logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Từ khủng hoảng Ukraine đến đối đầu nước lớn (18/2/2022)

Nếu như cuộc khủng hoảng Ukraine trong những ngày gần đây liên tục được báo chí trong nước và quốc tế phân tích với những động thái đối đầu giữa Mỹ phương Tây và Nga, thì cùng thời điểm này, thế giới cũng chứng kiến những chuyển động không ngừng giữa các cường quốc Nga, Trung, Mỹ. Những chuyển động này đã và đang tác động mạnh đến cục diện địa chính trị quốc tế và cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là một trong những cơn sóng phản ánh biến động địa chính trị hiện nay.

Các cường quốc tính gì trên bàn cờ Ukraine? (17/2/2022)

Những ngày gần đây, diễn biến an ninh ở Ukraine có những lúc ở vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh” khi các bên dồn dập điều thêm quân và vũ khí tới khu vực, nhiều nước cảnh báo công dân rời khỏi Ukraine càng sớm càng tốt… Song căng thẳng có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga xác nhận rút bớt quân ở khu vực vào ngày 15/2 - một ngày trước thời điểm nhiều hãng truyền thông phương Tây cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine vào ngày 16/2. Tổng thống Nga Vladiamia Putin khẳng định lại rằng “Nga không muốn chiến tranh”. Một số nhà quan sát đánh giá, động thái tưởng chừng như “lùi” một bước của Nga, thực chất lại là đi trước một bước trong cuộc “so găng” với phương Tây trên “bàn cờ an ninh Ukraine”. Điều này nên được lý giải như thế nào? Dấu hiệu hạ nhiệt bước đầu vừa rồi có thực sự đã “tháo ngòi” những căng thẳng giữa Nga và phương Tây? Các bên đang tính toán điều gì và các bước đi tiếp theo sẽ ra sao? Thực sự vẫn đang còn nhiều câu hỏi cần lời giải đáp.

Cần làm gì để xuân này không vắng lễ hội, đảm bảo đời sống tâm linh và an toàn phòng dịch (15/2/2022)

Thời gian gần đây, khi dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát tại nhiều địa phương, tỷ lệ người dân tiêm đủ các mũi văc xin phòng bệnh cao nên lượng người dân đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tham gia các lễ hội xuân đang có xu hướng gia tăng. Trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều di tích đang chuẩn bị hoặc đã bắt đầu mở cửa đón khách đến chiêm bái lễ Phật, Thánh. Vậy làm thế nào để xuân này không vắng lễ hội, đảm bảo đời sống tinh thần cho người dân dịp đầu xuân mà vẫn an toàn trong phòng chống dịch? là những câu hỏi lớn cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các địa phương.

Vi phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất công: Những kẽ hở pháp lý cần được lấp đầy (14/2/2022)

Đấu giá quyền sử dụng đất công là cơ chế mang về nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và hiện chiếm khoảng 90% giá trị đấu giá tài sản công. Thế nhưng trên thực tế, việc đấu giá quyền sử dụng đất công hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Một trong số đó là tình trạng “bao che”, “thông đồng, dìm giá” giữa người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản. Hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo; để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá khác thu lợi bất chính diễn ra phổ biến ở nhiều nơi và thậm chí mang tính tổ chức. Nguyên nhân được cho là các quy định của pháp luật vẫn còn những kẽ hở; một số cá nhân đã lách luật để trục lợi.
Vậy cần lấp đầy những kẽ hở pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất công này như thế nào? TS luật Vũ Văn Tính, Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận vấn đề này.

Đừng để tháng Giêng là tháng ăn chơi (11/02/2022)

Năm 2021, một năm đầy khó khăn thử thách đi qua. Hiện nay, đất nước đang thích nghi với dịch bệnh và chuyển sang trạng thái bình thường mới. Trong quý IV năm 2021 và tháng đầu năm 2022, kinh tế khởi sắc rõ nét, nhưng cả nước vẫn cần tranh thủ từng giờ, từng ngày cho công việc để bù đắp lại những khó khăn, mất mát do dịch bệnh, phục hồi nhanh, phát triển bền vững. Vì lẽ đó, sẽ không còn chỗ cho tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Cùng bàn luận này với sự tham gia của PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13.

“Giải mã” sự chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giới và vấn đề quản lý thị trường vàng (10/2/2022)

Hôm nay 10.2, cũng là ngày mùng Mười tháng Giêng âm lịch- Ngày Vía thần tài theo quan niệm dân gian. Giá vàng trong nước “nhảy múa”, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra ở mức cao. Giá vàng tăng trong dịp Vía Thần tài đầu năm cũng là chuyện dễ hiểu, vì nhu cầu vàng dịp này luôn cao. Nhưng chuyện giá vàng miếng trong nước ngày càng chênh lệch rất cao so với giá vàng thế giới, đặc biệt là vàng miếng SJC, là vấn đề nhiều người dân luôn thắc mắc, băn khoăn.

Khởi động mùa du lịch "bình thường mới": Du lịch khởi sắc với những tín hiệu vui (08/2/2022)

Trong dịp Tết nguyên đán năm nay, đúng như các chuyên gia đã dự đoán, đã và sẽ có sự bùng nổ về du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là một tín hiệu vui của ngành du lịch nước nhà sau hai năm bị “đóng băng” do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tình hình này cũng đặt ra vấn đề là cần phải có giải pháp chiến lược cũng như những bước chuyển hợp lý, để ngành du lịch có thể bắt kịp với xu thế chung của du lịch thế giới, từng bước khôi phục các hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế.

Đồng thuận, quyết tâm đưa học sinh trở lại trường (07/02/2022)

Theo tổng hợp của Bộ GD&ĐT, 100% trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2 này. Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố cho học sinh trung học đi học trong khoảng thời gian từ hôm nay (7/2) đến ngày 14/2; 60 tỉnh, thành phố đã có lịch học trực tiếp với học sinh tiểu học, mầm non.
Để chuẩn bị cho việc đi học an toàn, trước Tết, Bộ GD&ĐT cùng Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế, đại diện Bộ Y tế và địa phương đã phân tích các điều kiện cần thiết cho việc mở cửa trường học, đồng thời thống nhất đây là yêu cầu cấp thiết và phải được làm sớm nhất ngay sau Tết. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Ngô Thị Minh – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa xuân: Nhân rộng những vùng xanh! (28/01/2022)

Từ chỗ là vùng tâm dịch phức tạp nhất cả nước, TP Hồ Chí Minh đã trở lại vùng xanh toàn bộ, khôi phục lại hoạt động kinh tế xã hội. Thành quả này là do nước ta đã ưu tiên tiêm vắc xin sớm cho người dân thành phố , thậm chí vắc-xin mũi 3 cũng đã được tiêm an toàn, trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi được tiêm với số lượng rất cao. Tỉ lệ bao phủ vắc-xin lớn cùng với những "vũ khí" khác là thuốc và kinh nghiệm phòng chống dịch giúp TP Hồ Chí Minh hoàn toàn tự tin để mở cửa.>BR> Từ kinh nghiệm ở TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả địa phương khác thần tốc hơn nữa trong việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19, đồng thời phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân từ ngày mai - 29/01 đến 28/2/2022 và phát động phong trào tiêm vắc xin xuyên Tết để có cơ sở mở cửa an toàn, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Đừng để Tết buồn vì tai nạn giao thông (27/1/2022)

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, ai cũng muốn gấp rút hoàn tất mọi công việc của mình vào những ngày còn lại của năm cũ để đón chào năm mới nên lượng người và phương tiện tham gia giao thông những ngày này tăng đột biến. Vì thế, đây không chỉ là thời điểm tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp nhất trong năm mà các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến các vụ tai nạn cũng diễn biến rất khó lường, nhất là đối với người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia. Hãy chấp hành nghiêm các quy định của Luật giao thông đường bộ, đừng để Tết buồn vì tai nạn giao thông.

Lâm nghiệp phát triển mạnh– Vượt khó trong đại dịch (25/1/2022)

Đại dịch covid 19 đã và đang tác động lớn tới mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngay trong khó khăn, các mặt hàng lâm sản, đồ gỗ vẫn có sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản năm qua đạt khoảng gần 16 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm ngoái. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mặt hàng này còn coi là cơ hội để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Có được kết quả vượt trội đó có sự đóng góp rất lớn của công tác phát triển lâm nghiệp trong thời gian qua.

Giải pháp nào để kiểm soát rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (24/1/2022)

Mới đây, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam đã có báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021. Theo đó, trong năm ngoái, thị trường có gần 1 nghìn đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhưng chỉ có hơn 20 đợt là phát hành rộng rãi ra công chúng, còn lại là phát hành riêng lẻ.Tuy nhiên trong năm qua, cả Chính phủ và Bộ Tài chính đã nhiều lần phát ra cảnh báo về tính rủi ro và chưa chuyên nghiệp của trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Vậy, giải pháp nào để kiểm soát rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

VinFuture và hành trình truyền cảm hứng, kết nối khoa học Việt Nam với thế giới (21/1/2022)

Lần đầu tiên Giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture được trao cho các nhà khoa học, trong đó Giải thưởng chính - trị giá 3 triệu USD và là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất trên thế giới. Lễ trao Giải thưởng VinFuture đã diễn ra tối qua tại Nhà hát lớn Hà Nội. Giá trị lớn nhất và cũng là sứ mệnh của Giải thưởng VinFuture chính là thúc đẩy khoa học phụng sự nhân loại, tôn vinh những công trình khoa học kiệt xuất có tính ứng dụng cao, có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hảng tỷ người trên thế giới.
Với Việt Nam, Giải thưởng VinFuture không chỉ góp phần nâng tầm vị thế đất nước trên bản đồ khoa học và công nghệ toàn cầu; mà còn là cầu nối giữa cộng đồng khoa học trong nước với các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, tạo động lực cho việc phát triển khoa học công nghệ cao nước nhà. PGS. TS Phạm Hoàng Lương - Giám đốc Viện Khoa học công nghệ quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng bàn luận chủ đề: “VinFuture và hành trình truyền cảm hứng, kết nối khoa học Việt Nam với thế giới”.

Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em – cần giải quyết tận gốc (20/1/2022)

Dư luận chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ vì vụ việc bé gái 8 tuổi tại Tp.HCM bị bạn gái của bố bạo hành dẫn đến tử vong, thì những ngày gần đây, thêm một vụ việc đau lòng nữa được cơ quan chức năng phác giác: đó là việc bé 3 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng sức khỏe xấu và nghi có đinh găm vào đầu. Tình trạng bạo hành trẻ em đã và đang gia tăng đến mức báo động, xót xa là nhiều trường hợp do chính bố mẹ, người thân các em gây ra. Các vụ việc trẻ bị bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng đang khiến dư luận hết sức phẫn nộ và đau xót. Bạo hành trẻ là tội ác và cái ác cần được lên án và xử lý nghiêm minh.

Phương án nào để học sinh đi học an toàn trong bối cảnh trường học “đóng - mở” liên tục? (18/1/2022)

Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ đề xuất với thành phố cho học sinh khối 7 - 12 đi học trở lại 100% ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Nhiều địa phương đã bắt đầu mở cửa trường học chào đón học sinh trở lại học trực tiếp, một số nơi khác cũng đã lên kế hoạch, xây dựng lộ trình đón học sinh trở lại trường trước và sau Tết âm lịch. Điều đáng nói là tình hình dịch bệnh COVID-19 ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt số ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội những ngày này vẫn đang tăng và dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra sau Tết. Trong bối cảnh dịch vẫn phức tạp như hiện nay, nguy cơ dịch xâm nhập trường học là không loại trừ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: