Những tin tức nào đáng chú ý trong đời sống xã hội một tuần qua.
- Khám phá ẩm thực Việt: Bánh xèo, món ăn độc đáo
- Diễn viên Chi Bảo giải nghệ sau 25 năm gắn bó với nghiệp diễn
Có những lúc người ta bỗng nhiên chán những món cao lương, mỹ vị; cũng chẳng còn thích các món đã ăn nhiều như: cơm, phở... mà muốn quay về thưởng thức những món ăn dân dã, thì bún đậu mắm tôm dường như là món được lựa chọn đầu tiên. Đây là món ăn vô cùng giản dị mà dễ chiều lòng thực khách. Giản dị từ nguyên liệu cho đến cách thưởng thức, món bún đậu mắm tôm in đậm dấu ấn trong cuộc sống thường nhật của người dân đất Việt. Chuyên mục “Muôn màu cuộc sống“ hôm nay chúng tôi giới thiệu về món ăn này:
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như những ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự kiến đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Chủ trương sẽ được triển khai như thế nào trong bối cảnh doanh nghiệp đang mong ngóng từng ngày?
Chàng trai trẻ đi tiên phong làm du lịch ở vùng biên Y Tý, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai.
- Bộ Lao động TB&XH dự kiến đề xuất sửa đổi, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Công tác tuyển sinh đại học năm 2021 của các cơ sở giáo dục trên cả nước đang bước vào đợt cao điểm. Tuy nhiên, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa diễn ra, nhiều trường phải tạm dừng các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp. Các trường ĐH cũng đang đứng trước băn khoăn về việc điều chỉnh đề án tuyển sinh. Điều mà các thí sinh và phụ huynh quan tâm nhất lúc này là làm sao để đợt tuyển sinh đại học năm nay vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa mang lại quyền lợi, sự công bằng cho các thí sinh?
Bà Trần Thị Kim Thia hàng ngày dạy bơi miễn phí cho trẻ em.
- Tuyển sinh Đại học 2021: Làm sao để đảm bảo an toàn và công bằng
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
Cần xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
- Văn hóa mành tre được gìn giữ nơi làng Cuông.
- Gặp gỡ người truyền lửa tình yêu bóng đá, giúp trẻ em có sân chơi bổ ích và lý thú trong dịp hè.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc học sinh, sinh viên học trực tuyến đã trở thành quen thuộc. Trong thời đại công nghệ 4.0, Internet mang đến lợi ích cho tất cả mọi người. Đối với trẻ nhỏ, việc học tập trực tuyến được nhận định là hình thức hữu ích giúp các con phổ cập kiến thức, đảm bảo an toàn trong thời dịch. Tuy nhiên, sự phong phú và độ phủ sóng rộng lớn của môi trường mạng cũng khiến trẻ dễ dàng tiếp xúc với các video xấu độc.
- Vậy làm gì để đồng hành cùng con trên không gian mạng một cách khoa học và hiệu quả? Điều quan trọng là khơi dậy tính sáng tạo cho trẻ, đồng thời hạn chế những tiêu cực từ không gian mạng. Tiến sỹ, bác sỹ Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội bàn luận về vấn đề này.
Làm gì để đồng hành cùng con trên không gian mạng? Lao động ngành du lịch chuyển nghề vì mưu sinh.
- Hiến tạng: Cho đi là còn mãi.
Vụ việc một cô gái bị lộ video clip nhạy cảm đang thu hút sự quan tâm của nhiều người với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Hiện công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, đang xác minh việc phát tán clip nóng này, nhưng qua vụ việc này, hay trước đó là một số vụ các hotgirl khác từng bị lộ video clip nhạy cảm trên mạng xã hội đang cho thấy bí mật đời tư của một số người đang bị xâm phạm. Việc phát tán video clip nhạy cảm này sẽ bị xử lý ra sao? Giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả việc xâm phạm bí mật đời tư của công dân trong môi trường internet bùng nổ hiện nay? Và mỗi người, đặc biệt là giới trẻ cần làm gì để biết cách bảo vệ bí mật đời tư của mình. Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học và Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TPHCM cùng bàn về nội dung này.
- Giải pháp nào để ngăn chặn hiệu quả việc xâm phạm bí mật đời tư của công dân trong môi trường internet bùng nổ hiện nay?
- Các nước trên thế giới làm gì để khuyến khích người dân đi tiêm phòng Covid-19?
- Những lớp ôn thi miễn phí từ tấm lòng của người thầy vùng cao, mang lại niềm vui cho các học trò nghèo.
Câu chuyện nghệ sĩ Hoài Linh “để quên” số tiền quyên góp làm từ thiện hơn 13,7 tỷ đồng trong tài khoản mà chưa chuyển đến đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng vì bão lũ, vẫn tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Câu chuyện này làm nóng nhiều mặt báo và các trang mạng xã hội suốt nhiều ngày qua và một lần nữa làm dấy lên những quan tâm liên quan đến việc nghệ sĩ làm từ thiện. Nghệ sĩ tham gia các hoạt động từ thiện là một hành động đẹp, thể hiện sự sẻ chia và trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, đa số các nghệ sĩ tham gia hoạt động thiện nguyện theo kiểu tự phát, thiếu kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức. Không ít trường hợp, công chúng đặt dấu hỏi về tính minh bạch, tính hiệu quả của hình thức vận động từ thiện nhân danh các nghệ sĩ, người nổi tiếng. Nhiều ý kiến cho rằng, nghệ sỹ làm từ thiện ngoài “cái tâm, cần phải có cái tầm”. TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ chia sẻ rõ hơn câu chuyện này.
Khám phá nét độc đáo của ẩm thực cơm tấm Việt.
- Nghệ sỹ làm từ thiện cần cái tâm và tầm