Ca sỹ Hồng Nhung kể chuyện tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam.
- Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Êđê khuyết tật
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, tại các thành phố lớn trên toàn quốc, có đến gần 97% trẻ đang sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau. Cứ 1 trong 4 trẻ được khảo sát chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội.
Mỗi ngày, có hơn 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng. Đây là thực trạng đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về những rào chắn an toàn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã đủ và đã phát huy hiệu quả hay chưa? Làm thế nào để trẻ em được trang bị vắc xin chống đỡ, thậm chí là miễn nhiễm trước những rủi ro trên không gian mạng?Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) bàn luận về vấn đề này.
Làm sao để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?
- “Lựa chọn và vận chuyển” – phương án mua sắm trong thời kỳ Covid-19 .
- Già làng Y Yơh Kbuôr ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dù năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn nhiệt tình với công tác của buôn làng.
Do dịch COVID-19 khiến các trường học phải chuyển đổi hình thức sang học online. Đến thời điểm này, đã đầu tháng 7 nhưng vẫn còn nhiều trường chưa thi hết năm học. Do đó việc học online vẫn tiếp tục duy trì thậm chí gia tăng các lớp phụ đạo online nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh. Trong khi đó, kỳ nghỉ hè kéo dài khiến trẻ em, nhất là ở khu vực đô thị hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời. Ở nhà với 4 bức tường, nhiều em chỉ biết làm bạn với tivi, điện thoại… Lo các con quên kiến thức hoặc sa đà vào game hay các thiết bị điện tử, nhiều phụ huynh đã tìm đến các khóa học online với hy vọng con được bù đắp kiến thức bị gián đoạn từ những đợt nghỉ dịch, đồng thời có thêm kỹ năng sống, duy trì thói quen tự giác. Thế nhưng, trước bối cảnh “nở rộ” các chương trình học hè online, không ít phụ huynh đang “bơi” trong loạt chương trình này, từ miễn phí đến học phí thấp, học phí cao và tỏ ra lúng túng không biết chọn chương trình nào, khóa học nào. Vậy học hè online, làm thế nào để tránh “tiền mất tật mang”?
Mang niềm vui đến với người bệnh hiểm nghèo
- Nở rộ học hè online: Làm thế nào để tránh "tiền mất tật mang
Người dân đổ xô làm xét nghiệm covid.
- Thanh niên tình nguyện hỗ trợ học sinh thi tốt nghiệp THPT.
Ngày mai, hơn nửa triệu thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – kỳ thi quan trọng nhất của mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Đây là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt cũng là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trải qua năm học 2020-2021 rất đặc biệt, khi cả 2 học kỳ đều có thời gian phải nghỉ học để phòng dịch, các thí sinh bước vào kỳ thi với hai nỗi lo: lo thi sao tốt và lo đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước, đặc biệt là ở các “điểm nóng” dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Yên, Bình Dương hay Đồng Tháp, Bạc Liêu… Tất cả để sẵn sàng cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc và an toàn.
Những cây cầu "An lạc" nơi vùng xa, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, giúp người dân bớt nỗi lo qua sông khi khi mưa lũ về Ngành giáo dục đang nỗ lực hết sức để đảm bảo cho một kỳ thi nghiêm túc và an toàn
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bình luận trái chiều về thái độ được xem là chưa chuyên nghiệp của đoàn hơn 300 sinh viên trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương khi làm tình nguyện viên, tham gia chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự việc bị đẩy lên khá căng thẳng khi nhiều quan điểm có tính chất phân biệt, kì thị vùng miền, gây chia rẽ 2 miền Nam – Bắc.
Vậy nên nhìn nhận và đánh giá ra sao về câu chuyện này? Đâu là những vấn đề cần rút kinh nghiệm sau sự việc đáng tiếc lần này? Phải làm gì để tất cả người dân đồng lòng chung sức cùng chính quyền địa phương và các bộ ngành chiến thắng dịch bệnh COVID 19? Cùng bàn luận vấn đề này với 2 vị khách mời là bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thanh Nam, Chủ nhiệm Khoa Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phân biệt vùng miền không giúp chiến thắng đại dịch-nhìn từ dư luận trái chiều về việc hơn 300 sinh viên Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương vào thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ chống dịch Covid 19.
- Tổ chức hòa nhạc điện tử ở Bỉ để thu hút giới trẻ tiêm vaccine ngừa COVID 19.
- Gặp gỡ bố Sâu – anh Lê Xuân Đức trong chuyên mục Chát với người nổi tiếng.
- Mỹ cảnh báo nhiệt độ cao kỷ lục.
Diễn viên, ca sĩ Duy Khoa trở lại màn ảnh: Hãy để mọi thứ là duyên!
- Vất vả mưu sinh trong những ngày dịch dã.
Tỉnh Quảng Ninh đang gấp rút chuẩn bị cho thí điểm cách ly y tế 7 ngày cho người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin Covid 19. Đây được coi là bước tiến trong lộ trình thực hiện hộ chiếu vắc xin, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Điều quan trọng hiện nay là làm sao đảm bảo các điều kiện đón du khách an toàn, từ đó nhân rộng mô hình cách ly 7 ngày ra toàn quốc? TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận về vấn đề này.
Thí điểm cách ly y tế 7 ngày cho người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19.
- Cà phê đồn công an.
- Thùng rác công cộng, thay đổi ý thức bảo vệ môi trường của người dân.