logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phát triển điện gió: Làm sao để hiệu quả? (26/8/2022)

Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó khai thác có hiệu quả tiềm năng điện gió là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta và đã được hiện thực hoá tại bản quy hoạch Chiến lược phát triển điện lực quốc gia giai đoạn gần đây, nhất là Quy hoạch điện 7 và Qui hoạch điện 7 điều chỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ của thế giới nói chung, để thực hiện lộ trình đưa phát thải ròng bằng “0” theo cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), bản Quy hoạch Điện 8 đang được xây dựng theo hướng đẩy mạnh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, ưu tiên phát triển điện gió (bao gồm cả điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi…).
Theo nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á, với công suất lên tới 400-600 GW. Tuy nhiên, tiềm năng có thể khai thác được trên thực tế cũng như có thể hiện thực hoá các tiềm năng này để trở thành nguồn điện, thì còn cần rất nhiều điều kiện khác đi cùng… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Giải ngân vốn đầu tư công: Ngàn tỉ “nằm kho” và nỗi lo “trách nhiệm” (25/8/2022)

Ngày 16/8 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm nay. Trước đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đã nhiều lần bày tỏ sự “ sốt ruột” và cả “ xót ruột” trước thực tế “ có tiền” mà “ không tiêu được”. 7 tháng qua giải ngân đầu tư công trong cả nước chỉ đạt gần 187 nghìn tỷ đồng, bằng gần 34,5% kế hoạch cả năm và thấp hơn khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. 41 bộ, cơ quan trung ương và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân ở dưới mức trung bình. Đặc biệt có tới 7 bộ và cơ quan trung ương tỉ lệ giải ngân ở mức dưới 10% kế hoạch trung ương giao. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 9 Nghị quyết, 3 công điện, 7 văn bản, tổ chức 1 Hội nghị trực tuyến với các bộ ngành địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công và mới đây là thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc. Đầu tư công không chỉ là vốn mồi kéo theo sự tăng trưởng các lĩnh vực của nền kinh tế mà còn giúp các doanh nghiệp và nền kinh tế nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid19. Thế nhưng, giải ngân đầu tư công vốn vẫn là điểm nghẽn. Nguyên nhân do đâu? Và cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công?

Giải pháp nào để phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế (23/8/2022)

Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đang có sự trở lại ấn tượng. Trong 7 tháng qua, khách nội địa đạt 71,8 triệu lượt (vượt kế hoạch đề ra cho cả năm 2022), tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019 (trước đại dịch Covid-19). Tuy nhiên, với du lịch quốc tế, mặc dù đã có nhiều chính sách thu hút nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Tổng cục du lịch cho biết, đến hết tháng 7/2022, Việt Nam mới đón khoảng 900.000 lượt khách quốc tế, chỉ đạt 15% kế hoạch năm 2022 và bằng 8% cùng kỳ năm 2019. Vì sao chính sách thông thoáng mà vẫn chưa thu hút được du khách quốc tế? Ông Nguyễn Công Hoan, Trưởng ban Truyền thông, Hiệp hội du lịch Việt Nam sẽ lý giải vấn đề này.

Cung cấp dịch vụ dán thẻ đăng kiểm và câu chuyện quản lý (22/8/2022)

Mới đây, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN “rà soát, tham mưu, bổ sung quy định pháp luật về hình thức thu phí điện tử không dừng”. Theo đó, Bộ yêu cầu Tổng cục đường bộ VN chủ trì phối hợp với và Cục Đăng kiểm VN, các nhà đầu tư BOT, các nhà cung cấp dịch vụ căn cứ thực tế triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng trong thời gian qua, tổ chức rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan để hoàn thiện hệ thống đáp ứng yêu cầu xã hội.
Đáng chú ý là nghiên cứu bổ sung quy định việc dán thẻ thu phí không dừng ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm giao thông cơ giới đường bộ và báo cáo trước ngày 30/8. Đề xuất này ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp gỡ vướng mắc về cơ chế - Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (19/8/2022)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước là mục tiêu được Chính phủ thực hiện trong nhiều năm qua, nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Tuy nhiên đến nay, nhiều đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước cho rằng: cơ chế vẫn đang có nhiều điểm “bó hẹp”, khiến họ không dám mạnh dạn tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình phát triển mạnh mẽ hơn.
Vậy cần tháo gỡ vướng mắc về cơ chế như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước? Yêu cầu quản trị Công ty theo thông lệ tốt trên thế giới đang đặt ra với doanh nghiệp Nhà nước ra sao? Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức: Đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả (18/8/2022)

Bộ Nội vụ đang tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị định hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Đây là một bước trong quy trình tuyển dụng; không chỉ sàng lọc để lựa chọn các ứng viên có năng lực trở thành công chức mà còn góp phần khoa học hóa, minh bạch hóa quy trình tuyển dụng công chức. Các nguyên tắc, điều kiện, trình tự kiểm định…được quy định như thế nào trong dự thảo và có gì đáng bàn? Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức cần được tổ chức như thế nào để tạo sự đổi mới trong quy trình tuyển dụng theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả? Đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ , Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam sẽ chia sẻ về câu chuyện này.

Đơn khẩn của TP. Hồ Chí Minh và câu chuyện “giữ người tài” (16/8/2022)

Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn khẩn gửi Bộ Nội vụ xin chỉ đạo về tình trạng cán bộ, công chức và viên chức xin nghỉ việc hàng loạt. Theo đó, từ tháng 1/1/2020 đến hết tháng 6/2022, có hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức trong khối các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố nghỉ việc. Công văn của TP. Hồ Chí Minh cho thấy vấn đề không còn nằm trong phạm vi xem xét và xử lý của địa phương mà phải “cầu cứu” đến sự hỗ trợ của Trung ương, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả để tình trạng này không tiếp diễn trên diện rộng.
Điều đáng chú ý là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hàng loạt diễn ra trong bối cảnh hệ thống chính trị đang đẩy mạnh tinh giản biên chế, trong đó có những nơi tinh giản còn chậm, không đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, bài toán đặt ra với hệ thống các cơ quan Nhà nước hiện nay là làm thế nào để vừa tinh giản biên chế theo yêu cầu, vừa giữ chân được người giỏi để hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Đại biểu Quốc hội khóa 14

Cần tạo sự đa dạng trong xây dựng nông thôn mới? (15/8/2022)

Hơn 10 năm qua Chương trình xây dựng Nông thông mới ( NTM) ở nước ta được các chuyên gia trong và ngoài nước ví như một cuộc cách mạng mới ở nông thôn (sau khoán 10). Tuy nhiên, ngoài các thành tựu đạt được, quá trình xây dựng NTM cũng bộc lộ một số bất cập, những điểm nghẽn đang cản trở tiến trình phát triển nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập, đời sống của người dân nông thôn.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định: “Hình ảnh nông thôn mới không nên rập khuôn ở tất cả các địa phương”. Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn tới, cần có một cách tiếp cận mới, một tư duy mới, cần tạo sự đa dạng trong xây dựng NTM, tránh tình trạng "khoác đồng phục" cho các vùng, miền, địa phương. Ông Lưu Đức Khải – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW (CIEM), Bộ Kế hoạch- Đầu tư cùng bàn luận nội dung này.

Giải bài toán phân làn giao thông – cần có giải pháp đồng bộ (12/8/2022)

748m dải phân cách đã được Sở GTVT Hà Nội dựng lên để phan luồng, tổ chức lại giao thông tuyến đường Nguyễn Trãi. Thời gian phân luồng giao thông thí điểm từ ngày 6/8 đến ngày 6/9. Trước đó, thành phố từng 4 lần tổ chức phân làn ô tô, xe máy: năm 2003 trên tuyến Kim Mã, năm 2006 trên tuyến Trần Khát Chân - Ðại Cồ Việt, năm 2009 trên tuyến Giải Phóng, năm 2011 trên một loạt tuyến phố (Trần Khát Chân - Ðại Cồ Việt, Xã Ðàn, Giải Phóng, Phố Huế, Bà Triệu, Nguyễn Trãi.
Mục tiêu lớn nhất của việc phân làn giao thông là nâng cao ý thức của người dân đi đúng làn đường, giảm ùn tắc, tăng khả năng lưu thông của các phương tiện. Thế nhưng quá trình triển khai vừa qua cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, đặc biệt trong giờ cao điểm. Tình trạng ô tô, xe máy đi lấn làn, sai làn diễn ra khá phổ biến...khiến giao thông càng thêm rối loạn. Cùng bàn luận rõ hơn về nội dung này với khách mời là ông Khương Kim Tạo – chuyên gia về lĩnh vực giao thông vận tải.

Chuyển đổi số cần thực chất, hiệu quả - Góc nhìn từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin (11/8/2022)

Báo cáo về kết quả chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao, mặc dù có tăng theo từng năm: Người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến năm 2020 chỉ đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%; 7 tháng năm 2022 mới đạt gần 18%. Đặc biệt, trong phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, nhiều đơn vị đã giao phó trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho đội ngũ chuyên trách, chưa có sự phối hợp thực chất, nên xử lý vi phạm chưa hiệu quả, chưa kịp thời, dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm trên không gian mạng, ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi số quốc gia. Làm thế nào để huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia chuyển đổi số, phát huy hiệu quả các dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng vẫn đảm bảo an toàn an ninh mạng, bảo mật dữ liệu cá nhân, tổ chức?

Luân chuyển cán bộ để rèn luyện, thử thách và xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám” (09/8/2022)

Ngày 5/8 vừa qua, Ban Tổ chức trung ương tổ chức hội nghị gặp mặt các cán bộ trung ương điều động, luân chuyển diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác điều động, luân chuyển. Tại hội nghị này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh, điều động, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng để đào tạo, rèn luyện, chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài cho Đảng. Việc luân chuyển cán bộ là một chủ trương có từ rất lâu của Đảng ta để rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Mới đây, Bộ chính trị đã ban hành Quy định 65 về luân chuyển cán bộ thay thế Quy định 98 năm 2017. Quy định mới được đánh giá chặt chẽ hơn, tiêu chuẩn rõ ràng hơn và ngăn chặn được ngay từ đầu tư tưởng luân chuyển là thăng quan tiến chức. Để rõ hơn về Quy định 65 của Bộ Chính trị, Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi mời ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban TW Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa IX- cán bộ từng trong diện luân chuyển, điều động để cùng bàn luận vấn đề này.

Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nhiều Ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất điều hành chống lạm phát (05/8/2022)

Kinh tế nước ta 7 tháng qua đã có đà phục hồi khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, thách thức lớn vẫn là sức ép lạm phát từ nay đến cuối năm. Việc ngân hàng trung ương nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế có quan hệ thương mại lớn với nước ta- tăng lãi suất điều hành để chống lạm phát, có những tác động đa chiều, ở những mức độ khác nhau tới kinh tế Việt Nam. Câu chuyện Thời sự trong chương trình hôm nay, chúng tôi bàn nội dung “Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nhiều Ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất điều hành chống lạm phát”, với sự tham gia bàn luận của vị khách mời là TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách - Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bỏ khung giá đất: Bước đột phá lớn trong sửa đổi Luật Đất đai 2013 (4/8/2022)

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi hiện nay đã được Bộ Tài nguyên và môi trường hoàn thiện và đang đăng tải để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý là Dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương của Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về việc bỏ khung giá đất; có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đây chính là điểm mới đột phá trong việc sửa đổi Luật đất đai 2013.
Vậy, việc bỏ khung giá đất sẽ tác động như thế nào đến việc quản lý nhà nước về đất đai? Người dân sẽ được hưởng lợi gì từ việc bỏ khung giá đất này? PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Ý nghĩa và sự lan tỏa của “ngày hội” nghiệp vụ lớn của những người làm phát thanh (02/8/2022)

Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV – năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 4/8 đến ngày 6/8/2022. Với chủ đề “Linh hoạt chuyển đổi – thích ứng vượt lên”, Liên hoan phát thanh toàn quốc lần này có sự tham gia của 86 đơn vị (bao gồm 63 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố, các đơn vị của Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội Nhân dân, Cục Truyền thông Công an Nhân dân, Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi). Phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV - năm 2022 về ý nghĩa và sự lan tỏa của “ngày hội” nghiệp vụ lớn của những người làm phát thanh này.

Những kết quả đạt được sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do VN – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực – Giải pháp tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ Hiệp định (1/8/2022)

Hiệp định Thương mại tự do VN - Liên minh Châu âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, tính đến nay là tròn 2 năm. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, song EVFTA được ghi nhận là hiệp định mà doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi cao hơn nhiều so với các hiệp định thương mại tự do khác trong 2 năm đầu thực thi. Cùng với cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường, Hiệp định EVFTA cũng tạo áp lực trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh và chuyển đổi cơ cấu hàng hóa hướng tới xuất khẩu xanh và bền vững.
Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA cũng cho thấy những thách thức đặt ra là không nhỏ, đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn cả từ Chính phủ, các cơ quan quản lý tới mỗi doanh nghiệp và người dân. Nhân sự kiện Hiệp định EVFTA có hiệu lực tròn 2 năm (1/8/2020 – 1/8/2022), Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: