Cựu binh Lương Văn Thuần ở tỉnh Quảng Ninh, người có nhiều đóng góp tích cực trong công tác xã hội.
- Cần làm gì để đảm bảo an toàn nếu đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ
Phố sách 19-12: Điểm hẹn của những người yêu sách.
- Giấc mơ có thật của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 12 năm cưới nhau
Từ ngày 27/4, thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2021. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đến ngày 11/5. Sau đó, các em chuẩn bị ôn tập để bước vào kỳ thi được coi là quan trong nhất cuộc đời.
Năm 2021 là năm thứ 2 điều chỉnh kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chính là nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi năm 2021 cơ bản giữ ổn định như năm ngoái. Nhưng đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền giáo dục trong năm nay khi học sinh phải nghỉ học quá nhiều (vừa nghỉ tết Nguyên đán, vừa nghỉ phòng chống dịch), việc học tập bị xáo trộn, gián đoạn khiến không ít học sinh bị rơi rụng kiến thức, dẫn đến việc chuẩn bị đủ “hành trang” trong kỳ thi THPT càng trở nên cấp thiết.
Vì thế mà điều xã hội quan tâm nhất lúc này là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có những điều chỉnh, bổ sung gì để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhưng vẫn đảm bảo kỳ thi diễn ra một cách an toàn, minh bạch. Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng bàn luận về vấn đề này.
Kỳ thi THPT năm nay có những điều chỉnh gì?
- Châu Á “báo động đỏ” về số ca mắc COVID-19.
- Ông Đinh Minh Cảnh - người suốt 16 năm qua luôn âm thầm “đối đầu” với đinh tặc trên Quốc lộ 1.
Đến hôm nay, Việt Nam đã trải qua hơn 1 tháng không ghi nhận ca mắc covid19 tại cộng đồng, đã khống chế được 3 đợt dịch, song những diễn biến phức tạp và nguy hiểm tại nhiều nước, trong đó có những nước ngay sát biên giới khiến ngành y tế phải đặt ra những kịch bản ứng phó trong nhiều tình huống. Trong lúc này, cần triển khai những phương án nào để chúng ta không lúng túng, bị động nếu như dịch bệnh xâm nhập cộng đồng? Người dân cần làm gì trong lúc này, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đang tới gần?
Kịch bản nào ứng phó với dịch bệnh COVID-19 mang biến thể mới?
- Brazil làm sống lại dòng sông ô nhiễm bậc nhất thế giới.
- Anh Trần Duy Phương và quán bún 2.000 đồng dành cho người lao động nghèo.
Diễn viên, người mẫu Minh Tiệp, nhiệt huyết trong từng vai trò.
- Robot dạy trẻ giao tiếp xã hội, mang lại cuộc sống mới cho trẻ tự kỷ ở Trung Quốc
Ca sỹ Khánh Linh và hành trình chinh phục khán giả.
- Thế giới với những chuyển động trong tuần
Người dân đang bức xúc, lo lắng khi nhận được thông tin: Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện, bắt giữ một cô gái 23 tuổi vận chuyển lô trà sữa chứa cần sa, trên ô tô riêng. Cô gái khai nhận đã mày mò pha chế chất kích thích này vào loại thức uống thịnh hành nhất nhì hiện nay, để dụ dỗ khách hàng - đa phần là giới trẻ, nhằm gây nghiện, lôi kéo họ trở thành khách hàng ruột.
Lời khai này chính xác tới đâu; cô gái này có thể bị xử lý như thế nào… cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra. Còn người dân, hầu hết lo lắng là bởi vì, nếu đã cả gan thực hiện các hành vi này, vào loại mặt hàng như trà sữa, thì bọn tội phạm có thể sử dụng nhiều chiêu bài khác để lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc giới trẻ vào con đường nghiện ngập, để chúng kiếm lời. Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này? Bác sĩ, Đại tá Tạ Đức Ninh – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy bàn luận về nội dung này.
Pha cần sa vào trà sữa ở Đà Lạt: Giải pháp ngăn ngừa chất cấm len lỏi trong cộng đồng và học đường?
- Biến rác thải thành nghệ thuật - Cách làm có ý nghĩa của nghệ sĩ Philipine.
- Sự đóng góp của những cựu thanh niên xung phong
Mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương ở Ấn Độ đã được nới lỏng nhưng nhiều doanh nghiệp tại các thành phố lớn vẫn chưa thể hoạt động bình thường. Sáng kiến làm việc trên núi không chỉ đem đến môi trường làm việc mới cho người lao động, mà còn giúp các doanh nghiệp tại Ấn Độ vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19.
Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, người ta hô hào bảo vệ cây xanh, bảo vệ nguồn nước, không vứt rác-xả thải bừa bãi, không vận chuyển-giết mổ-tiêu thụ động vật hoang dã…để giữ cho trái đất được xanh, duy trì sức sống cho con người. Tuy nhiên, hành động thực tế ở nhiều nơi, nhiều lúc, không như lời hứa đó: cây xanh vẫn bị triệt hạ vô tội vạ, rác thải vẫn ngang nhiên được xả ra môi trường bất chấp chỉ dẫn-cảnh báo, động vật hoang dã, rừng nguyên sinh vẫn là mục tiêu làm giàu…
Vậy làm thế nào để những hành động XANH không chỉ là khẩu hiệu-phong trào, mà là những việc làm thiết thực, bền vững? Giáo sư. Tiến sĩ Khoa học Đặng Huy Huỳnh, “cây đại thụ” của ngành tài nguyên môi trường, người Việt đầu tiên nhận danh hiệu Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN bàn luận về vấn đề này.
Làm thế nào để những hành động XANH không chỉ là khẩu hiệu-phong trào, mà là những việc làm thiết thực, bền vững?
- Làm việc trên núi - môi trường làm việc mới cho người lao động và giúp các doanh nghiệp tại Ấn Độ vượt qua khó khăn.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ xa xưa, trở thành bản sắc văn hóa riêng có của cộng đồng người Việt. Ngày 10/3 âm lịch hằng năm - ngày giỗ Tổ Hùng Vương, dù đi đâu, ở đâu, mỗi người con đất Việt cũng hướng về nguồn cội hoặc hành hương về đất Tổ để thắp nén tâm nhang, thành kính tri ân Đức quốc Tổ Hùng Vương.
Luôn có một giá trị bất biến, dù ngày Quốc giỗ được tổ chức với quy mô, hình thức như thế nào thì đó vẫn là những giá trị văn hóa được vun đắp qua nhiều thế hệ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mãi mãi là biểu tượng của tinh thần dân tộc, cội nguồn sức mạnh, là cầu nối hữu hình cho niềm tin, niềm tự hào của người Việt về quá khứ hào hùng và hướng đến tương lai.
Đại dịch COVID-19 làm cho cả thế giới, trong đó có Việt Nam không còn giữ được nhịp sống yên bình. Và trong lúc gian nguy nhất, “ngọn lửa” đoàn kết dân tộc lại bùng cháy lên mạnh mẽ ở khắp mọi nơi. Toàn dân chống dịch – đó không phải là khẩu hiệu, mà là thực tế sinh động về tinh thần đoàn kết, truyền thống quý báu của dân tộc mà càng trong khó khăn, càng sáng lên bản lĩnh và ý chí Việt Nam – bản lĩnh và ý chí của con cháu Vua Hùng. PGS TS Đinh Hồng Hải, Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia HN bàn luận về nội dung này.