- Ban nhạc Bức Tường trở lại, đánh dấu chặng đường 25 năm hoạt động.
- Robaba Mohammadi- Cô gái khuyết tật mở lớp dạy vẽ tranh.
- Chat với ca sỹ Nhật Phong: Từ “Người hát tình ca” đến chuỗi hit chục triệu view.
- Vui hoa Tết cùng đồng bào dân tộc Cống.
- Muôn màu cuộc sống hôm nay, phóng viên Quốc Khánh và Thu Trang giới thiệu tới quý vị và các bạn những thanh niên nông thôn làm giàu trên vùng đất khó. Không chỉ lựa chọn hành trình lập thân-lập nghiệp khác với nhiều bạn cùng thời: sau học nghề, họ năng động, sáng tạo, không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng mềm, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình và giúp cho nhiều người dân xung quanh cải thiện đời sống vật chất.
Kết luận điều tra vụ việc cấp bằng giả của trường ĐH Đông Đô, trong đó đã cấp hơn 600 bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2, các cơ quan chức năng xác nminh 217 cá nhân thì có 193 người được cấp không qua tuyển sinh và không đủ điều kiện. Trong đó có nhiều người mua bằng là cán bộ công chức nhà nước và 55 trường hợp sử dụng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án. Vụ việc này cho thấy lỗ hổng trong cơ chế quản lý, giám sát việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2.
Cùng khách mời ông Lê Như Tiến, Đại biểu Quốc hội khóa 13 và Luật sư Nguyễn Thị Tuyết, Phó GĐ Công ty Luật TNHH Trung Cường, Đoàn LS TP Hà Nội, nguyên Phó Chánh Toà phúc thẩm, Tòa án Quân sự trung ương trao đổi về nội dung này.
- Câu chuyện làm bằng giả của Trường Đại học Đông Đô- lỗ hổng này là do đâu?
- Thay đổi trong cách bán sách - thúc đẩy văn hóa đọc của giới trẻ.
- Vì sao nhiều dự án treo, đắp chiếu ngay giữa Thủ đô, như thách thức dư luận hàng thập kỉ vẫn chưa được giải quyết?
- Những thanh niên nông thôn làm giàu trên vùng đất khó.
- Diego Maradona - huyền thoại của bóng đá thế giới đã ra đi ở tuổi 60.
Những vấn đề liên quan đến qui hoạch, quản lí và sử dụng đất đai ở nhiều địa phương từ lâu đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây bức xúc cho dư luận. Như tại Hà Nội, vấn nạn các dự án bất động sản "đắp chiếu", bỏ hoang tồn tại hàng chục năm qua, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao người đi không được, mà ở cũng chẳng xong. Thực tế, không khó để bắt gặp những nhà liền kề, biệt thự trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, nằm chỏng chơ, xuống cấp cùng thời gian ngay giữa Thủ đô. Để có thêm góc nhìn về thực trạng này, BTV Hải Quân trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
- Lấy bối cảnh vào khoảng năm 1965-1966, khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, tiểu thuyết Đi Trốn kể về cuộc phiêu lưu của một nhóm năm bạn nhỏ - con nhà lính đi sơ tán. Điều làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, có chiều sâu suy ngẫm chính là số phận những đứa trẻ tham gia cuộc đi trốn - những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh. Tác giả nổi tiếng của "Quân khu Nam Đồng", sau 5 năm cho ra đời "Đi trốn". Đây không chỉ là cuốn tiểu thuyết viết về trẻ em và dành cho trẻ em, mà còn là một câu chuyện vừa ly kỳ, vừa khốc liệt, vừa đậm chất thơ, chứa đựng thông điệp lớn về cuộc đời. Đó là thông điệp gì? Dòng chảy sự kiện hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ tác giả Bình Ca và cuộc “Đi trốn” ấy.
- Giao lưu nhà văn Bình Ca – tác giả cuốn tiểu thuyết Đi trốn.
- Tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng Việt Nam tiêu biểu.
- “Lớp học hạnh phúc” dành cho các bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội.
- Thực trạng bảo vệ trẻ em - sự mờ nhạt của chính quyền, đoàn thể tại địa phương trong chăm sóc-bảo vệ trẻ em.
- Bình Liêu- thiên đường của cỏ lau trắng xóa, của lúa chín vàng, của rừng sở tinh khôi và những cung đường tuần biên hùng vĩ.
Bão lũ đi qua, các tỉnh miền Trung đang dốc sức khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Sau những cứu trợ trước mắt, vấn đề tạo sinh kế cho người dân đang được chính quyền địa phương và các cấp, các ngành triển khai những giải pháp mang tính bền vững, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, 7 di sản là quan họ, ca trù, hát xoan, ví - giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn. Hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể nhiều như áo dài. Nhân kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2020), chúng tôi bàn chủ đề: “Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại” với sự tham gia của Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS TS Đinh Hồng Hải, giảng viên bộ môn Nhân học Văn hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống: Những vấn đề đặt ra trong thời hiện đại.
- Tạo sinh kế cho người dân sau lũ.
- Cần Thơ cho phép mở lại hoạt động gắn “ổ khóa tình yêu” trên cầu đi bộ Ninh Kiều.
- Nhiều sự kiện văn hóa xã hội độc đáo.
- Cuốn sách “Việt Nam cất cánh” của một chuyên gia nước ngoài viết về Việt Nam đang gây sự chú ý của dư luận.