Do chủ quan, do sơ ý, rất nhiều người sử dụng internet đang dễ dàng đánh mất những thông tin cá nhân của mình từ số điện thoại, địa chỉ, số chứng minh nhân dân…. qua việc trả lời những câu hỏi trên các trang mạng. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Thời gian qua, hàng loạt biện pháp ngăn chặn mất an toàn thông tin cá nhân trên mạng đã được triển khai, song cũng khó có thể xử lý hết.
Từ ngày 15/10 tới đây, kinh doanh hàng xách tay không chứng từ, không khai báo hải quan sẽ bị phạt 100-200 triệu đồng. Cụ thể, theo Nghị định 98/2020, mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh và thuốc... Việc tăng gấp đôi mức phạt so với hiện nay, liệu có đủ sức răn đe hay không? Trong trường hợp chủ lô hàng cố tình hạ thấp giá trị lô hàng xuống thì áp dụng mức phạt thế nào?
- Quản lý hàng xách tay – Cần chế tài đủ mạnh!
- Mất an toàn thông tin cá nhân trên mạng – câu chuyện cảnh giác cho mọi người.
- Nơi nào đem tới niềm vui cho những người cao tuổi neo đơn?
- Làm gì để thúc đẩy thị trường xuất khẩu lao động, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài?
- Khám phá cung đường Tây Bắc - Pu Nhi Farm.
- Chữa cháy cho tàu bay của lính cứu hỏa ở phi trường Tân Sơn Nhất có gì khác biệt?
Ở TPHCM, có một đội cứu hỏa mà ít người biết đến, đó là Đội chữa cháy khẩn nguy tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Với nhiệm vụ đặc thù, môi trường tác chiến khắc nghiệt đã tạo cho những cán bộ chiến sỹ nơi đây sự bản lĩnh, chuyên nghiệp trong ứng biến với mọi tình huống của sự cố hàng không. Mời quý vị nghe trải lòng của những người lính cứu hoả này, qua phóng sự của Vinh Quang – Phóng viên thường trú tại TPHCM:
Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.
- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hồ Baikal, nằm ở phía nam của Đông Siberia, trên ranh giới của vùng Irkutsk và Cộng hòa Buryatia (LB Nga) và cũng là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Cho đến nay Baikal vẫn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn và huyền bí, khiến bất kỳ ai cũng mong được một lần đặt chân đến nơi này.
Câu chuyện lạm thu đầu năm học không phải là mới, mà năm nào cũng tái diễn với hình thức và mức độ khác nhau. Ngay đầu năm học 2020-2021, các khoản thu tại một số trường đã bị phụ huynh phản đối công khai. Các khoản thu bị biến tướng, thực hiện một cách cào bằng và đẩy gánh nặng về phía phụ huynh học sinh.
Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT quy định rất rõ việc ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp tiền của phụ huynh, không được thu các khoản không phục vụ cho các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường. Thế nhưng, Thông tư này ban hành từ năm 2011, nhưng năm nào trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT và các sở giáo dục đào tạo cũng phải ra công văn nhắc lại về các khoản thu chi đầu năm, trong đó có đề cập đến thu, chi của ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Lạm thu đầu năm: Khi cơ chế kiểm soát vẫn nằm trên văn bản.
- Những điều hấp dẫn và huyền bí của Hồ Baikal-Nga.
- Viết tiếp giấc mơ cho người thầy tật nguyền Phùng Văn Trường.
- Minh Thu hát Phó Đức Phương.
- Tiệm sách sông Seine - hiệu sách ngoài trời lớn nhất thế giới.
- Gặp gỡ nữ diễn viên xinh đẹp Thanh Hương.
- Phim tài liệu "Đoạn trường vinh hoa": Góc khuất đằng sau tiếng ca người nghệ sĩ.
Số đầu điểm kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT sẽ giảm bớt kể từ ngày 11/10 khi Thông tư số 26 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành có hiệu lực. Điểm đáng chú ý mà nhiều thầy cô, học sinh và phụ huynh quan tâm đó là các em học sinh THCS, THPT sẽ được bỏ bài kiểm tra 1 tiết, thay thế bằng hình thức đánh giá khác như vấn đáp, qua dự án, thái độ học tập của học sinh.
Trước đây, bài kiểm tra 1 tiết là bắt buộc với tất cả học sinh từ THCS trở lên. Đối với nhiều giáo viên và học sinh, nó trở thành áp lực không nhỏ nhưng với nhiều người nó lại là thước đo quan trọng ghi nhận việc học tập của các em. Do đó, cũng đã có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển sang hình thức đánh giá chất lượng học tập mới này.
Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm kiểm tra một tiết với học sinh bậc THCS, THPT sẽ giảm áp lực cho học sinh nhưng có giảm luôn động lực học tập của các em? Bàn luận về nội dung này với góc nhìn của thầy Vũ Thanh Hòa, Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thăng Long.
Việc đạp xe đến từng ngõ ngách để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử nơi công cộng” tưởng là xưa rồi, nhưng lại có một người cựu chiến binh vẫn kiên trì, bền bỉ thực hiện. Đó là ông là Lưu Minh Bàn, ở Tổ dân phố 21, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khi người Hà Nội đang từng bước xây dựng những chuẩn mực văn hóa thì “chiếc loa lưu động” của ông Lưu Minh Bàn đã lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần tạo nên một thủ đô thanh lịch, văn minh và hiện đại. Chúng ta cùng nghe câu chuyện “Chiếc loa lưu động và người tuyên truyền không biết mệt”, để từ đó cảm nhận được niềm vui rất giản dị, đời thường khi được cống hiến cho xã hội:
- Bỏ điểm kiểm tra một tiết - người đồng tình, người lo lắng!
- Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump mắc Covid-19.
- Chiếc loa lưu động và người tuyên truyền không biết mệt.