logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Từ 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước chỉ áp dụng thu phí tự động không dừng (29/7/2022)

Bắt đầu từ ngày 1/8, tức Thứ Hai tuần tới, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước sẽ bỏ thu phí thủ công và chỉ áp dụng thu phí tự động không dừng (gọi tắt là ETC). “Dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ” – đây là chỉ đạo rất quyết liệt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cho thấy quyết tâm của Chính phủ để hành trình “lỡ hẹn” gần 10 năm qua của việc áp dụng thu phí không dừng tại các trạm BOT không thể kéo dài thêm nữa. Câu chuyện Thời sự hôm nay sẽ bàn luận những vấn đề này với sự tham gia của vị khách mời là ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thu phí tự động (VETC) – một trong hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dán thẻ thu phí tự động.

Quản lý vận hành xe Limousine cách nào cho hiệu quả? (28/7/2022)

Khái niệm xe Limousine được nhiều người biết và sử dụng thường xuyên hơn trong thời gian gần đây. Loại phương tiện chở khách này phần lớn được cải tiến từ xe du lịch 16 chỗ, vận tải hành khách liên tỉnh, nội vùng và liên vùng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một số hành khách với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, hoạt động của loại phương tiện này cũng gây ra nhiều xáo trộn như lập bến hoặc đón trả khách tự do, gây cản trở giao thông đô thị, thậm chí là bát nháo. Vậy “quản lý vận hành xe Limousine cách nào cho hiệu quả?”. Ông Nguyễn Công Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) cùng bàn luận câu chuyện này.

Tri ân, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng: Từ chính sách đến thực tiễn (26/7/2022)

Tháng tri ân, kỷ niệm ngày Thương binh- Liệt sỹ 27/07 hàng năm là dịp để cả nước thể hiện sâu sắc hơn sự tiếp nối truyền thống "uống nước nhớ nguồn;ăn quả nhớ người trồng cây"; của dân tộc; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những người đã hy sinh, cống hiến đời mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- 75 năm qua, nhiều chính sách đối với với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng được hoàn thiện nhưng thực tiễn triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Vẫn còn đó những trường hợp là thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng nhưng chưa được công nhận, chưa được thụ hưởng chính sách. Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động thương binh và xã hội và Ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Xăng dầu giảm giá mạnh: Vì sao giá nhiều loại hàng hoá chưa giảm?” (25/7/2022)

Giá các mặt hàng xăng dầu đã giảm mạnh sau 3 kỳ điều hành gần đây nhất, từ ngày 01/7 đến nay. Trong đó, với 3 lần giảm liên tiếp, mỗi lít xăng E5RON 92 đã giảm 6.229 đồng/lít và mỗi lít xăng RON 95 đã giảm hơn 6.800 đồng/lít, đưa giá các mặt hàng xăng nhiên liệu trên thị trường về mức 25.000-26.000 đồng/lít. Đây là cơ hội để nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ giảm giá theo. Thế nhưng, qua khảo sát thực tế thì hầu hết các loại hàng hoá tiêu dùng, thực phẩm rau quả trên thị trường cũng như các dịch vụ vận tải… chưa hề có dấu hiệu giảm giá theo đà giảm sâu của giá xăng dầu. “Xăng, dầu giảm giá mạnh: Vì sao giá nhiều loại hàng hoá chưa giảm?”

80 nghìn tỷ đồng tài sản tham nhũng chưa thể thu hồi: Giải pháp nào để thu hồi triệt để? (22/7/2022)

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, diễn ra mới đây, một trong những kết quả quan trọng được nêu đó là công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đạt được bước tiến tích cực. Công cụ và biện pháp để thu hồi tài sản tham nhũng được củng cố và tăng cường. Tuy vậy, xét về tỉ lệ thì trong 10 năm qua, cơ quan thi hành án dân sự các cấp mới thu hồi được 61 nghìn tỷ đồng, đạt 34,7%. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, tỉ lệ thu hồi chũng chỉ đạt hơn 41%, tương ứng với gần 50 nghìn tỷ đồng, còn gần 80.000 tỉ đồng phải thu hồi. 80 nghìn tỷ đồng- đó quả thực là một con số rất lớn, nếu thu hồi đầy đủ, sẽ khắc phục được một phần thiệt hại do những kẻ tham nhũng gây ra. Từ những vụ án tham nhũng, tham ô, hối lộ được xét xử trong thời gian gần đây, một lần nữa câu hỏi “Làm thế nào để thu hồi hết tài sản do tham nhũng, hối lộ?” lại được đặt ra.

Giải pháp nào để phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng Việt Nam? (21/7/2022)

Suốt từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới giảm mạnh, nhưng vàng SJC trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Điều đặc biệt bất ngờ đối với các nhà đầu tư, trong 3 ngày qua, thị trường vàng đã chứng kiến một phiên lao dốc cực mạnh của vàng SJC, trong đó ngày 18/7, giá vàng SJC mất gần 5 triệu đồng/lượng chỉ trong vài tiếng đồng. Đà giảm của giá vàng trong nước dường như vẫn chưa dừng lại ở đó, ngày (19/7) tiếp tục giảm mạnh, có thời điểm đã về mốc 60 triệu đồng/lượng (mua vào). Sau khi giảm gần 4 triệu đồng/ lượng trong rạng sáng ngày trước đó, giá vàng SJC rạng sáng hôm qua 20-7 được điều chỉnh giảm tiếp 200.000 đồng ở chiều mua vào. Tuy nhiên, ở chiều bán ra, giá vàng SJC đã tăng 800.000 đồng một lượng. So với mức kỷ lục hơn 74 triệu đồng/lượng đạt được hồi cuối tháng 2, giá vàng trong nước đã giảm hơn 10 triệu đồng/lượng, nhưng mức chênh vẫn cao so với giá vàng thế giới. Với vị trí độc quyền, giá vàng SJC đã liên tục nhảy múa, gây thiệt hại đáng kể tới người nắm giữ. Điều gì khiến giá vàng trong nước lên xuống bất thường và chênh lệch lớn với giá vàng thế giới? Giải pháp nào để phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng Việt Nam? Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên Học viện Tài Chính) cùng bàn luận câu chuyện này.

Lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng: Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng này? (19/7/2022)

Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến câu chuyện hơn 30 triệu hồ sơ người dùng được thu thập từ website về giáo dục, kèm theo mẫu dữ liệu là thông tin của một số giáo viên và học sinh ở Việt Nam được rao bán trên một diễn đàn trực tuyến với giá 3.500 đô-la Mỹ (khoảng 82 triệu đồng). Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây là nguồn dữ liệu khác với hệ thống cơ sở dữ liệu ngành quản lý, thì cũng trên trang web này lại có một bài viết đăng thông tin về 360.000 dữ liệu của sinh viên Việt Nam được thu thập từ một trang web giáo dục trực tuyến, với một số thông tin mẫu.
Việc thông tin cá nhân được đăng bán, hoặc chia sẻ công khai trên các diễn đàn trực tuyến đang khiến nhiều người hết sức lo ngại. Vì sao, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng? Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?Chuyên gia an ninh mạng Vũ Ngọc Sơn cùng bàn luận câu chuyện này.

Từ 'phụ phí nắng nóng' của Grab: Lo ngại lạm phát phí và phụ phí trên thị trường dịch vụ gọi xe (14/7/2022)

Người sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ Grab phải trả thêm từ 3.000-5.000 đồng phụ phí thời tiết nắng nóng với các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabExpress... Chính sách này đã được hãng xe công nghệ Grab áp dụng từ ngày 6/7 vừa qua. Phụ phí được cộng trực tiếp vào giá cước khi tài xế nhận chuyến xe. Trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao đi kèm thời tiết khắc nghiệt, chính sách mới của Grab đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Không ít khách hàng tỏ ra bất bình vì phải “gánh” thêm nhiều loại phí. Nhiều ý kiến còn cho rằng chính sách thu phí “thời tiết nắng nóng gay gắt” của Grab vẫn còn mập mờ, không rõ ràng và để lại nhiều câu hỏi về tỷ lệ phân chia với tài xế. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Khi cải tạo sông Tô Lịch thành công viên văn hóa - hầm chống ngập: cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng.

Mùa mưa năm 2022 mới bắt đầu nhưng đường phố ở Hà Nội đã nhiều lần ngập úng, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân Thủ đô, trong khi có những công trình thuỷ lợi, trạm bơm chống ngập hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhiều năm vẫn chưa xong. Mới đây, Công ty cổ phần tập đoàn môi trường Nhật Việt JVE đã đề xuất ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh kết hợp với hệ thống hầm ngầm chống ngập và cao tốc ngầm. Đây là một ý tưởng táo bạo, dù tính khả thi của dự án vẫn là câu chuyện ở phía trước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng: Khi cải tạo sông Tô Lịch thành công viên văn hóa-hầm chống ngập cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Giáo sư, tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, Hiệp hội Thuỷ lợi Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng bàn luận về câu chuyện này.

Sách giáo khoa không phải mảnh đất để kiếm “lãi khủng” (11/7/2022)

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT vừa ký quyết định cảnh cáo Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam. Dù các vi phạm, khuyến điểm của lãnh đạo NXB Giáo dục chưa được công bố chi tiết, nhưng động thái kỷ luật được công luận rất quan tâm, bởi SGK là vấn đề liên quan trực tiếp đến hàng triệu giáo viên, phụ huynh và học sinh. Nhìn vào khoản lợi nhuận khủng sau thuế của NXB Giáo dục Việt Nam năm 2021, lên đến hơn 287 tỉ đồng (đạt 250% kế hoạch được giao), có lẽ nhiều bậc phụ huynh có con em đến trường phải mua SGK không khỏi giật mình. Giật mình vì cách đây chưa lâu, một số SGK được công bố với mức giá bán ra cao gấp 2-3 lần so với mức giá cũ. Và bây giờ, vấn đề giá sách cao được liên kết với kết quả lãi “khủng” của NXB Giáo dục Việt Nam, càng thấy được mối quan hệ nhân - quả. Là đơn vị kinh doanh thì bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận. Thế nhưng với mặt hàng đặc thù như SGK có nên coi là mảnh đất để “buôn to, lãi khủng” trong khi giáo dục là quốc sách, người dân đang phải “còng lưng” gánh nặng cơm áo và các chi phí giáo dục cho con em mình?

Lạm phát toàn cầu lan rộng – Những vấn đề đặt ra cho việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (8/7/2022)

“Lạm phát cao chưa từng thấy”, “lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm, 40 năm qua”… Đó là những cụm từ ghi nhận mức độ lạm phát tại nhiều quốc gia trên thế giới trong nửa đầu của năm 2022 này. Từ các nước châu Âu, Mỹ, Canada, các nước Mỹ Latin, tới khu vực Châu Á… Nước ta cho đến nay vẫn nằm trong nhóm số ít quốc gia có lạm phát thấp. Nhưng do độ mở của nền kinh tế cao, ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam là khó tránh. Làm sao giảm thiểu sức ép lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội?
TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP)- Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận, làm rõ thực tế - lý giải vì sao nước ta có mức lạm phát thấp trong 6 tháng đầu năm, những thách thức nào đặt ra với nền kinh tế, và cần giải pháp nào kiểm soát lạm phát hiệu quả.

Từ sự việc một số tuyến xe buýt ở Hà Nội xin dừng hoạt động trong bối cảnh giá xăng dầu tăng - nghĩ về việc phát triển vận tải công cộng (07/7/2022)

Mới đây, Công ty TNHH Bắc Hà xin ngừng hoạt động 5 tuyến buýt (đi các tuyến Nghi Tàm-Bến xe Giáp Bát; Bến xe Giáp Bát-Đức Giang; Công viên Thống Nhất-Đông Anh; Trần Khánh Dư-Bến xe Mỹ Đình và Khu đô thị Times City-Nam Thăng Long) với lý do không có khả năng thanh toán được khoản nợ đến hạn của ngân hàng… Đáng lưu ý, đây là 5 tuyến buýt xã hội hóa đầu tiên của thành phố Hà Nội và là những tuyến buýt có trợ giá... Có lẽ cũng có rất nhiều điều đáng bàn xung quanh những khó khăn của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vận tải nói riêng, sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Song, đáng nói ở đây là trong bối cảnh xăng, dầu tăng giá, tác động không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống, mà trực tiếp là việc đi lại của người dân - lẽ ra - phương tiện vận tải công cộng (trong đó có dịch vụ xe buýt) phải được phát triển và ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng hơn chứ không phải xin ngừng hoạt động một số tuyến như Công ty Bắc Hà.

Các địa phương cần lưu ý những gì để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra an toàn, nghiêm túc, ‘không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn’? (05/7/2022)

Ngày 7 và 8/7 tới, thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trển cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 – kỳ thi quan trọng đánh dấu 3 năm liền học sinh bị ảnh hưởng do phải học trong điều kiện dịch COVID-19 kéo dài. Trải qua năm học 2021-2022 rất đặc biệt, khi có khoảng 70% học sinh phải học trực tuyến. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước. Cùng với gấp rút hoàn tất các khâu chuẩn bị tổ chức thi, các địa phương đều đã lập phương án tổ chức thi trong tình huống dịch bệnh, thiên tai, bão lũ… đảm bảo tổ chức thi trong mọi tình huống cho tất cả các thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức 5 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại địa phương. Đến thời điểm này, các địa phương cần lưu ý những gì để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, ‘không để sơ suất nhỏ gây hậu quả lớn’.

Kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid 19 và các chính sách hỗ trợ - Kết quả và những vấn đề đặt ra (4/7/2022)

Kiểm toán Nhà nước vừa tổ chức công bố Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN năm 2020 và Báo cáo kiểm toán chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid 19 và các chính sách hỗ trợ”. Trong đó, những thông tin về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid 19 và các chính sách hỗ trợ nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Vị khách mời là ông Vũ Văn Họa - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng bàn luận về câu chuyện này.

“Đẩy” học sinh đi để trường lên chuẩn quốc gia: Nóng vội hay bệnh thành tích? (1/7/2022)

Để đạt mục tiêu trường chuẩn quốc gia, Trường tiểu học Hoàng Liệt (Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bất ngờ ra thông báo “đẩy” gần 600 em học sang Trường tiểu học Chu Văn An trên cùng địa bàn Phường Hoàng Liệt. Sự việc lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Và một lần nữa, bệnh thành tích trong ngành giáo dục lại được nhiều người phân tích, mổ xẻ.
Phụ huynh bức xúc, dư luận ngạc nhiên bởi khó có thể hình dung một chủ trương lớn, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập của gần 600 học sinh mà chỉ vì để đạt được một danh hiệu, nhà trường đã có cách hành xử vô cảm như thế. Đương nhiên, vụ việc phải dừng lại vì sự vô lý của nó, nhưng đã để lại dư âm không hay đối với ngành giáo dục.
Việc các trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu tốt để học sinh được học tập, bồi dưỡng trong môi trường cơ sở vật chất tốt hơn. Tuy nhiên, muốn lấy danh hiệu trường chuẩn quốc gia mà thực hiện theo cách chưa minh bạch, rõ ràng là do bệnh thành tích, ảnh hưởng đến học sinh, phụ huynh. PGS TS Chu Cẩm Thơ - Trưởng Ban Nghiên cứu Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: