- Sức sống kịch Lưu Quang Vũ.
- Anh Phạm Hồng Minh, người vừa bán rau vừa làm từ thiện ở Biên Hòa.
- “Điểm sàn khối ngành sư phạm và sức khỏe: Siết chuẩn đầu vào để nâng cao chất lượng”
- Trầm cảm- những tiếng khóc không thành tiếng
- Câu chuyện về nghị lực vươn lên của thầy giáo Đặng Hoàng An- Giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.
Với nhiều người lao động nghèo, những bệnh nhân tại bệnh viện K, không ai là không biết bà “Thũng nước vối”. Từ 7 năm nay, bất kể mưa hay nắng, ở góc phố Quán Sứ và Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có một người phụ nữ dù đã ngoài 70 tuổi, ngày ngày vẫn tự mình chở cả trăm lít nước vối phát miễn phí cho bệnh nhân và những cảnh nghèo mưu sinh ngoài đường phố. Bà làm công việc ấy với sự hào hứng “khó tin” ở một người “chẳng chịu an phận tuổi già” bởi bà mang trong mình một tình yêu lớn cho những phận người kém may mắn ở chốn Hà Thành.
Có một thực tế là: nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt phụ huynh khu vực nông thôn, vẫn mang nặng suy nghĩ: cho con cái đi học nghề ra trường công việc sẽ không ổn định, khó khăn vất vả, lương thấp và chẳng có cơ hội thăng tiến so với các bạn học Đại học hoặc cao hơn.
Bên cạnh đó, với số lượng hàng nghìn ngôi trường đào tạo nghề, với rất nhiều mã ngành mới được mở, sự lựa chọn của các học viên, các bậc phụ huynh quả thực không hề dễ dàng.
- Sự lệch lạc về nhân cách và lối sống hiện nay sẽ ảnh hưởng như nào đến giới trẻ?
- Công việc của bác sĩ trong đại dịch Covid-19.
- Nhiều dự án tình nguyện vì môi trường và giáo dục, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng và xã hội.
Cuộc sống muôn màu cùng kể với quý vị và các bạn câu chuyện của bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 với những hy sinh thầm lặng trong đại dịch Covid-19.
Sự lệch lạc về nhân cách và lối sống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một bộ phận giới trẻ hiện nay. Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội giải đáp ngay sau đây.
- Cú hích nào cho loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí về đêm trong bối cảnh “bình thường mới”, khi dịch bệnh COVID- 19 còn có thể kéo dài, phức tạp?
- Nước ta vẫn chưa mở lại đường bay thương mại quốc tế từ hôm nay như dự kiến.
- Bản Tày trong lòng thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Hoạt động thiện nguyện nhằm tiếp sức cho các em thiếu niên nhi đồng ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn đến trường.