Từ năm học 2021 - 2022, Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng thay SGK với lớp 2 và lớp 6. Bộ GD-ĐT đã phê duyệt danh mục gồm 32 sách giáo khoa (SGK) cho đầy đủ 8 môn học lớp 2 và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 SGK cho 12 môn học lớp 6 và hoạt động giáo dục bắt buộc. Nhằm giúp các địa phương chọn được bộ SGK chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng miền, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các NXB công khai giá SGK mới. Đến nay, các NXB đã công bố giá 3 bộ SGK lớp 2 và lớp 6 được dùng trong nhà trường từ năm học 2021 - 2022. Theo mức giá được công bố thì SGK mới tăng gấp 3 - 4 lần so với giá SGK hiện hành. Giá SGK “phi mã” đã bắt đầu từ năm ngoái với SGK lớp 1, giờ đây tiếp tục lặp lại với SGK lớp 2 và lớp 6. Vì sao SGK mới có giá cao hơn SGK hiện nay? Cần kiểm soát giá SGK mới bằng cơ chế nào? Để tránh hiện tượng “đội giá” nên chăng nhà nước cần đóng vai trò định giá SGK? BTV Đài TNVN trao đổi cùng chuyên gia giáo dục Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam về vấn đề này.
Giá SGK mới tăng “sốc”: Cần công khai, minh bạch.
- Những trẻ em ở Bình Dương có kì nghỉ hè khác biệt trong dịch COVID-19.
- Bác chủ tịch trốn nhà đi vào tâm dịch Bắc Giang làm tài xế tình nguyện.
NSƯT Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam giải "bài toán" diễn viên bỏ nghề, tìm đường mưu sinh vì dịch covid-19.
- Nam Phi phát triển ứng dụng dịch thuật.
Thế giới trong tuần và những bước chuyển động đáng chú ý
- NSND Tự Long từ anh thợ mộc đến danh hài được công chúng yêu mến
Sự kiện thể thao thu hút sự chú ý của hàng chục triệu người hâm mộ nước ta sắp diễn ra. Đó là trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam gặp Malaysia trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất.
Sau 2 trận hòa và 4 chiến thắng, gồm cả chiến thắng 4-0 trước các cầu thủ Indonesia, đoàn quân của ông Park Hang Seo đang dẫn đầu bảng G. Chỉ cần một chiến thắng nữa trước các cầu thủ Malaysia, các chiến binh sao vàng sẽ có thể lần đầu tiên tiến vào vòng loại cuối cùng giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Danh thủ Nguyễn Hồng Sơn và bình luận viên Vũ Quang Huy, Giám đốc Trung tâm sản xuất chương trình thể thao giải trí của Đài Truyền hình Kĩ thuật số VTC thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam phân tích rõ hơn cơ hội của đội tuyển Việt Nam trước "ranh giới của lịch sử"; về những thuận lợi và thách thức của chúng ta khi gặp đội tuyển Malaysia
Cơ hội của đội tuyển bóng đá Việt Nam với Malaysia.
- Sữa chua chân trâu.
- Người phụ nữ lấy tiền dưỡng già để mua gạo từ thiện
Không chủ quan khi nói rằng năm nay là một năm “đen đủi” với giới nghệ sĩ Việt Nam khi liên tiếp từ đầu năm đến nay xảy ra những sự việc không hay, những scandal liên quan đến giới nghệ sĩ. Khi sự việc ồn ào xảy ra, một số nghệ sĩ đã lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn không ít người chọn cách im lặng hoặc đổ lỗi cho người khác, cho nguyên nhân khách quan hoặc lấy lý do hack Facebook, chưa tìm hiểu kĩ thông tin... Chính điều này, khiến không ít người thất vọng và cho rằng dù vô tình hay cố ý thì nghệ sĩ cũng cần phải có lời xin lỗi chân thành đến công chúng. Nếu như nghệ sĩ sai phạm, pháp luật sẽ có biện pháp xử lí. Tuy nhiên, điều mà công chúng quan tâm hơn là cách họ đối diện với scandal như thế nào? Im lặng, xin lỗi hay đổ lỗi là điều nên làm? BTV Đài TNVN và PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng bàn luận về nội dung này.
- Không im lặng né scandal, đã đến lúc nghệ sỹ làm sai phải có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình.
- Nông dân Bắc Giang livestream bán vải thiều: Giải pháp hỗ trợ thiết thực từ các Sàn thương mại điện tử.
- Cần Thơ: Tình người lan tỏa trong đại dịch.
Tại Hà Nội, chỉ còn 2 ngày nữa đến 12 và 13/6, sẽ tổ chức kỳ thi tuyển lớp 10 công lập năm học 2021-2022. Năm nay, kỳ thi có sự tham gia của hơn 93.000 thí sinh để cạnh tranh lấy hơn 67.000 suất vào lớp 10 công lập. Sở GD&ĐT Hà Nội huy động khoảng 14.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức, phục vụ kỳ thi.
Trước thời điểm diễn ra kỳ thi, Hà Nội đã có những điều chỉnh về ngày thi, thời gian thi để phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh; chia thí sinh thành 3 nhóm: Nhóm 1 gồm F0, F1 được đặc cách tuyển thẳng, nhóm 2 là các F2 được xét tuyển theo học bạ, nhóm 3 là các thí sinh tham dự kỳ thi.
Những điều chỉnh này liệu có gây xáo trộn và ảnh huởng đến quyền lợi của các thí sinh khi mà hàng năm kỳ thi vào lớp 10 của Hà Nội luôn được đánh giá là căng thẳng và có số thí sinh dự thi đông nhất cả nước? Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch COVID-19, làm sao để đảm bảo an toàn, công bằng, nghiêm túc cho kỳ thi? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng bàn luận về nội dung này.
Kịch bản nào cho kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội để đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả?
- Cảnh giác với các bộ test nhanh COVID-19 tại nhà.
- Học sinh lớp 6 làm quạt mini chống nóng cho y bác sĩ vùng tâm dịch.
Đợt dịch thứ 4 với hơn 6 nghìn bệnh nhân, trong đó có hàng vạn người tiếp xúc gần F1 đã khiến nhiều khu cách ly tạp trung quá tải, lây nhiễm chéo. Gần đây, bên cạnh các giải pháp công nghệ được đưa ra như lắp camera giám sát, đeo vòng tay nhận diện, khai báo y tế điện tử, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid 19 quốc gia cũng tính toán đến phương án thí điểm F1 cách ly tại nhà, cách ly tại chỗ, trong đó yêu cầu Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện thí điểm trước khi xem xét mở rộng. Vậy hiệu quả cũng như nguy cơ của các hình thức cách ly này được tính toán ra sao?
Giá trị bất ngờ của tiền lẻ.
- Thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại chỗ liệu có hiệu quả?
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế thực hiện “mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”. Công điện nêu rõ, hiện nay, một số địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19; đồng thời nhiều địa phương khác cũng áp dụng các biện pháp kiểm soát người về từ vùng dịch. Tuy nhiên, một số nơi áp dụng những biện pháp cứng nhắc, thậm chí cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn. Việc “ngăn sông, cấm chợ” khiến các doanh nghiệp gặp khó ra sao, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã và đang lây lan mạnh tại các khu công nghiệp? BTV Lê Tuyết trao đổi cùng bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, (gọi tắt là Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về nội dung này.
Phòng chống dịch Covid-19: Không “ngăn sông, cấm chợ” làm đứt gẫy chuỗi sản xuất.
- Người Ê đê ở Đắk Lắk: giữ gìn bến nước là giữ mạch sống buôn làng.
- Sinh viên ngành y ở Hà Nội: những người tình nguyện lên đường vào tâm dịch.