần thiết không, hay đây là biểu hiện của sự lo lắng thái quá? BTV Văn Hải trao đổi cùng Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về nội dung này.

Người dân Thừa Thiên Huế chia sẻ yêu thương với bà con ở TP.HCM (20/7/2021)

Người dân đổ xô mua máy thở: Sự lo lắng thái quá?
- Sống xanh đơn giản, dễ dàng và hạnh phúc.
- Thừa Thiên Huế: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về đồng bào miền Nam

Người dân cần thể hiện tinh thần như thế nào trong giãn cách xã hội? (19/7/2021)

Đến thời điểm này, nước ta đã vượt ngưỡng 50 nghìn ca mắc Covid 19 kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 vào ngày 27/4, trong đó, dịch bệnh đang diễn biến nghiêm trọng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Và từ 0h sáng 19/7, 16 tỉnh thành khu vực này bắt đầu giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ, nâng tổng số địa phương phải giãn cách theo chỉ thị này lên  con số 19.
Khó khăn, vất vả là điều người dân các tỉnh phía Nam không thể tránh khỏi khi thực hiện giãn cách xã hội, song điều quan trọng hơn cả lúc này, đó là tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch, tinh thần đoàn kết vì cộng đồng không để ai bị đói, bị bỏ lại phía sau để vượt qua giai đoạn cam go.
Trong văn bản hỏa tốc gửi các địa phương về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: việc thực hiện chỉ thị 16 không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích của cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước.
 Vậy cùng với nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, các địa phương, mỗi người dân cần một tinh thần như thế nào trong giãn cách xã hội? TS.BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh bàn luận về nội dung này.

Niềm vui của những lao động đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ (19/7/2021)

Tinh thần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Biến rác thải thành “con đường gốm sứ”.
- Niềm vui của những lao động đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Thế vận hội Olympic Tokyo khó khăn chồng chất trước lễ khai mạc (18/7/2021)

Chat với MC Đại Nghĩa về những hoạt động ấm áp tình người trong mua dịch.
- Thế vận hội Olympic Tokyo khó khăn chồng chất trước lễ khai mạc.

Khát vọng khởi nghiệp của thanh niên ở huyện nghèo Lắk, tỉnh Đắc Lăk (17/7/2021)

Trò chuyện với MC, diễn viên Đại Nghĩa và MC Quỳnh Hoa về các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa tại tâm dịch COVID 19 TPHCM.
- Khát vọng khởi nghiệp của thanh niên ở huyện nghèo Lắk (tỉnh Đắc Lăk).

Cần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ (16/07/2021)

Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.

Vũ trụ điện ảnh Marvel: Hứa hẹn xây dựng “Kỷ nguyên mới” hậu đại dịch (16/07/2021)

Nghệ nhân Lò Thị Ban, người đau đáu gìn giữ, truyền dạy làn điệu dân ca
- Cần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ

Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ, làm sao để đảm bảo tính thực tế và hiệu quả? (15/07/2021)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 18 năm 2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08 năm 2017. Thông tư 18 có hiệu lực từ ngày 15/8 – đúng dịp tuyển sinh nghiên cứu sinh khóa mới của nhiều cơ sở đào tạo. Với những điểm mới, Thông tư 18 được kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch nhằm tạo lập niềm tin của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ngày qua, không ít ý kiến cho rằng quy chế mới có cải tiến, nhưng có những dễ dãi vì hạ thấp chuẩn làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ, thậm chí quy chế mới vấp phải sự tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học.

Mô hình “vườn ươm” côn trùng, bảo vệ mùa màng không dùng thuốc trừ sâu ở Pháp (15/07/2021)

Những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng người bán vé số ở Cần Thơ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
- Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ, làm sao để quy chế mới đảm bảo tính thực tế và hiệu quả?

Làm sao để “chung sống” an toàn với dịch bệnh? (14/7/2021)

Đã một tuần nay, chúng ta ghi nhận số ca mắc mới mỗi ngày lên tới 4 con số và dự báo dịch còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc làm ăn, đời sống của bà con hầu hết các tỉnh, thành phố có dịch đều khó khăn, vất vả hơn. Trong khi chờ độ bao phủ vắc xin cả nước đạt mức cao như mục tiêu, trong giai đoạn này, những cách thức hay bài toán nào có thể “chung sống” an toàn với dịch bệnh? PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng bàn luận về vấn đề này.

Cần làm gì để xử lý hành vi vi phạm trên mạng XH và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? (13/7/2021)

Một trong những thông tin thu hút sự quan tâm của dư luận trong những ngày vừa qua là dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mà Bộ Thông tin và truyền thông vừa đưa ra. Nghị định này nhằm siết chặt quản lý các hoạt động livestream, kiếm tiền trên mạng xã hội, buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Dự thảo Nghị định 72 được đưa ra trong bối cảnh việc livestream trên mạng xã hội dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực như: bán hàng lậu, hàng cấm; lừa đảo; khiêu dâm; xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức; truyền bá tin giả. Hệ thống facebook, google đã tiếp tay cho những người lợi dụng kẽ hở luật pháp như thế nào? Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin Điện tử, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông; Luật sư Nguyễn Danh Huế, Đoàn Luật sư TP Hà Nội về nội dung này.

Người lao động nghèo TP.HCM xúc động khi cán bộ phường trao tiền hỗ trợ tận nhà(13/7/2021)

Cần phải làm gì để xử lý những hành vi vi phạm trên mạng xã hội và xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam?
- Làng thời trang thế giới sôi động trở lại, với sự tái xuất của 3 “Ông lớn” Dio, Chanel và Balenciaga.
- Người lao động nghèo TP.HCM xúc động khi cán bộ phường tới tận nhà trao tiền hỗ trợ.

Phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng (12/7/2021)

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc thương tâm liên quan đến việc trẻ em rơi, ngã tử vong tại các chung cư cao tầng. Mới nhất là sáng 2/7 cháu bé 5 tuổi rơi từ tầng 11 chung cư Vinaconex 1 (phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) theo lối cửa sổ xuống sảnh văn phòng tầng 3 tòa nhà tử vong.
Trước thực trạng này, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng và gia đình trong việc thực hiện các biện pháp, tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, đặc biệt là ngăn chặn nguy cơ trẻ bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Bố mẹ và những người lớn cần có sự quan tâm tới con trẻ trong những ngày nghỉ hè và nghỉ ở nhà phòng dịch ra sao để trẻ thực sự được an toàn? Phó giáo sư tiến sỹ, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội bàn luận về vấn đề này.

Những chuyến xe rau nghĩa tình từ Đắc Lắc đến với tâm dịch ở TPHCM (12/7/2021)

Làm sao để phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng?
- Chiếc xe buýt tự lái chạy bằng pin nhiên liệu đầu tiên trên thế giới.
- Những chuyến xe rau nghĩa tình từ Đắc Lắc đến với tâm dịch ở TPHCM.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: