Nghệ sỹ Thanh Bùi - lặng thầm 1 tình yêu giáo dục nghệ thuật cho trẻ em
- Sự kiện văn hoá trong nước tuần qua
- Khám phá thành phố di sản ẩm thực Jeonju - Hàn Quốc
Tới thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đã quay lại trạng thái bình thường mới, người lớn đã đi làm, nhưng có khoảng 7 triệu 350 nghìn học sinh vẫn đang học trực tuyến, theo ước tính của Bộ GD& ĐT. Khảo sát mới đây của Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar với hơn 1.000 phụ huynh có con đang học trực tuyến tại Hà Nội, thì có tới 75% phụ huynh lo lắng con bỏ học chơi game, khoảng 60% lo con sẽ mải mê sống ảo và có thể dùng thiết bị di động sai mục đích. Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ tự học trực tuyến ở nhà khi cha mẹ đều đã đi làm trở lại?
Thế giới phẳng và cạm bẫy đối với trẻ em
- Khu du lịch Ba Bể, Bắc Kạn đã mở cửa đón khách trở lại
- Một cặp đôi đã chung sống 77 năm được tổ chức kỷ niệm ngày cưới tại Trại dưỡng lão St. Croix Hospice ở Mỹ
Nói tiếng Việt chèn tiếng Anh là thời thượng, sành điệu hay gây ức chế, phá vỡ “sự trong sáng của tiếng Việt”.
- “Phòng khóc” ở Tây Ban Nha giúp giải tỏa căng thẳng và các vấn đề tâm lý.
- Niềm vui của các nghệ sỹ ở Đà Nẵng khi các sân khấu chuẩn bị “sáng đèn” phục vụ công chúng trở lại.
Chêm xen tiếng Anh vào tiếng Việt khi nói hoặc viết không phải vấn đề mới, song câu chuyện này một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt làm nóng mạng xã hội những ngày qua, sau màn livestream giao lưu với người hâm mộ của của một nữ ca sỹ, diễn viên nổi tiếng. Những cụm từ như “enjoy cái moment này” hay “hoạt activities” của cô ngay lập tức gây bão mạng và tạo ra trào lưu hài hước, nói hoặc viết 1-2 từ tiếng Việt phải chèn thêm 3-4 từ tiếng Anh. Hiện tượng này cũng không phải hiếm trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề về gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiều người đặt câu hỏi: Nói tiếng Việt chêm tiếng Anh là vô tình hay cố ý? Tại sao nhiều người có thói quen và sở thích này? Nói tiếng Việt chèn tiếng Anh ở mức độ, hoàn cảnh thế nào thì chấp nhận được?
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đặc biệt dành chị em phụ nữ và họ cũng xứng đáng đón nhận những điều tuyệt vời nhất vào tất cả những ngày còn lại. Thế nhưng, có những người phụ nữ không may mắn, mắc phải căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú – lấy đi vẻ đẹp của người phụ nữ nhiều nhất. 18 tuổi, trong một lần tai nạn, chị Nguyễn Thị Ngọc đã mất đi một bên chân. 25 năm sau, chị lại nhận được hung tin mình mắc ung thư vú. Từ đó đến nay chị không chỉ luôn kiên cường chiến đấu với bệnh tật, với số phận, mà còn truyền cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh ngộ.
Singapore: Nỗ lực chống lãng phí thực phẩm- giải cứu thức ăn thừa hỗ trợ người thiếu thốn
- “Nữ Tư lệnh hồi sức” đam mê nghiên cứu khoa học
- Người phụ nữ khuyết tật, kiên cường “chiến đấu” với bệnh ung thư
Trong hơn 810.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì số doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm tới 25%. Phát biểu tại lễ trao giải Phụ nữ Việt Nam và cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh: Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, chiến lược để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, nhằm tạo thuận lợi cho môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam, trong đó có hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp.
Tuy vậy, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ - hành trình khởi nghiệp vốn đã khó khăn lại càng thêm khó. Nhận diện những khó khăn này ra sao? Và điểm tựa nào cho phụ nữ tự tin khởi nghiệp? Bà Lê Thị
Khánh Vân - Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng
dụng Khoa học công nghệ và khởi nghiệp bàn luận về câu chuyện này.
Điểm tựa nào cho phụ nữ tự tin khởi nghiệp?
- Khôi phục du lịch Quảng Ninh: “Vùng xanh” an toàn ở cộng đồng doanh nghiệp.
- Ấm lòng hình ảnh đôi vợ chồng ở Sóc Trăng đồng lòng nấu cơm hỗ trợ người dân cách ly.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhóm trẻ em được đánh giá là có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Mới đây nhất, vụ việc hàng chục học sinh cùng lớp tại trường THCS Chu Hoá, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mắc Covid 19 đã cho thấy, việc tiêm vắc xin cho trẻ em có ý nghĩa quyết định để các em trở lại trường học an toàn.
- Dù nguồn cung vắc xin tại nước ta còn hạn hẹp, song vào giữa tháng 10 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì cho chiến lược tiêm phòng ở trẻ em? Điều quan trọng nhất khi triển khai tiêm ở nhóm đặc biệt này là gì? Và với trẻ em, liệu trào lưu anti vắc xin có diễn ra dưới nhiều hình thức làm ảnh hưởng đến công tác tiêm phòng? Cùng khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bàn luận kỹ hơn về nội dung này.
Tiêm vắc xin cho trẻ em: Điều kiện để trẻ trở lại trường an toàn!
- Tặng chăn ấm cho những lao động nghèo - hành động đầy ý nghĩa
Ca sĩ Hoàng Dũng có còn mộng mơ với những “nàng thơ”.
- Tổ chức từ thiện “Beauty 2 the Street” hỗ trợ những người vô gia cư ở Los Angeles, Mỹ.
Nghệ sĩ Thanh Bùi – người dành nhiều tâm huyết cho giáo dục nghệ thuật, nhằm nuôi dưỡng và phát triển những tài năng âm nhạc nhí
- Những bóng hồng nơi tuyến đầu chống dịch ở Đắk Lắk
- Những tin tức đáng chú ý trong đời sống quốc tế
Bộ phim “Squid Game” – “Trò chơi con mực” của Hàn Quốc vừa lập kỷ lục trở thành phim truyền hình có lượt xem cao nhất lịch sử nền tảng xem phim trực tuyến Netflix với hơn 111 triệu lượt, chỉ sau 4 tuần ra mắt. Thành công vang dội, song bộ phim này cũng nhận được không ít cảnh báo của giới chức một số quốc gia về yếu tố bạo lực kinh dị.
Sức ảnh hưởng và độ lan tỏa của “Squid Game” một lần nữa làm nóng các diễn đàn đóng góp về dự án Luật Điện ảnh Việt Nam (sửa đổi), về vấn đề sản xuất và kiểm duyệt phim, khi nhiều nhà làm phim trong nước đề xuất việc luật này phân loại phim theo độ tuổi, tránh để điện ảnh bị kiểm duyệt bó buộc. Đạo diễn Phan Đăng Di và nhà phê bình phim trẻ Lucas Luân Nguyễn bàn luận câu chuyện này.