- Khát vọng của Trung Quốc muốn "viết lại lịch sử Mặt Trăng" khi chuẩn bị phóng tàu Hằng Nga 5 lên Mặt Trăng để thu thập mẫu đất ở nơi mà tàu vũ trụ của các quốc gia khác chưa từng tới.
- Tự nguyện hiến đất mở đường kết nối liên vùng.
"Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học"; "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy"... Từ xưa, ông cha ta đã coi nghề giáo là vô cùng thiêng liêng. Và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm nay là dịp để lớp lớp thế hệ học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, để cả xã hội tôn vinh, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Vậy nên có hình thức như thế nào để bày tỏ sự biết ơn các nhà giáo? Đây là nội dung chúng tôi trao đổi cùng ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng, phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tiến sỹ Lê Thống Nhất – người sáng lập dự án giáo dục trực tuyến BigSchool và VinaSchools.
Gần 87 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã-đang trao truyền cảm hứng học nghề-lập nghiệp-tỏa sáng tương lai cho hàng triệu học viên cả nước. 20/11 hàng năm là dịp tri ân những người thầy-người cô trên mọi giảng đường; cũng là thời điểm nhắc nhớ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát huy hơn nữa vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Dòng chảy sự kiện hôm nay, xin mời quý vị, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ-trò chuyện với những nhân tố nổi bật của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – một cấu phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Giáo dục nghề nghiệp và câu chuyện truyền lửa.
- Món quà tri ân các thầy cô giáo nhân ngày 20/11 xưa và nay - giống và khác nhau như thế nào?.
- Dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu.
- Những người thầy cắm bản, cắm trường, dạy từng con chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao - miền núi Thanh Hóa.
- Vì sao an toàn thông tin tại Việt Nam chưa được kiểm soát tốt?
- Vị trụ trì suốt 20 năm chăm lo cưu mang những sinh viên nghèo hiếu học.
Chỉnh trang vỉa hè là một chủ trương đúng đắn, nhằm tạo diện mạo khang trang, sạch đẹp, phục vụ đời sống nhân dân, góp phần ngăn chặn tình trạng lấm chiếm vỉa hè và tai nạn giao thông. Thủ đô Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm nay, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm. Vậy nhưng chỉ sau 1-2 năm sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên đã bắt đầu vỡ nát, xuống cấp nghiêm trọng. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện này, chúng tôi trao đổi với kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội, và Phó Giáo sư, Tiến sỹ, luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật.
- Đá lát vỉa hè Hà Nội được quảng cáo có độ bền 70 năm, nhưng chỉ sau 1-2 năm, đá lát vỉa hè một số tuyến đường đã vỡ nát, xô lệch. Vì sao lại có tình trạng này? Cá nhân, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm?
- Lão nông ở Cà Mau mở hướng đi mới từ việc làm đũa, thìa bằng cây mắm.
- Niềm vui của người dân huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông khi lực lượng công an chính quy về địa phương, đã đẩy lùi tệ nạn ma túy vùng biên nhức nhối suốt thời gian dài.
- Tại sao nhiều địa phương thiếu trầm trọng giáo viên mầm non?
- Bắc Kạn sẽ làm gì để “đánh thức” tiềm năng, phát huy lợi thế của “viên ngọc xanh” ở Hồ Ba Bể?
Tình trạng thiếu giáo viên ở bậc học mầm non diễn ra từ nhiều năm nay, đã gây áp lực cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tại sao giáo viên mầm non ở các tỉnh vẫn thiếu trầm trọng, do cơ chế, chính sách chưa đảm bảo hay do tiêu chí tuyển dụng theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019 quá cao?
- Ca sĩ Lê Ngọc Thúy và hành trình gạt danh hiệu Á hậu sang một bên để kiên định đam mê âm nhạc.
- Lễ hội hoa tại Colombia gửi thông điệp về niềm tin và hạnh phúc giữa đại dịch Covid-19.
- Gặp gỡ ca sĩ, nhạc sĩ Bằng Cường và nhóm Gemini.
- Tìm hiểu giá vị văn hóa Việt qua từng đường thêu thổ cẩm.
Nhiều bạn trẻ có học lực khá, giỏi đã quyết định chọn học nghề ngay từ đầu, thay vì nhiều năm theo đuổi ước mơ vào đại học - Thực tế khẳng định tư duy chọn trường, chọn nghề đã-đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Câu chuyện ở trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang góp phần lý giải thực tiễn này. Với rất nhiều học viên theo học chương trình 9+ ; 90% học sinh ra trường có việc làm, thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng một tháng, đây là điểm sáng thu hút học viên, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn.
Từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, trong đó đáng chú ý có quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi không tổ chức thực hiện các biện pháp, các quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức. Đồng thời, mức phạt từ 3- 5 triệu đồng cũng áp dụng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia, không hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện quy định...
Quy định này đang gây ra những tranh luận trong cộng đồng dù chỉ còn 2 ngày nữa là áp dụng. Liệu điều này có giúp Việt Nam giảm được tác hại của bia rượu đối với sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia đang ở “top” đầu khu vực và thế giới? Chúng tôi sẽ cùng bàn về câu chuyện này với đại diện cơ quan chủ trì, soạn thảo Nghị định. Khách mời là bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
- Xử phạt thủ trưởng khi nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc – Thực thi liệu có khả thi?
- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan do Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến đang được dư luận quan tâm. Bạn bè quốc tế nhìn nhận ra sao về vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam?
- Cô giáo Hà Ánh Phượng ở tỉnh Phú Thọ - top 10 giáo viên toàn cầu năm 2020 do Tổ chức Varkey Foundation công bố, người có nhiều phương pháp sáng tạo để khơi dậy niềm đam mê học tiếng Anh cho học sinh.