logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

ASEAN - Hoa Kỳ: Hợp tác vì sự phát triển phồn vinh (10/5/2022)

Trong tuần này, ASEAN và Hoa Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt lần thứ 2 nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường hợp tác hơn 4 thập niên qua, đồng thời tạo đà thúc đẩy tương lai phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ. Nhân dịp này, nhận lời mời của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Giâu Bai-đừn (Joe Biden), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự sự kiện, đồng thời có chuyến thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc.
Với tâm thế chủ động, tích cực và trách nhiệm, đoàn Việt Nam một lần nữa sẽ mang những kinh nghiệm và ý tưởng quan trọng để thúc đẩy kết nối, phát triển và đoàn kết trong khối ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác trong đó có Hoa Kỳ; Đồng thời tiếp tục phát huy chính sách đối ngoại đa phương, thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đại sứ Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ và các phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ và Campuchia cùng bàn luận về câu chuyện này.

Những chuyển biến sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (09/5/2022)

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để tạo bước phát triển đột phá, toàn diện cho lĩnh vực này, Hội nghị Trung ương 7 khoá X năm 2008 đã ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua thực tế gần 15 năm triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Vượt qua những thử thách của thiên tai, địch hoạ, sản xuất nông nghiệp vẫn gặt hái được những mùa vàng, bứt phá tăng trưởng, là trụ đỡ của nền kinh tế; nông thôn mới khởi sắc, hoàn thành trước mục tiêu đề ra; nhiều vấn đề về đời sống nông dân được giải quyết và ngày một nâng cao. 15 năm, quãng đường chưa phải là dài trên chặng đường phát triển đất nước nhưng cũng đã đủ để thấy được tính đúng đắn, sát hợp của một Nghị quyết khi ý Đảng hợp lòng dân. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khoá XIII diễn ra những ngày qua. Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo của nông nghiệp, nông dân, nông thôn là gì? Phải chăng đây là thời điểm để có thể Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục ban hành một Nghị quyết mới về lĩnh vực chiến lược quan trọng này?

Từ câu chuyện phó trưởng công an phường ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến quy tắc ứng xử của lực lượng công an (06/5/2022)

Câu chuyện một vị phó trưởng công an phường ở thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng đến nhà dân bắt người vào lúc nửa đêm và xô xát, hành hung phụ nữ xảy ra mới đây khiến dư luận rất bất bình. Là người đang công tác tại một cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng vị phó trưởng công an phường này lại coi thường pháp luật. Sự việc này cũng như một số sự việc khác xẩy ra gần đây một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về văn hóa công vụ, đạo đức công vụ của những cán bộ công chức nhà nước, những người đáng lẽ ra phải là công bộc của dân, tận tụy phục vụ nhân dân, nhưng không ít người lại có cách ứng xử như những “ông quan cách mạng”, cậy thế, cậy quyền dọa dẫm, bắt nạt dân.

Giải pháp nào để ngăn chặn phân bón giả, làm nhái, làm kém chất lượng trên thị trường (05/5/2022)

Phân bón là loại hàng đặc biệt, có giá trị thiết yếu với nhà nông để đảm bảo năng suất cây trồng, mùa vụ tốt tươi, nhìn xa hơn là đảm bảo cuộc sống ổn định, vững bền cho bà con nông dân. Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng lớn tới người nông dân. Điều đáng nói là thời gian qua, do giá phân bón tăng cao, tình trạng phân bón nhái, kém chất lượng càng tăng mạnh mà việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn.

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030: Ý nghĩa và những nhiệm vụ trọng tâm (03/5/2022)

Ngày 19/04 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 493 - phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2021 – 2030. Chính phủ cũng đã xác định lộ trình và bước đi cụ thể về xuất khẩu, nhập khẩu - cho từng giai đoạn (2021-2025 và 2025-2030), đồng thời đề ra các giải pháp để triển khai thực hiện. Cụ thể ý nghĩa của Chiến lược, đâu là điểm nhấn quan trọng trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2021-2030? Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về nội dung này, với sự tham gia của bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương.

Cần cơ chế đánh thức tiềm năng nhân lực đổi mới sáng tạo ở Việt Nam (02/05/2022)

Đổi mới sáng tạo có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lĩnh vực nào, có thể bắt nguồn từ bất cứ ai. Đổi mới sáng tạo làm nên thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, ngành hàng, làm nên thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Trong bối cảnh mới, đặc biệt trong nỗ lực hướng tới nền kinh tế số, đây càng là vấn đề then chốt. Đáng chú ý, muốn tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao lợi thế cạnh tranh ở cả tầm doanh nghiệp cho đến tầm vĩ mô, đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng. Vấn đề là, chúng ta đang thiếu nhân lực chất lượng cho đổi mới sáng tạo hay đang thiếu cơ chế giúp đánh thức tiềm năng nhân lực đổi mới sáng tạo?
Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của các khách mời là ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).

Phát huy vai trò của người dân trong phòng chống tham nhũng: Đừng để đấu tranh thì tránh đâu (29/4/2022)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng từng nhấn mạnh “Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đòi hỏi có sự vào cuộc của toàn đảng, toàn dân”. Chính vì vậy, trong công tác phòng, chống tham nhũng, vai trò và sự tham gia của Nhân dân chiếm một vị trí quan trọng. Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa được ban hành đầu tháng 4 cũng đã chỉ rõ, phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan, đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Vậy làm thế nào để vai trò của người dân được phát huy hơn nữa hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng? Làm thế nào để người dân không còn lo ngại đấu tranh thì tránh đâu trong cuộc chiến này? Ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó trưởng ban Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cùng bàn luận về câu chuyện này.

Cần có những hành lang pháp lý nào để quản lý hoạt động đấu giá biển số xe một cách hiệu quả? (28/4/2022)

Phương án đấu giá biển số xe lần đầu tiên được Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An) đề xuất vào năm 1993, nhưng chưa thực hiện được do vướng một số quy định của pháp luật. Sau một thời gian tạm lắng, những ngày gần đây, câu chuyện xoay quanh chủ trương đấu giá biển kiểm soát (biển số xe) lại nóng lên, khi dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá của Bộ Công An dự kiến sẽ trình lên Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5/2022 tới đây. Mua biển số xe qua đấu giá là nhu cầu có thật của người dân. Hiện nay, nhiều người mong muốn sở hữu những biển số đẹp theo sở thích. Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm sao minh bạch trong đấu giá biển số xe? Cần có những hành lang pháp lý nào để quản lý hoạt động đấu giá biển số xe một cách hiệu quả?

Đừng để bệnh thành tích “núp bóng” phân luồng, hướng nghiệp (26/4/2022)

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước luồng thông tin một số trường học vận động, thậm chí ép buộc học sinh yếu kém không tham gia dự thi vào lớp 10 công lập. Thay vào đó, chọn hướng học trường tư hoặc học nghề. Dù câu chuyện chưa rõ thực hư song đây là vấn đề đã âm ỉ trong dư luận nhiều năm qua. Thậm chí đã xuất hiện những nghi hoặc phải chăng đến từ cả áp lực phân luồng; hay mượn danh tư vấn hướng nghiệp để vận động học sinh yếu kém không thi lớp 10 để đảm bảo thành tích. Qua câu chuyện này một lần nữa cho thấy ngành giáo dục cần nhìn nhận, đánh giá lại và rút kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp cho học sinh. Làm thế nào để công tác phân luồng hướng nghiệp cho học sinh sau THCS hiệu quả, minh bạch, không để căn bệnh thành tích ảnh hưởng tới tâm lý cũng như quyền lợi của học sinh?

Cần quản lý thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức (22/4/2022)

Việc thu chi tiền công đức tại các di tích và lễ hội lâu nay có những bất cập. Đáng chú ý là tình trạng tù mù, lộn xộn, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của di tích và tổ chức lễ hội. Trước thực tế này, Bộ Tài chính đã soạn thảo Thông tư quy định về việc quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Dự thảo Thông tư đã qua 3 lần chỉnh sửa sau khi được đăng tải và lấy ý kiến của các chuyên gia và người dân.
- Theo Dự thảo mới nhất của Thông tư này, các đơn vị tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử. Điều này nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí do các cá nhân, tổ chức tài trợ, công đức được minh bạch dòng tiền ra - vào. Quy định như vậy liệu có khả thi và có thực sự quản lý được dòng tiền công đức, tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được sử dụng minh bạch, hiệu quả? TS Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội khóa 15, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.

Động đất liên tục xảy ra tại Kon Tum: Nguyên nhân và giải pháp ứng phó (21/4/2022)

Hơn 10 ngày trở lại đây liên tiếp ghi nhận gần 20 trận động đất xảy ra ở tỉnh Kon Tum có cường độ 2,5 - 4,5 độ richter. Đáng lưu ý, trong ngày 18.4, Kon Tum đã xảy ra 5 trận động đất, trong đó trận lớn nhất có cường độ 4,5 độ Richter xảy ra vào buổi trưa và được đánh giá mạnh nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Trước tình trạng bất thường này, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã họp khẩn với các bộ, ngành T.Ư và các cơ quan chuyên môn để đánh giá tình hình, chủ động có giải pháp ứng phó. Đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu và Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng đang có chuyến công tác kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá về tình hình động đất tại Kon Tum.

Mất rừng, trách nhiệm ở đâu? (19/4/2022)

Thời gian gần đây, khu vực Tây Nguyên liên tục xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng trái phép. Điển hình như vụ phá rừng được coi là kinh hoàng với diện tích rừng bị tàn sát lên đến gần 400 ha tại tiểu khu 205, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk), gây thiệt hại tới hơn 1000 m3 gỗ. Tại huyện Lắk, cũng có gần 70ha rừng do Công ty cổ phần Tập đoàn giấy Tân Mai và UBND xã Đắk Phơi quản lý bị phá. Phá rừng do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, ngoài khai thác lâm sản, chuyển đất rừng thành đất sản xuất hay mục đích khác đã tồn tại nhiều năm nay ở khu vực này. Nhiều vụ đã khởi tố hình sự. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn ra rất nóng bỏng. Vậy thực tế vấn đề này ra sao? Biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng phá rừng và trách nhiệm của các cơ quan chức năng ra sao?

Việc làm cho người khuyết tật – đã thực sự đảm bảo? (18/4/2022)

cả nước có Gần 2 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, chỉ có 30% đang tham gia lao động tạo thu nhập. Nhiều người khuyết tật sống trong cảnh nghèo, cận nghèo, sức khỏe hạn chế, thiếu việc làm, phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và xã hội.
- Với những hạn chế về sức khỏe, cơ hội học nghề và nhất là rào cản về nhận thức, cơ hội việc làm cho người khuyết tật từ trước đến nay luôn gặp khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho vấn đề giải quyết việc làm với người khuyết tật khó chồng khó, con đường tìm việc của người khuyết tật càng gian nan.
Vậy giải pháp nào để giải quyết bài toán việc làm cho người khuyết tật? Nhân ngày Người khuyết tật, LS Nguyễn Ngọc Lan – chuyên gia tư vấn về người khuyết tật, cùng bàn luận nội dung này.

Làm sao để có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025? (15/4/2022)

Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 vừa được ban hành, một mục tiêu đáng chú ý là“Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế…”.
Mục tiêu này liệu có khả thi? Làm sao để 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả? Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận về vấn đề này.

Xóa điểm nghẽn nguồn nhân lực cho quá trình phục hồi kinh tế, xã hội: Thực tiễn và giải pháp (14/4/2022)

Sau dịch Covid 19, tình hình nhân lực không ổn định – nhiều công ty, doanh nghiệp thiếu lao động, phải tuyển dụng lao động, thậm chí tuyển dụng liên tục mà vẫn không đáp ứng nhu cầu. Thực tế này đang diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đây là một trong những nguyên nhân tác động mạnh - ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp, cũng cho thấy tốc độ phục hồi tăng trưởng toàn nền kinh tế có thể đạt kết quả tốt hơn, nếu sớm có giải pháp trên thị trường lao động.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: